Đối với trẻ em, bệnh bạch hầu được đưa vào danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vắc xin khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Cụ thể, lịch tiêm vắc xin phối hợp chứa thành phần bạch hầu cho trẻ em như sau:
Lần 1: Khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
Lần 2: Ít nhất một tháng sau lần 1.
Lần 3: Ít nhất một tháng sau lần 2.
Mũi nhắc lại (lần 4): Tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Mũi nhắc lại giảm liều: Khi trẻ đủ 7 tuổi để duy trì miễn dịch lâu dài.
Đối với người lớn chưa được tiêm chủng hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng, cần tiêm các mũi cơ bản như sau:
Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt.
Mũi 2: Tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần.
Mũi 3: Tiêm cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
Mũi nhắc lại: Có thể tiêm cách nhau mỗi 10 năm.
Hiện nay, Hội Y học Dự phòng Việt Nam, WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (TdaP) cho phụ nữ mang thai từ 27-36 tuần để bảo vệ mẹ và bé.
Bác sĩ Hiền Minh cho biết, vắc xin phòng bạch hầu có thể tiêm cho tất cả người lớn không giới hạn độ tuổi, miễn là đạt các yêu cầu về khám sàng lọc trước tiêm chủng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiệu quả phòng bệnh bạch hầu ở các quốc gia khi tiêm đủ liều vắc xin là rất cao, đạt từ 96,9-98,2%. Các triệu chứng chung thường gặp là đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ nhưng không vượt quá 39°C, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo.
Căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng chi trả của quỹ, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị để mua sắm lựa chọn thuốc thành phẩm phù hợp.
"Danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT hiện nay đã bao phủ các thuốc điều trị đầy đủ ở các chuyên khoacả trong lĩnh vực tân dược và thuốc y học cổ truyền, đáp ứng tương đối đầy đủ, toàn diện nhu cầu sử dụng thuốc, phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ", Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Y tế, với mục tiêu đáp ứng ngày càng đầy đủ, chất lượng hơn về nhu cầu sử dụng thuốc của người bệnh có thẻ BHYT, theo định kỳ, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung danh mục.
"Đặc biệt chú trọng mở rộng danh mục thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cần nghiên cứu thông tuyến BHYT đối với tuyến trung ương, tránh quá tải
Cử tri TP Cần Thơ cũng kiến nghị nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT theo hướng đảm bảo thông tuyến từ huyện đến Trung ương.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Y tế cho biết việc phân 4 tuyến khám, chữa bệnh: tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến Trung ương như hiện nay "để phục vụ cho khám và chữa bệnh phù hợp với tình trạng của người bệnh ở từng tuyến".
Theo đó, tuyến cao hơn sẽ khám và điều trị tình trạng bệnh nặng, chuyên sâu hơn. Căn cứ năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng của cơ sở và tình trạng bệnh tật, người bệnh đến khám và điều trị tại cơ sở phù hợp.
Trường hợp tình trạng bệnh tật vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, cơ sở chuyển người bệnh lên tuyến trên phù hợp. Trường hợp người bệnh điều trị ở tuyến trên đã ổn định nhưng cần tiếp tục theo dõi, căn cứ tình trạng bệnh tật (đã ổn định...) và điều kiện thực tế (ví dụ cơ sở tuyến trên quá tải...), cơ sở có thể chuyển người bệnh về tuyến dưới để tiếp tục điều trị, chăm sóc.
Luật Bảo hiểm y tế quy định từ năm 2016, người tham gia BHYT được thông tuyến huyện, nghĩa là người dân được khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở nào ở tuyến huyện trong phạm vi toàn quốc và được quỹ BHYT chi trả như đúng tuyến.
Từ năm 2021, người tham gia BHYT được thông tuyến tỉnh toàn quốc, nghĩa là được khám chữa bệnh nội trú tại cơ sở tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc; được hưởng 40% khi khám chữa bệnh nội trú trái tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương.
"Việc mở rộng thông tuyến BHYT đối với tuyến trung ương cần được nghiên cứu, xem xét để tránh quá tải cho tuyến trung ương, tăng cường khám chữa bệnh BHYT ở tuyến cơ sở và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT", Bộ trưởng Lan nhấn mạnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Thủy, Khoa Lão khoa - Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy, viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn mạn tính gặp phổ biến ở nữ và trong độ tuổi từ 35-60 tuổi.
Bệnh thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể đặc biệt các khớp nhỏ, nhỡ như khớp cổ tay, bàn ngón tay, khớp liên đốt gần bàn tay. Bệnh cũng có thể khới phát ở khớp lớn như gối, vai, khuỷu. Người bệnh thường gặp các triệu trứng như sưng đau khớp, đau tăng nhiều về đêm, buổi sáng thường có cứng khớp kéo dài trên 30 phút.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng tại khớp và ngoài khớp ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng vận động, sinh hoạt hằng ngày. Bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây tổn thương thanh quản, viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, mắt (đau mắt, khô mắt, mắt đỏ), da (xuất hiện hạt dưới da), mạch máu (tăng nguy cơ xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu)…