Nhận định

Mua smartphone vì… sành điệu

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-05-01 15:05:12 我要评论(0)

Lười tìm hiểu những chủ nhân của chiếc điện thoại thông minh rất dễ mất tiền oan. Mua smartphone chỉtramanhtramanh、、

1.jpg.jpg
Lười tìm hiểu những chủ nhân của chiếc điện thoại thông minh rất dễ mất tiền oan.

Mua smartphone chỉ để nghe gọi cho sành điệu

Trong khi có những người sắm cho mình một chiếc smartphone để phục vụ cho công việc đang làm hoặc kinh doanh,ìsànhđiệtramanh thì đa số những người khác lại bỏ ra hàng chục triệu đồng, sắm cho mình một chiếc điện thoại loại này chỉ để dùng những tính năng cơ bản là chính.

Chị Nguyễn Thị Lan, tại Thủ Đức, TP.HCM, sau khi nhà mạng bán iPhone4 cũng tìm mọi cách để mua cho mình một chiếc, thậm chí sẵn sàng bỏ thêm vài triệu để mua lại từ người khác đã may mắn mua được từ nhà mạng. Thế nhưng, chị cho biết mua về cũng chỉ dùng để nghe, gọi điện thoại là chính, bên cạnh đó dùng để nghe nhạc và chơi game cho sành điệu. Khi được hỏi tại sao không chọn một chiếc điện thoại hãng khác có những tính năng tương tự nhưng rẻ hơn rất nhiều, chị nhanh nhảu trả lời: “Làm sao so sánh với iPhone4 được chứ, đây là điện thoại “hot” nhất trên thị trường hiện nay mà, xài nó mới xứng với đẳng cấp của mình”.

Nghe người ta bảo điện thoại BlackBerry thể hiện đẳng cấp của doanh nhân và cầm nó rất sang trọng, anh Lê Văn Dũng, tại Quận 3, TP.HCM, cũng bỏ ra hơn chục triệu để sắm cho mình một chiếc BlackBerry mới nhất- đời 9800. Nhưng sắm điện thoại về anh cũng chỉ dùng để nghe, gọi điện với mọi người, và thứ anh hài lòng về nó nhất là việc nhắn tin rất nhanh. Nhưng khi hỏi anh có biết điện thoại dùng hệ điều hành gì, anh có biết nó có Wifi để kết nối Internet không hay điện thoại này duyệt mail có tốt không… thì anh chỉ cười trừ và buông ra một câu là “chịu”.

Những trường hợp mua điện thoại thông minh sử dụng như anh Dũng, chị Lan, ở trên không phải là hiếm mà thậm chí là rất nhiều. Anh Nguyễn Đức Hoài, kỹ thuật của diễn đàn tinhte.vn, chuyên sửa điện thoại thông minh cho khách ở quán cà phê Tinh Tế cho biết: “Những trường hợp người dùng không biết gì về chiếc smartphone của mình đang sử dụng là rất nhiều, hầu như đa số mua về để nghe và gọi điện là chính. Đơn cử như họ đem điện thoại đến đây nhờ sửa đều là bị lỗi ở phần mềm, nếu biết chỉ cần update cái là xong, thế nhưng tất cả đều không biết gì”.

1.jpg.jpg

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Vinh Phuc.jpg
Ứng dụng các phần mềm điện tử trong quản lý và bán hàng giúp Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng tốt hơn. Ảnh: Nguyễn Lượng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng trực tuyến, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, các đơn vị bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tập trung đưa các hoạt động kinh doanh từ môi trường thực lên môi trường số. Qua đó thúc đẩy hình thành nền kinh tế số, xây dựng xã hội số trên địa bàn.

Không nằm ngoài cuộc đua

Trên địa bàn tỉnh hiện có 81 chợ, 7 siêu thị, 2 trung tâm thương mại tổng hợp (Hà Minh Anh, Soiva Plaza tại thành phố Vĩnh Yên) và hơn 1.230 cửa hàng tạp hóa, ăn uống và các dịch vụ khác phát triển rộng khắp các huyện, thành phố.

Với mạng lưới chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, siêu thị, trung tâm thương mại dày đặc cùng hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng nền tảng hóa đơn điện tử, tiềm năng và dư địa cho quá trình chuyển đổi số nói chung, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng trên địa bàn tỉnh rất lớn.

Thực tế, trong cuộc đua giành thị phần, hiện việc chuyển đổi số trong các hoạt động đã trở thành vấn đề tất yếu, được các doanh nghiệp, "ông lớn" trong ngành bán lẻ quan tâm, ứng dụng kênh bán hàng online qua các app và mang lại hiệu quả thiết thực.

Đơn cử, tại Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc, bên cạnh phương thức bán hàng trực tiếp, truyền thống, siêu thị đã phát triển 10 ứng dụng chuyển đổi số như App bán hàng "Saigon Co.op", fanpage "Siêu thị Co.opmart Vĩnh Phúc"... đã giúp đơn vị tối ưu hóa việc quản lý và đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Không nằm ngoài cuộc, cùng với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, gia tăng sản lượng tiêu thụ hàng hóa, doanh thu cũng như theo kịp xu hướng phát triển tất yếu của thị trường.

Nhờ quan tâm đến việc phát triển TMĐT, từ năm 2021 đến nay, Vĩnh Phúc luôn duy trì vị trí tốp 15 tỉnh có chỉ số phát triển TMĐT tốt nhất cả nước.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 241 máy ATM, 990 POS được lắp đặt tại các cơ sở kinh doanh, siêu thị, chuỗi phân phối, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học... trong toàn tỉnh; hơn 10 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng các nền tảng số trong quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.

Năm 2023, doanh số TMĐT bán lẻ của Vĩnh Phúc đạt 543,2 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2022, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành trên cả nước; tỷ lệ mua hàng trực tuyến đạt khoảng 1,83%, xếp thứ 17/63 tỉnh, thành; giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến là 1,74 triệu đồng, xếp vị trí thứ 41/63 tỉnh, thành; hơn 3.000 thương nhân có giao dịch TMĐT, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành.

Sự phát triển TMĐT nói chung, quá trình số hóa nói riêng tại các đơn vị bán buôn, bán lẻ đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh tăng gần 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Góp phần phát triển nền kinh tế số

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, song, qua khảo sát của các ngành chức năng tại nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh cho thấy, tỷ lệ đơn vị sở hữu trang web có chức năng mua, bán, tiếp thị, thanh toán, hoàn tất đơn hàng trên website so với tổng số đang hoạt động của tỉnh còn chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Một số đơn vị được hỗ trợ xây dựng trang web nhưng không biết cách quảng bá trang web trên môi trường mạng internet để tăng tính lan tỏa thông tin, do đó, hiệu quả trang web không được như mong đợi.

Với đặc điểm là một địa phương có ngành công nghiệp phát triển, thu hút nhiều lao động ngoại tỉnh đến sinh sống và làm việc, nhu cầu thị trường tiêu dùng trên địa bàn tỉnh khá lớn, do đó, việc chuyển đổi số toàn diện là xu hướng tất yếu để các đơn vị bán buôn, bán lẻ trụ vững trên thị trường.

Đề án phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, đề ra mục tiêu đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm hơn 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh; tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10% và đến năm 2030, các con số trên lần lượt là chiếm hơn 20% và đạt hơn 20%.

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh xây dựng trang web TMĐT phù hợp với mô hình SXKD, sản phẩm hàng hóa của đơn vị và tham gia vào mạng lưới TMĐT xuyên biên giới.

Phát triển các giải pháp chia sẻ hạ tầng giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phân phối bán lẻ, các giải pháp liên kết, chia sẻ thông minh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng và doanh nghiệp với Chính phủ trên nền tảng di động, thẻ thông minh và dữ liệu lớn...

 TheoLưu Nhung (Báo Vĩnh Phúc)

" alt="Vĩnh Phúc thúc đẩy chuyển đổi số trong bán buôn, bán lẻ" width="90" height="59"/>

Vĩnh Phúc thúc đẩy chuyển đổi số trong bán buôn, bán lẻ

W-chung-cu-3-1.jpg
Toà nhà chung cư Mường Thanh Cửa Đông hoàn thành từ năm 2016 đến này vẫn chưa có kết quả nghiệm thu công trình. Ảnh: Quốc Huy

Tại buổi làm việc với các sở, ngành, chủ đầu tư dự án và khách hàng liên quan mới đây, ông Lê Sỹ Chiến - Phó Chủ tịch UBND TP Vinh nhấn mạnh, việc các chung cư chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu, hoàn thành công trình xây dựng theo quy định nhưng chủ đầu tư cho khách hàng mua căn hộ vào ở là hành vi vi phạm pháp luật. Chủ đầu tư phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản nêu trên.

Lãnh đạo TP Vinh cũng đề nghị các chủ đầu tư dự án tổ chức làm việc với các hộ dân để thành lập ban đại diện khách hàng, khẩn trương khắc phục các tồn tại, vướng mắc và hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét kết quả nghiệm thu.

UBND TP cũng yêu cầu, trong thời gian chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận kết quả nghiệm thu, các chủ đầu tư thông báo cho người dân tạm thời di chuyển, không sinh sống tại các chung cư kể trên... Chủ đầu tư chịu hoàn toàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sự cố, mất an toàn cho các hộ dân, khách hàng ở dự án.

Theo ông Võ Thanh Nhã, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Phú (TP Vinh), toà nhà chung cư, nhà ở xã hội 10 tầng của doanh nghiệp Trường Thành, cho phép 63 hộ dân vào ở từ năm 2018 nhưng chưa hoàn thành nghiệm thu xây dựng.

“Khoảng 200 người đang sinh sống ở chung cư, nhà ở xã hội là những đối tượng được xét duyệt. Tuy nhiên, chung cư chưa bàn giao nghiệm thu nên chưa xác định chủ đầu tư cho phép người dân vào ở bằng hình thức nào. Người dân nay đã ở ổn định 6 năm, bây giờ khó khăn cho địa phương xử lý” - ông Nhã thừa nhận.

W-chung-cu-1-1.jpg
Toà nhà 10 tầng chung cư, nhà ở xã hội của doanh nghiệp Trường Thành xây dựng cho dân vào ở từ 2018 đến nay. Ảnh: Quốc Huy
W-chung-cu-2-1.jpg
Các căn phòng bên ngoài hàn thép kín kiểu "chuồng cọp". Ảnh: Quốc Huy

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Trường, Giám đốc Công ty TNHH Trường Thành, cho biết doanh nghiệp đang hoàn thành hồ sơ vì một số sai lệch về mặt số học giữa các văn bản.

“Theo kết luận 551 năm 2019, những chung cư sai phạm phải nộp lại tiền thu lợi bất hợp pháp để hoàn chỉnh các thủ tục để cấp bìa cho người dân. Chủ đầu tư chúng tôi cũng nằm trong sai phạm đó, đã nộp lại tiền. Hồ sơ đã gửi lên Sở xây dựng Nghệ An, chờ tiếp tục giải quyết” - ông Thành thông tin.

Còn tại dự án toà nhà chung cư 72 Lê Lợi, (TP Vinh), do Tập đoàn Bảo Sơn làm chủ đầu tư, xây dựng khi chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư đã có khoảng 500 hộ dân vào sinh sống mà VietNamNet phản ánh, UBND tỉnh Nghệ An vừa có chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, thành lập tổ công tác để xác minh, làm rõ sự việc.

W-bao-son-1-1.jpg
Toà nhà 31 tầng của Tập đoàn Bảo Sơn xây dựng cho 500 hộ dân vào ở khi chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư. Ảnh: Quốc Huy

Lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An cho biết, việc cho người dân vào sinh hoạt, ở trong khu chung cư chưa có kết quả nghiệm thu là trách nhiệm của chính quyền địa phương và chủ đầu tư. 

" alt="Hàng loạt chung cư chưa nghiệm thu đã cho người dân vào ở" width="90" height="59"/>

Hàng loạt chung cư chưa nghiệm thu đã cho người dân vào ở