Đạt 8.5 IELTS sau 1 tháng tăng tốc ôn thiSau 1 tháng ôn luyện, Vũ Phương Linh (SN 2003) đã đạt 8.5 trong lần thi IELTS đầu tiên. Được bố mẹ tạo điều kiện tiếp xúc tiếng Anh ngay từ bé, Phương Linh chia sẻ: “Nhờ yêu thích tiếng Anh nên em tiếp thu rất tự nhiên, ngấm dần theo thời gian. Em ‘phủ sóng’ tiếng Anh mọi hoạt động bằng cách đọc tài liệu, sách báo, xem video và âm nhạc nước ngoài”.
 |
Vũ Phương Linh, cựu học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội). Linh đạt 8.5 IELTS, trong đó Listening 8.5, Reading 9.0, Writing 7.0, Speaking 8.5 |
Linh cho biết, phải đưa bản thân vào tình thế phải nói, giao tiếp với người nước ngoài hay bạn bè bằng tiếng Anh mới tăng cường phản xạ. Qua đó em học cách mọi người sử dụng từ ngữ như thế nào, phát âm ra sao và phát triển khả năng nghe nói.
Từ một cô bé lớp 6 ngại nói, Linh bắt đầu tham gia các cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh. Để tạo môi trường giao tiếp thường xuyên, nâng cao trình độ nói tiếng Anh, Linh còn đứng ra thành lập CLB tranh biện Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội).
Bên cạnh đó, Linh còn đọc nhiều tài liệu nghiên cứu, tác phẩm văn học, tìm hiểu lịch sử phương Tây để tích luỹ vốn từ, luyện kỹ năng đọc nhanh.
“Khi gặp một từ mới, em ghi ra vở và cố “nhét” vào câu từ hay đoạn văn nào đó rồi nói đi nói lại. Việc sử dụng nhiều lần hình thành cho em khả năng dùng từ linh hoạt ngữ cảnh, nhớ lâu. Học ít mà sử dụng được tốt hơn là học nhiều, không dùng tới sẽ quên ngay”, Linh nói.
Chia sẻ về tài liệu dùng để ôn IELTS, Linh cho biết em“cày nát” bộ sách Cambridge IELTS từ 1 đến 15 và học từ vựng chủ yếu trong quyển Destination C1, C2. Đối với kỹ năng Writing là phần khó nhằn hơn, Linh thường học theo dạng bài và sơ đồ tư duy. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Phương Linh đạt 27,4 điểm ở tổ hợp khối D, trong đó môn tiếng Anh được 10 điểm.
Nữ sinh đạt 8.5 IELTS và TOPIK 6: Học một cách bài bản
Nguyễn Châu Anh (SN 2003) là cựu học sinh lớp chuyên tiếng Hàn, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Em từng đạt 7.5 IELTS năm lớp 10 và suốt 3 năm Châu Anh vẫn duy trì học song song cả 2 ngôn ngữ.
“Kinh nghiệm của em là đầu tiên phải xây dựng nền tảng, gốc tiếng Anh chắc chắn, học một cách bài bản. Sau đó tiếp thu tự nhiên qua đọc sách ngoại văn, xem phim,… bằng tiếng Anh. Đọc và nghe nhiều ấn phẩm giúp em cải thiện rất nhiều trong sử dụng từ, ngữ pháp. Học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng cần sự kiên trì, bền bỉ lâu dài mới hái được thành quả”.
Cách Châu Anh nhớ từ mới là ghi chép, giải thích nghĩa bằng tiếng Anh vào 1 cuốn sổ và luôn mang theo. Tận dụng khoảng thời gian rỗi, đi xe bus hay giải lao em đưa ra xem lại. Đầu năm lớp 12, Châu Anh bắt đầu lên kế hoạch ôn thi IELTS trong vòng 3 tháng.
 |
Nguyễn Châu Anh, cựu học sinh chuyên tiếng Hàn Quốc, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Châu Anh đạt 8.5 IELTS, trong đó: Listening 9.0, Reading 9.0, Speaking: 8.0 và Writing 7.0) |
“Hai kỹ năng Listening – Reading dễ ăn điểm hơn nên em ôn khá kỹ. Các bạn nên cố gắng nắm được nội dung tổng quát, xem đoạn văn nói về chủ đề gì, nắm bắt từ khoá và tìm từ đồng nghĩa. Một điều nên tránh là bị cuốn theo những từ khó hiểu hoặc không nghe được. Tài liệu kinh điển em dùng để luyện là bộ Cambridge IELTS”, Châu Anh nói.
Riêng phần Speaking Châu Anh thường xem video mẫu để hình dung thế nào là một câu trả lời vừa đủ, nội dung sâu nhưng vẫn thể hiện được ngữ pháp tốt. Từ đó tập tư duy cách triển khai ý.
“Một cấu trúc em hay sử dụng là trả lời trực tiếp câu hỏi, sau đó dành 1-2 câu giải thích và cuối cùng là kết luận. Nhưng cần ứng biến tốt trong cách triển khai ý. Ví dụ: Giám khảo hỏi bạn thích đọc sách không? Em sẽ nói về một cuốn sách mình thích hoặc câu hỏi quá rộng em sẽ trả lời khoanh vùng lại, trả lời sâu hơn”.
Không chỉ đạt điểm IELTS ấn tượng, Châu Anh còn đạt level cao nhất của chứng chỉ tiếng Hàn là TOPIK 6. “Nhờ có chứng chỉ ngoại ngữ mà em giải tỏa được áp lực thi đại học và đỗ vào ngôi trường mơ ước”, Châu Anh chia sẻ thêm.
Đạt 8.5 IELTS và 1460 SAT nhờ chiến lược ôn tập phù hợp
Cũng đạt 8.5 IELTS ngay trong lần đầu thi vào tháng 10/2020, Nguyễn Bích Diệp (SN 2003) nhận ra rằng để dễ tiếp thu và chinh phục điểm cao các bạn nên tìm phương pháp học và chiến lược ôn tập phù hợp bản thân nhất.
“Từng học tại nhiều trung tâm nhưng em không thấy hiệu quả. Em chuyển sang làm thật nhiều đề, khắc phục và cải thiện dần qua các lỗi sai. Qua đó em nắm được các dạng và kỹ thuật làm bài IELTS. Việc lên kế hoạch chi tiết để phân chia thời gian ôn xen kẽ từng kỹ năng”, Diêp kể.
 |
Nguyễn Bích Diệp là cựu học sinh chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Diệp đạt 8.5 IELTS, trong đó: Listening 9.0, Reading 9.0, Speaking: 7.5 và Writing 7.5 |
Diệp cũng cho rằng em thuận lợi hơn khi xuất phát điểm là học sinh chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Xung quanh có nhiều bạn và thầy cô giỏi để học hỏi, luyện nói tiếng Anh mỗi ngày. Ngoài chủ động đọc tư liệu trên các nền tảng báo, chương trình thời sự nước ngoài Diệp còn thường xuyên nghe Postcard và xem video để học từ vựng và rèn kỹ năng nghe.
Phương pháp Diệp áp dụng ghi nhớ từ vựng là vừa tiếp thu vừa thực hành.
“Mỗi từ em sẽ cố nghĩ ra một câu chuyện hay một tình huống và tự ngồi luyện nói. Em cũng thường xuyên lên trang IELTS Online test, hội nhóm sưu tầm đề làm”.
Sau khi hoàn thành đề hay viết bài luận, Diệp thường gửi nhờ các bạn đã thi IELTS chấm, nhận xét những lỗi sai. Hai lưu ý mà theo Diệp giúp đạt 9.0 phần Reading là: Cố gắng hiểu câu hỏi để tìm đáp án đúng; Phân biệt kỹ câu (False) - nội dung sẽ trái ngược với thông tin trong bài và câu (Not given) – là nội dung không có, không đề cập đến để tránh bị đánh lừa.
Nữ sinh cũng nhấn mạnh khi làm bài thi IELTS phải hết sức tập trung, không để tâm lý ảnh hưởng. Đặc biệt phân chia thời gian hợp lý để làm từng dạng từ dễ đến khó và nhớ kiểm tra lại đáp án. “Hai kỹ năng Writing – Speaking, em đã không tận dụng triệt để thời gian và bị tâm lý trước thi nên kết quả chưa được cao”.
Ngoài IELTS, Diệp còn chăm chỉ học và luyện thi SAT. Kết quả, em đã đạt 1460/1600 điểm.
Ngọc Linh

Cậu bé 10 tuổi đạt 7.0 IELTS sau 6 tháng ôn luyện
Chỉ sau 6 tháng ôn luyện, cậu bé Phạm Huỳnh Quốc Anh đã tham gia kỳ thi IELTS 4 kỹ năng và đạt điểm 7.0.
" alt=""/>Bí quyết đạt 8.5 IELTS của 3 nữ sinh vừa trúng tuyển Học viện Ngoại giao
Đối với cậu học trò Phùng Bá Thiên, lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng, lịch sinh hoạt hàng ngày của cậu bé này suốt thời gian qua là “ăn, ngủ, xem tivi, chơi loanh quanh trong nhà”, như bố cậu bé cho biết.Anh Phùng Bá Phúc là bố của Thiên cho biết anh làm nghề chở xe ôm truyền thống, trước đây hàng ngày cũng chỉ kiếm được hơn một trăm nghìn và mấy tháng vừa qua hoàn toàn không có thu nhập. Vợ anh làm tạp vụ ở một công ty tại Quận 1, cũng đã phải nghỉ làm từ ngày thành phố thực hiện giãn cách.
“Chúng tôi còn một bé gái năm nay lên lớp 2. Tuần vừa rồi tôi mới vay đủ tiền mua sách giáo khoa cho hai con hết hơn 1 triệu đồng. Tôi xin cô Duyên cho Thiên không tham gia học trực tuyến vì nhà có mỗi một chiếc điện thoại có thể dùng để học thì ưu tiên cho bé nhỏ” – anh Phúc phân trần về việc không thể cho con “vào lớp”.
Anh Phúc cũng nói rằng vẫn nhận bài tập cô gửi trong nhóm phụ huynh của lớp nhưng “trình độ của tôi chỉ có thể chỉ bài cho bé lớp 2 được thôi chứ không hướng dẫn nổi cho Thiên”.
Bố của cậu bé Thiên cũng lo lắng khi phải học online hết học kỳ I, lo rằng Thiên thiệt thòi so với bạn bè quá. “Nhưng thực sự gia đình chúng tôi lực bất tòng tâm” – anh Phúc bày tỏ.
 |
Hai anh em Phùng Bá thiên chỉ có một chiếc điện thoại để học online hàng ngày, nên Thiên phải nhường phần học cho em |
Thiên là 1 trong 5 cậu học trò mà cô Duyên chưa thể "gặp" dù năm học mới đã trôi qua gần 1 tháng.
Sĩ số lớp 6A4 là 45, nhưng chỉ có 40 bạn điểm danh hàng ngày.
Ngoài Thiên vẫn chưa thể học vì thiếu phương tiện thì còn cậu trò tên tên Phó Ngọc Siếu. Mới chỉ cách đây 2 ngày, Siếu mới có mặt để điểm danh trong lớp học online, nâng sĩ số lớp lên thành 41.
“Đầu năm học, gia đình của bé báo là rất khó khăn, không có phương tiện cho con học online nên xin phép cho bé không học, nếu có bài tập thì cô giáo gửi để cho bé làm. Tôi cũng xin phụ huynh trong lớp hỗ trợ Siếu và Thiên để giúp các bé có phương tiện học tập, nhưng thực tình phụ huynh ở đây cũng hầu hết là người lao động nghèo, mấy tháng nay do dịch Covid-19 mà không có thu nhập, nên cũng chỉ có vài phụ huynh ủng hộ tổng cộng được hơn 1 triệu đồng” – cô Duyên cho biết.
Vì vậy, Siếu và Thiên “mất hút” trong suốt thời gian qua.
Bà nội của Siếu cho biết sau một hồi xoay xở thì cũng đã xin được một chiếc điện thoại cũ của người quen cho Siếu học.
“Điện thoại cũ, tiếng thì nhỏ, màn hình chập chờn nhưng thương cháu không được học nên bố nó xin về, mượn tiền đem ra hàng sửa mất hơn 1 triệu đồng cho con dùng tạm”.
Tuy nhiên, 3 trường hợp học sinh còn lại khiến cô Duyên vô cùng lo lắng.
“Đây là học sinh đầu cấp, các bé từ tiểu học lên và lại bắt đầu bằng việc học trực tuyến, nên tôi chỉ có thể liên hệ với học trò và phụ huynh qua điện thoại.
Cho đến lúc này trong lớp vẫn còn 3 học sinh mà tôi không thể liên hệ theo số điện thoại đăng ký trong hồ sơ nên không biết tình hình hiện tại của các bé như thế nào” - cô Duyên cho biết.
Theo cô Duyên, trong lớp có bé T.A.H. và L.H.B.N, hồi đầu năm học, cô liên lạc thì gia đình báo các bé bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, 2 tuần nay cô bị mất liên lạc.
“Phụ huynh của bé L.H.B.N báo là đang điều trị ở khu cách ly. Bé T.A.H. cũng ở khu cách ly luôn. Sau đó mẹ bé T.A.H. có nói rằng nếu bé khỏe thì cho vào học. Rồi có một hôm mẹ bé nói hôm nay bé khỏe, có đòi vào học nhưng cuối cùng bé không vào học được.
Sau lần đó thì tôi gọi cả T.A.H. và L.H.B.N đều không được nữa, có khi tắt máy nhưng cũng có khi có tín hiệu mà không ai bắt máy.
Còn bé Đ.P.T. thì tôi chỉ gọi điện được duy nhất một lần, sau đó không thể liên lạc được với phụ huynh nữa”.
Việc mất liên lạc với phụ huynh khiến cô Duyên vô cùng lo lắng. “Tôi cũng sợ không biết các bé và gia đình có gặp chuyện gì hay không".
Cô Duyên hiện ở Bình Dương, lại ngay "vùng đỏ" là thị xã Dĩ An, nên chưa thể tìm tới nhà 3 học trò này của mình xem tình hình ra sao. Điều mà cô giáo này mong mỏi là sớm được thấy đủ 45 học sinh của mình vào mỗi buổi sáng.
"Tôi mong được biết tình hình các em T.A.H., L.H.B.N và Đ.P.T. Tôi cũng mong Thiên được giúp đỡ phương tiện để có thể học trực tuyến cùng các bạn của mình" - cô giáo Duyên bày tỏ.
Phương Chi

Nỗi buồn chưa nguôi ngoai của cậu học trò mồ côi vì Covid-19
Từ đầu năm học đến giờ, hàng ngày, cậu bé Võ Nguyễn Gia Phúc, học sinh lớp 6A4 Trường THCS Chi Lăng (Quận 4, TP.HCM) học online bằng chiếc điện thoại cũ trước đây thuộc về ba của em.
" alt=""/>Những đứa trẻ không thể học online và nỗi lo của cô giáo Sài Gòn