>Hacker lợi dụng vụ thảm sát tại Na Uy để phát tán mã độc
>Cái chết của nữ ca sĩ bị lợi dụng lừa đảo trên Facebook
Nhưng đến đây một câu hỏi nữa lại nảy ra: Vì sao Samsung quan tâm tới sản phẩm của đại địch nhiều tới mức tung ra không chỉ một, mà tới hai quái vật màn hình khủng để đối đầu trực diện với iPhone 6 Plus cơ chứ? Để trả lời, ta nên xem lại trường hợp của iPhone 6 Plus một chút. Con dế này nhanh chóng trở thành một best-seller trong hạng mục màn hình lớn ngay sau khi ra mắt. Riêng tự Mỹ, nó đã chiếm tới 44% doanh số phablet bán ra trong quý I/2015. Nói cách khác, một mình nó đã kiểm soát gần nửa thị trường.
Có lẽ cũng vì vị thế vững chắc của iPhone 6 Plus như vậy nên Samsung không thực sự tự tin rằng mình Note 5 có thể làm nên chuyện, dù rằng mẫu phablet này có độ cao cấp chẳng kém gì, còn xét về cấu hình và tính năng thì thậm chí còn vượt trước đối thủ. Thế nhưng Note 5 lại có vấn đề về định vị phân khúc. Họ phablet của Samsung ngay từ khi ra đời chủ yếu tập trung vào mục đích công việc, với nhiều tính năng văn phòng được bút cảm ứng S-Pen hỗ trợ. Phụ kiện này được tích hợp sâu với Note đến mức nó quyết định cả sự xuất hiện của nhiều tính năng bên trong điện thoại, cách tiếp cận này ngoài Samsung thì không một hãng nào theo đuổi.
Người dùng doanh nhân có thể rất phấn khích với ý tưởng của Note 5, nhưng người dùng bình thường có hào hứng như vậy không thì khó mà trả lời. Hầu hết họ đều chuyển từ tablet xuống, thích chơi game, xem video và lướt net trên màn hình lớn nên cũng chỉ kỳ vọng như vậy ở mẫu phablet sắp mua. Họ hiển nhiên là không quan tâm nhiều đến bút cảm ứng hay đa nhiệm cho lắm.
Hơn nữa, mẫu Galaxy Note 4 ra mắt năm ngoái chắc chắn không có vẻ ngoài hấp dẫn được như iPhone 6 Plus, vì dù cũng có khung viền kim loại nhưng nó lại thiếu chất liệu chế tác nhôm siêu nhẹ và độ mỏng tinh tế mà Apple trang bị cho thiết bị của mình. Nhiều người dùng sẵn sàng lựa chọn hình thức mà hy sinh những tính năng thực tế như pin tháo rời, khe cắm thẻ nhớ, chống nước. Chính vì thế, cả Note 5 lẫn S6 Edge+ năm nay đều "rút kinh nghiệm" khi gạt bỏ không thương tiếc các tính năng trên để đổi lấy thiết kế kim loại ép kính cao cấp, sành điệu và độ mỏng đẳng cấp.
Sau hình thức, Samsung bắt đầu rút kinh nghiệm đến công năng. Nhận ra một mình Note thì không thể "phủ sóng" hết nhu cầu của người dùng, và hiện tại, trong danh mục sản phẩm của hãng không có bất cứ smartphone màn hình lớn cao cấp nào mang đến trải nghiệm giải trí đầu bảng cả, như cách mà iPhone 6 Plus đang làm, Samsung đã quyết định tung ra S6 Edge +. Đây là một nước cờ logic của đại gia di động Hàn Quốc, bởi S6 Edge+ thực sự là một lựa chọn thay thế iPhone 6 Plus xuất sắc. Thiết kế của nó khác biệt, hiện đại, đẹp mắt với màn hình cong và khung máy chắc chắn. Các tính năng phong phú, mạnh mẽ nhưng không "thừa thãi". Đấy là chưa kể ngân sách marketing khổng lồ mà Samsung dự định sử dụng để hằn in ấn tượng về S6 Edge+ lên tâm trí người dùng nữa.
Tại thời điểm này, S6 Edge+ dường như có đủ những gì cần thiết để thách đấu iPhone 6s Plus, nhưng câu trả lời sẽ chỉ có được vào cuối tháng 9, khi con dế mới nhất của Apple chính thức lên kệ. Kịch bản tương tự cũng áp dụng cho Galaxy Note 5, nhưng sự tồn tại của S6 Edge+ và việc Samsung không phát hành Note 5 trên phạm vi toàn cầu có thể là một điềm xấu cho mẫu phablet này.
" alt=""/>Vì sao Samsung lại tung ra Galaxy S6 Edge+?Tháng 4/2015, sau thời gian dài nghiên cứu phát triển, Giant Interactive đã cho ra mắt Chinh Đồ Mobile – phiên bản kế thừa những tinh hoa của thương hiệu Chinh Đồ trên hai nền tảng iOS và Android. Tại Trung Quốc, chỉ trong 2 ngày đầu ra mắt trên cổng 9game, Chinh Đồ Mobile đã mang về doanh thu 8 triệu Nhân dân tệ, tương đương 28 tỷ VND cho Giant Interactive. Theo thống kê của Giant Interactive, có tới hơn 17.000 IP từ Việt Nam tham gia giai đoạn Closed Beta Chinh Đồ Mobile. Có thể thấy thương hiệu Chinh Đồ vẫn vô cùng đắt giá đối với game thủ Việt.
Theo như các thông tin được công bố trước đó, SohaGame đã chính thức ký kết hợp đồng với Giant Interactive, trở thành Nhà phát hành duy nhất tại Việt Nam sở hữu thương hiệu Chinh Đồ và phiên bản trên mobile của dòng game này. Tuy nhiên, trong khi tựa game Chinh Đồ “xịn” vẫn còn đang trong giai đoạn chuẩn bị thì đã xuất hiện một tựa game Chinh Đồ “nhái” trên Google Play và App Store.
Sau khi tìm hiểu, được biết đây chính là tựa game Tiểu Sư Muội của nhà phát hành GAMOTA (thuộc công ty Cổ phần Appota). Lợi dụng những kẽ hở trong chính sách quản lý của App Store và Google Play, GAMOTA đã hô biến một tựa game cũ, ra mắt từ tháng 3 thành thương hiệu đang rất hot trên thị trường. Thậm chí, Nhà phát hành này còn thay đổi cả link trang chủ và đổi tên Fanpage Tiểu Sư Muội thành Chinh Đồ. Nhờ ăn theo sức hút của Chinh Đồ, Tiểu Sư Muội hay “Chinh Đồ giả” thậm chí còn lên cả Top game trên App Store.
Hiện tại, tựa game Chinh Đồ “chính chủ” do SohaGame mua về Việt Nam có duy nhất một link trang chủ tại http://chinhdosoha.vn/và fanpage tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ChinhDoSoha. Người dùng nên cẩn trọng trước những phiên bản nhái, mạo danh trên thị trường để tránh chuốc lấy sự bực mình.
Các thông tin về vụ việc sẽ tiếp tục được chúng tôi đăng tải đến bạn đọc trong thời gian tới.
KUN
" alt=""/>Chinh Đồ Mobile bị mạo danh trên Google Play và App Store