您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Man City vs Aston Villa, 2h00 ngày 23/4: Quyết liệt cuộc đua Top 4
Công nghệ127人已围观
简介 Chiểu Sương - 22/04/2025 02:02 Ngoại Hạng Anh ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Deportivo Pasto vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 22/4: Top 8 vẫy gọi
Công nghệLinh Lê - 21/04/2025 08:53 Nhận định bóng đá ...
阅读更多Jimmii Nguyễn lên tiếng khi bị cho là trùm cuối của đạo nhạc
Công nghệCa sĩ, nhạc sĩ Jimmii Nguyễn. - Nhiều bình luận trên mạng nói rằng Jimmii Nguyễn là "trùm cuối của đạo nhạc", "toàn đạo nhạc mà cũng được gọi là nhạc sĩ"... Anh thấy nhận xét này như thế nào?
Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, chỉ một cú nhấn chuột có thể biết được cả thế giới đang diễn ra cái gì thì bạn nghĩ đạo nhạc có thể qua mặt được công chúng hay không?
Tôi may mắn có một lượng fan ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ thanh thiếu niên đến các bạn trung niên trải dài từ Nam ra Bắc. Những fan của tôi hôm nay là những người đã trưởng thành và hầu hết đều thành danh, thành nhân, trí thức nên tư duy và suy nghĩ của họ rất chín chắn, chuẩn chỉnh.
Tôi tin khi nhắc tới tên tuổi của Jimmii Nguyễn, hai từ "đạo nhạc" không có trong tiềm thức của họ. Còn những bạn gọi tôi như thế thì không nên buồn giận. Có thể đó là suy nghĩ, nhận định của họ mà suy nghĩ thì có lúc đúng, lúc sai.
Trước khi viết lời Việt cho các bài hát nhạc Hoa, album Mãi mãi bên em, Người con gái, Seasons of Love, Hỏi đá buồn không đều do tôi sáng tác.Ít nhất, tôi đã phát hành 30 sáng tác đầu tay tại hải ngoại. Tại thời điểm đó, mạng xã hội không phát triển như bây giờ. Tôi cũng không truyền thông rộng rãi như bạn trẻ trong showbiz hiện nay.
Khi chấp nhận cover bài hát nhạc Hoa, hợp đồng ghi rõ những nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bản quyền và lời Việt do tôi đảm nhận. Không may, ở thời điểm tôi được khán giả tại quê nhà chấp nhận thì các băng từ của tôi toàn là băng đĩa lậu. Tất nhiên tôi chưa từng nhận được một xu nào. Những băng đĩa lậu này người ta tha hồ xào đi nấu lại và đưa thông tin sai sự thật.
Tôi là người nghệ sĩ có trách nhiệm với nghệ thuật. Khi đặt bút cho những bài hát nhạc Hoa, tôi tự nhủ làm sao cho khán giả trong nước thấy được sự trân trọng của mình dành cho họ, phải cho họ cảm nhận được nỗi niềm chất chứa của hồn Việt.
Jimmii Nguyễn sẽ cùng ca sĩ Ngọc Phạm và Jimmii Band thực hiện chương trình du ca 'Triệu lời tri ân'. - Trong số các ca khúc nhạc Hoa được anh viết lời Việt, tác phẩm nào theo anh là gần nhất với nguyên tác?
Từ album Mãi mãi bên emvà sau là Tình như lá bay xa, tôi được khán giả Việt trong và ngoài nước đón nhận. Tôi nhận ra, họ không chỉ yêu tiếng hát của mình mà còn bởi ca từ của bài hát.
Tuy không đủ tài năng và sức sáng tạo dồi dào bằng nhạc sĩ Phạm Duy nhưng tôi đang sở hữu một tài sản gần 300 sáng tác chưa phát hành. Tôi còn nhiều việc phải làm để giới thiệu những đứa con tinh thần này đến với khán giả, bắt đầu từ 2024.
- Phát hành gần 300 sáng tác dịp này, anh có sợ tác phẩm của mình không còn hợp thời?
Tôi trở thành nghệ sĩ bằng những thử thách, mất mát và nỗi đau của bản thân. Tôi không được may mắn như các anh chị em nghệ sĩ khác, nhất là những bạn trẻ bây giờ. Họ không giống tôi - phải dừng sự nghiệp ca hát một thời gian dài khi mà tên tuổi vừa toả sáng. Các bạn hôm nay có truyền thông báo chí, mạng xã hội, có chương trình trao giải nghệ thuật và nhiều thứ hỗ trợ khác nữa, tôi thì không.
Cái quý giá nhất tôi có là khán giả ở mọi tầng lớp, ở mọi vị trí và ngành nghề khác nhau. Chính họ đã, đang cho tôi chỗ đứng và không gian của chính mình. Nên tôi luôn gọi những tình yêu này là thần tượng của mình.
Vì lẽ đó, năm nay tôi sẽ cùng ca sĩ Ngọc Phạm và Jimmii Band thực hiện chương trình du ca Triệu lời tri ân. Hàng triệu người chưa có điều kiện đến xem và nghe tôi hát, vậy thì chúng tôi sẽ là những "gánh xe hủ tiếu" đó. Chúng tôi sẽ đến với khán giả bằng cách này. Tôi nợ khán giả triệu lời tri ân, phải du ca thôi!
Jimmii Nguyễn phát hành 26 ca khúc tặng khán giả dịp Tết"Tôi nhận ra mình chưa phải là người đàn ông đích thực. Tôi yêu bản thân mình hơn yêu vợ. Tôi được vợ yêu và hy sinh”, ca sĩ, nhạc sĩ Jimmii Nguyễn thổ lộ.">...
阅读更多Cha đẻ ứng dụng chat trong Pokemon Go sắp phá sản vì... thành công
Công nghệĂn theo cơn sốt Pokemon Go trên khắp toàn cầu, ứng dụng chat độc lập cho game này - GoChat - cũng đã thu hút tới gần 1 triệu người dùng. Ảnh: The Verge
Phát hiện ra điểm thiếu sót nói trên ngay khi chơi phiên bản thử nghiệm của Pokemon Go mùa hè này, Jonathan Zarra, một lập trình viên 28 tuổi người Mỹ, đã tạo nên phần mềm GoChat nhằm vá lỗ hổng. GoChat được phát hành cho cả thiết bị Android và IOS hôm 4/7, một ngày trước khi Pokemon Go chính thức trình làng. Đây là một ứng dụng độc lập, cho phép các game thủ trò chuyện với nhau bằng cách để lại thông điệp và ghi chú ở các địa điểm trong game.
Nếu GoChat ban đầu hưởng lợi từ cơn sốt dành cho game thực tế ảo mới của Nintendo, thì về sau, ứng dụng này lại trở thành nạn nhân của chính thành công của mình. Trả lời phỏng vấn báo chí, Zarra tiết lộ, anh không thích đưa quảng cáo vào GoChat. Cha đẻ của ứng dụng không chính thống này bày tỏ lo ngại, bất kỳ nỗ lực kiếm tiền nào từ nó có thể thu hút sự quan tâm không đáng có từ hãng phát hành game.
Tuy nhiên, ứng dụng miễn phí của Zarra thành công đến mức nó được download tới 10.000 lần ngay trong ngày ra mắt đầu tiên. Hiện số người dùng GoChat đã lên tới gần 1 triệu người, trong khi các server của nó đang nhận được 600 yêu cầu/giây và phải chật vật duy trì hoạt động.
Do Pokemon Go đã vượt Twitter về lượng người dùng hàng ngày, nên nhu cầu chat trong game tăng tỉ lệ thuận theo đó. Hậu quả là, GoChat thường xuyên bị sập và người dùng mới không thể đăng nhập vào ứng dụng sáng 12/7. Điều đó buộc Zarra phải thuê một nhà thầu nâng cấp các server ứng dụng. Nhà thầu Abdoelrhman Eaita ước tính, các server mới nhằm duy trì hoạt động trôi chảy của GoChat sẽ tiêu tốn 4.000 USD.
Cha đẻ GoChat từ chối hé lộ số tiền anh đã phải chi ra cho ứng dụng này, tính đến thời điểm hiện tại. "Tôi không muốn mọi người biết mình đã khờ dại đến mức nào", chàng lập trình viên trẻ tuổi bộc bạch. Zarra nói, anh đang thương thảo với các nhà đầu tư để xem có thể khiến ứng dụng sinh lợi như thế nào.
Tuấn Anh(Theo The Independent, The Verge)
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Colo
- Bộ TT&TT và Học viện Quốc phòng sẽ thắt chặt hợp tác đối phó với chiến tranh mạng
- Top smartphone đáng chờ đợi nhất năm 2016
- Drone giúp cứu sống một người đàn ông bị đau tim
- Nhận định, soi kèo Baniyas Club vs Al Ain, 23h45 ngày 22/4: Khó cho khách
- Bí quyết “khai quật” báu vật trong Contra Online
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4: Chia điểm
-
Thầy giáo Vũ Cường Đây là quan điểm của giảng viên chuyên ngành báo điện tử Vũ Cường, Học viện Báo chí & Tuyên truyền trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Infonet xung quanh câu chuyện “giật tít- câu view” trên báo mạng hiện nay.
Có thời gian dài tham gia giảng dạy bộ môn báo điện tử, thầy đánh giá như thế nào về xu thế “giật tít, câu view” ở các báo mạng hiện nay? Xin thầy có thể khái quát các dạng giật tít, câu view mà các báo hiện nay đang áp dụng?
Thầy giáo Vũ Cường:Hiện Việt Nam có hơn 200 báo mạng điện tử và trang tin điện tử, cùng hàng chục nghìn trang tin nội bộ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về công nghệ, cũng như nhu cầu rất cao từ đọc giả, báo mạng điện tử đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, hiện báo mạng Việt Nam đang diễn ra một hiện trang “giật tít, câu view”. Dẫn tới tình trạng này, có thể viện ra nhiều nguyên nhân: do các tờ báo chạy theo xu thế kinh tế thị trường, do nhiều toà soạn hiện lấy tiêu chí số lượng view để đánh giá, chấm công cho tin, bài, do bản thân một lượng không nhỏ độc giả chưa có kỹ năng chọn lọc và phân biệt những tít như vậy, hoặc do chính bản thân phóng viên chưa thực sự có đạo đức tốt trong tác nghiệp báo chí….
Giật tít, câu view chỉ là sử dụng những “thủ thuật” “mẹo” để làm sao độc gỉả kích chuột vào tít để đọc nội dung bên trong tin, bài. Mục đích nhằm tăng số lượng view cho tin, bài đó.
Có nhiều cách để câu view thông qua tít. Ví dụ như sử dụng những từ cảm thán, tạo cảm xúc quá mức, không đúng như bản chất của sự kiện sự việc, nhằm gây tò mò, kích thích độc giả vào đọc bài, hoặc thậm chí, tít hoàn toàn không ăn nhập với nội dung của bài viết.
Theo một nghiên cứu mới đây, nghiên cứu các tiêu chí đọc giả kích chuột vào tin, bài trên báo mạng, thì thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:
- Trong tít có từ cảm thán
- Tít dài
- Trong tít có tính từ, trạng từ, động từ
- Tít ngắn
- Tít có câu hỏi hoặc từ để hỏi.
Như vậy, theo nghiên cứu này, không chỉ độc giả báo Việt Nam, mà độc giả báo mạng nói chung trên thế giới cũng có hiện tượng thích tít có tính từ, trạng từ, động từ, từ cảm thán… bởi chúng như những tiêu chí kích thích độc giả vào đọc nội dung bên trong tin bài. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, cần phải biết cách sử dụng những cụm từ cảm thán, tính từ, trạng từ.. đó như thế nào, để không bị coi là “giật tít – câu view”
Với mỗi cách giật tít như vậy theo thầy nhằm mục đích gì? Xét dưới góc độ truyền thông thì nó có tác động (tích cực, tiêu cực) như thế nào đến đối tượng độc giả cũng như người được phản ánh trong bài? Ví dụ như kiểu tít: “Ông lão 80 tuổi ôm chặt, sàm sỡ bé gái 15 tuổi”; “Cụ ông 70 tuổi kéo bé gái vào nhà tắm hiếp dâm”.
Thầy giáo Vũ Cường:Những tít nêu trên đã sử dụng những động từ, tính từ tạo cảm xúc rất mạnh để lôi kéo độc giả như “ôm chặt” “sàm sỡ”, “hiếp dâm”, hoặc sử dụng những con số mang lại tâm lý độc, lạ như “ông lão 80 tuổi”, “cụ ông 70 tuổi” “bé gái 15 tuổi”…
Xét về lý, đây chính là những thủ thuật khi viết tít, như đã nói ở trên, sử dụng những từ cảm thán, tính từ, trạng từ, động từ mạnh để lôi kéo sự chú ý nơi độc giả. Nhưng vấn đề ở đây, nằm ở chỗ, các tác giả này lợi dụng vấn đề liên quan tới đạo đức, các giá trị văn hoá xã hội, để tạo kích thích sự tò mò rất tầm thường nơi độc giả, chứ không dựa vào chất lượng thực sự của thông tin.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những tác động cụ thể của những loại tít như thế này đối với độc giả. Nhưng theo tôi, những kiểu tít này ít nhiều đều mang lại những tác động tiêu cực tới tâm lý. Việc nhấn mạnh vào chi tiết, hoặc sử dụng tính từ, động từ gợi hình ảnh...trong những vụ việc đau lòng nhằm mục đích câu khách là việc làm không có tính nhân văn. Với các nạn nhân cùng gia đình, việc này là “xát thêm muối vào nỗi đau” của họ. Với bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ, việc các tít báo như vậy xuất hiện với tần suất lớn có thể tạo ra sự chai lì trong tâm lý, chỉ kích thích được thị hiếu tầm thường, khó gợi được lòng thương cảm với nạn nhân, lâu dần có thể khiến họ không còn tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu và cái tiêu cực.
Có ý kiến cho rằng xu hướng giật tít báo mạng hiện nay theo “từ khóa”, theo thầy điều này có đúng không?
Thầy giáo Vũ Cường:Theo các phân tích ở trên, đúng là có hiện tượng sử dụng “từ khoá” để viết tít. Thậm chí, Google còn có hẳn 1 chức năng để “đo” các cụm từ khoá theo ngày tháng, theo khu vực và theo ngôn ngữ. Điều này cho thấy việc sử dụng từ khoá viết tít là một xu thế hợp lý.
Nhưng điều đáng bàn ở đây, lại là phóng viên, tác giả cần phải có 1 cái đầu lạnh, biết phân biệt, và chọn lọc những cụm từ khoá phù hợp cho tin, bài của mình, và cũng phù hợp ở các góc độ chính trị, văn hoá, xã hội. Tránh những cụm từ phản cảm, tác động tiêu cực tới xã hội và cộng đồng.
Tuy nhiên, giữa cuộc cạnh tranh gay gắt của các phương tiện thông tin đại chúng, độc giả đôi khi chỉ đọc tít (nếu thấy hay, tò mò mới kích vào bài đọc). Vì thế, đôi khi bất chấp đạo đức nghề nghiệp phóng viên buộc phải nghĩ ra những cái tít “giật gân” nhằm câu khách. Vậy theo thầy làm thế nào để vừa hút độc giả mà tít bài không ‘giật gân”?
Thầy giáo Vũ Cường:Theo tôi, việc hút độc giả không chỉ nằm ở giật tít, mà còn ở chất lượng thông tin. Nếu muốn cạnh tranh trong môi trường truyền thông hiện nay, các cơ quan báo mạng phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của độc giả. Hiện nay đó là tăng cường các tác phẩm đa phương tiện (đồ họa, video, audio, chương trình tương tác...); tăng cường tương tác với độc giả bằng nhiều kênh (tận dụng truyền thông xã hội)...; nâng cao chất lượng và tốc độ cập nhật thông tin...
Tuy vậy, vẫn phải khẳng định rằng, tít có vai trò quan trọng trong thu hút độc giả. Rất khó để có một tiêu chuẩn chung trong việc rút tít. Việc đặt tít như thế nào còn phụ thuộc vào thị hiếu của đối tượng độc giả hướng đến. Ví dụ nếu như bạn làm một trang báo cho tuổi teen mà bạn lại rút những tít quá “nghiêm túc”, hay bạn không biết sử dụng các thuật ngữ của teen, thì tôi nghĩ sẽ rất khó để thu hút độc giả, và đó cũng không được coi là tít hay.
Hay trước nay những người làm báo ở Việt Nam luôn quan niệm là tít cần ngắn gọn, súc tích... thì một tờ báo mạng nổi tiếng của Anh, có lượng độc giả lớn là Daily Mail lại đang có xu hướng đặt tít rất dài... Vì vậy, đặt tít thế nào cho hay, hấp dẫn, mà không “giật gân” là nằm ở sự sáng tạo của mỗi nhà báo. Đó có thể bắt đầu bằng yếu tố thời sự, nóng hổi, có thể rút ra chi tiết đặc sắc nhất, thông tin độc quyền, hay thông tin quan trọng nhất.... Có muôn vàn cách khác nhau, nhưng theo tôi, dù thế nào, các nhà báo vẫn nên tôn trọng nguyên tắc tính nhân văn trong rút tít nói riêng và sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung
Cảm ơn thầy.
" alt="Giật tít trên báo điện tử: Mục đích câu khách là việc làm không có tính nhân văn">Giật tít trên báo điện tử: Mục đích câu khách là việc làm không có tính nhân văn
-
Thành phố này có hệ sinh thoái hoàn chỉnh cung cấp mọi thứ cần thiết cho các công đoạn sản xuất thiết bị điện tử tại chỗ. Thâm Quyến cũng thành nơi quy tụ nhiều nhà sản xuất công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp và cả những nhà đổi mới công nghệ toàn cầu muốn gặt hái thành công.
Huawei, ZTE và Tencent đều "lớn lên" tại đây, bên cạnh rất nhiều công ty khác đang theo "gót chân Achille" này.
Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc và ruộng đồng. Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 triệu người.
Theo thống kê, 90% thiết bị điện tử của thế giới được sản xuất tại đây. Hàng chục nghìn nhà máy, 5.000 nhóm tích hợp sản phẩm và hàng nghìn xưởng thiết kế, thành phố này đã trở thành cửa ngõ của những thứ liên quan tới mạch điện, chip, đèn LED và màn hình cảm ứng.
Thâm Quyến cũng là "nhà" của 20% tiến sĩ Trung Quốc, là nơi có số người làm chủ doanh nghiệp cao nhất nước và có số tỉ phú cao hơn bất cứ đâu ở đất nước tỷ dân. Năm 2014, tạp chí Economist xếp hạng Thâm Quyến là nơi tốt nhất thế giới để thành công bằng con đường sản xuất, sáng tạo phần cứng.
Ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến đạt được sự phát triển vượt bậc từ thời hoàng kim của điện thoại di động. Năm 2003, Nokia và Motorola là ông hoàng trong ngành này. Mỗi sản phẩm họ làm ra đều được coi là chuẩn mực và được bán với giá không hề rẻ, từ 600 – 800USD.
Thâm Quyến nhanh chóng nhận ra cơ hội này. Với khả năng thiết kế, sản xuất và bán những chiếc điện thoại di động có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 100 USD. Thâm Quyến nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Từ thiên đường hàng nhái
Với hơn 20 trung tâm thiết bị điện tử trên diện tích 21 triệu m2, Huaqiangbei được coi là trái tim của ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến. Khu chợ điện tử này cũng được xem là "thiên đường hàng nhái", có thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh hoặc mọi linh kiện điện tử cần thiết để các công ty tự tạo ra sản phẩm riêng.
Hàng điện tử được bán tại các shop trong khu chợ điện tử Huaqiangbei, Thâm Quyến. Thâm Quyến có mạng lưới tập trung hàng chục nghìn nhà máy và các xưởng sản xuất hàng nhái chuyên nghiệp. Các sản phẩm bắt chước mẫu mã thường được gọi bằng cái tên "shanzhai". Theo giới phân tích, chính "shanzhai", chứ không phải Apple, là thủ phạm khiến các "tượng đài công nghệ" như Motorola và Nokia sụp đổ.
Shanzhai là hệ sinh thái cộng tác bao gồm các nhà sản xuất sẵn lòng làm bất cứ sản phẩm nào dễ bán. Nếu là điện thoại, thì đó sẽ là iPhone hoặc các thương hiệu smartphone "hot" khác. Tất cả thiết kế, danh sách vật liệu và quy trình sản xuất đều được các nhà sản xuất chia sẻ với nhau.
Ở đây, hoàn toàn không có khái niệm về sở hữu trí tuệ. Họ có thể phát triển, sản xuất, bán ra thị trường những sản phẩm mà không có bất cứ thương hiệu (theo đúng nghĩa) nào có thể làm được. Đây là lực lượng hùng hậu có lúc lên tới 25.000 công ty, sản xuất 1/4 điện thoại di động cho cả thế giới.
Dây chuyển sản xuất Apple Watch nhái tại Thâm Quyến. Tới trung tâm đổi mới công nghệ
Tuy nhiên, shanzhai không đơn thuần chỉ có nhái y nguyên sản phẩm. Họ cũng tìm cách cải tiến và chỉ nhái những điểm mạnh, đồng thời biết cân đối với chi phí bỏ ra. Dễ nhận thấy nhất là những chiếc điện thoại 2 SIM, loa ngoài cực lớn, tích hợp đèn UV để phát hiện tiền giả, và pin có thể dùng hơn một… Đó là những cải tiến rất đáng học hỏi.
Hệ sinh thái shanzhai đã tạo ra nhiều thương hiệu đổi mới toàn cầu. Chỉ cách đây 5 năm, các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc luôn bị coi là lừa đảo với lợi thế duy nhất là sản phẩm giá rẻ. 70% smartphone bán tại Trung Quốc thời đó là từ 3 thương hiệu nước ngoài.
Giờ đây, tất cả đã thay đổi. 8 trong tổng số 10 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc là công ty Trung Quốc. 3 trong số này đang đứng trong top 6 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chất lượng cải thiện cộng với marketing được thực hiện tốt hơn đã giúp nâng cao đáng kể vị thế của thương hiệu smartphone Trung Quốc.
Từ bên trên, chính sách cũng chuyển dịch theo hướng hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao trưởng thành hơn. Chính phủ nước này khuyến khích sáng tạo và tăng trưởng kinh thế theo hướng mới. Các nhà sản xuất thì điều đó có nghĩa là phải tự đổi mới, tìm hướng đi mới để không mang tiếng copy ý tưởng nước ngoài.
Các nhà sản xuất tại trung tâm hỗ trợ đổi mới Hax, Thâm Quyến. Vài năm trở lại đây, Thâm Quyến đã cung cấp nhiều khoản hỗ trợ lớn cho các ý tưởng đổi mới, trong đó có hội thảo chia sẻ ý tưởng, các khoản vay lãi suất thấp hoặc không lãi xuất, ủng hộ thiết bị cho các hội chợ công nghệ và thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông.
Cùng với đó là các trung tâm đổi mới như Hax, Shenzhen Open Innovation Lab và Chaihuo, giúp cung cấp sự hỗ trợ cho các nhà đổi mới công nghệ trên khắp thế giới muốn khởi nghiệp từ Thâm Quyến.
" alt="Thâm Quyến: từ thiên đường hàng nhái đến thành phố công nghệ">Thâm Quyến: từ thiên đường hàng nhái đến thành phố công nghệ
-
HTC cập nhật Android 5.0 Lollipop cho người dùng Desire 820
-
Nhận định, soi kèo Torino vs Udinese, 17h30 ngày 21/4: Bất phân thắng bại
-
Nếu bạn đang sinh sống tại các khu vực, quốc gia mà tốc độ mạng (3G/4G) chậm chạp hoặc mạng có chi phí đắt, tính năng mới của trình duyệt Opera Mini trên Android hứa hẹn sẽ rất hữu ích: tải video. Khi đang ở nhà hoặc ở những nơi có mạng Wi-Fi tốc độ cao, bạn có thể tải video từ các trang như Facebook, IMDB... thẳng về smartphone của mình. Với việc video được lưu trong bộ nhớ smartphone, bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào mình thích mà không phải lo bị trừ tiền 3G/4G hay mạng 3G/4G lúc xem bị chậm, không load được video.
Tính năng mới của Opera Mini hoạt động được trên các trang như Facebook vốn hỗ trợ video định dạng .mp4, .webm... Tuy nhiên, nó không có tác dụng với YouTube và các trang video khác vốn dùng trình phát media riêng. Bạn có thể tải video bằng cách nhấn vào nút bấm ở trên cùng bên phải khi đang xem video đó.
" alt="Trình duyệt Opera Mini thêm tính năng tải video để xem offline">Trình duyệt Opera Mini thêm tính năng tải video để xem offline