Từng gây chú ý với chiếc xe siêu sang Bentley Mulsanne 20 tỷ đồng, mới đây đại gia tại Thanh Hóa tiếp tục gây sốc sau khi tậu thêm chiếc siêu xe Ferrari F12 Berlinetta màu đỏ trị giá 15 tỷ đồng. Đây là chiếc siêu xe hàng lướt đã qua sử dụng, màu ngoại thất của xe tương tự như chiếc mà đại gia Cường “Đô-la” tậu cách đây không lâu.
Chiếc siêu xe Ferrari F12 Berlinetta được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và thuộc phiên bản đời 2013. Ra mắt đầu tiên trong triển lãm Geneva Motor Show 2012, F12 Berlinetta là mẫu xe với thiết kế nâng cấp từ phiên bản Ferrari 599 GTB. |
Là một trong những siêu xe đầu tiên được thiết kế theo phong cách mới của Ferrari, siêu xe F12 Berlinetta nổi bật với đèn pha màu khói vuốt về phía sau la-zăng năm chấu kép đi cùng ngàm phanh chính hãng đồng màu với ngoại thất. |
Bộ la-zăng dạng 5 chấu thaae thao cùng biểu tượng ngựa chồm được đặt chính giữa, đi kèm là cùm phanh được sơn màu đỏ đồng nhất với toàn bộ ngoại thất của xe. |
Giống như truyền thống của Ferrari, đèn hậu trên siêu xe F12 Berlinetta vẫn sử dụng thiết kế hình tròn, bên dưới là hệ thống ống xả kép thể thao. Ferrari F12 sử dụng động cơ V12 dung tích 6,3 lít sản sinh công suất 730 mã lực tại vòng tua máy 8.250 vòng/phút. Với hệ dẫn động bánh sau cùng hộp số tự động 7 cấp xe có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 3,1 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 340 km/h. |
Hãng siêu xe Ferrari cung cấp hàng loạt những tính năng an toàn cho F12 Berlinetta như công nghệ làm mát phanh chủ động ABC (Active Brake Cooling), cửa gió làm mát phanh hoạt động khi bộ phanh gốm carbon đủ nóng, bộ vi sai E-Diff, cân bằng điện tử ESP Premium, chống bó cứng phanh ABS hiệu năng cao. |
(Theo Kiến thức)
" alt=""/>Đại gia Thanh Hóa chi 15 tỷ tậu Ferrari F12 BerlinettaĐường huyết là gì?
Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu, đường huyết của mỗi người biến động đáng kể trước và sau bữa ăn và sự biến động đường huyết (hạ đường huyết hay tăng đường huyết) đều tác động rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng ta, trong đó việc tăng đường huyết đặc biệt nguy hiểm do những biến chứng nghiêm trọng của nó.
Tăng đường huyết và bệnh đái tháo đường
Tăng đường huyết là có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Lượng đường trong máu ở mức từ 162 đến 180 mg/dl thì được coi là tăng đường huyết.
Cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu là tuyến tụy, thông qua nội tiết tố in-su-lin. Nếu vì lý do nào đó mà in-su-lin không được bài tiết đủ hay hoạt động không hiệu quả để giữ lượng đường trong máu ổn định, ở mức cho phép, thì đường huyết cao hơn mức bình thường. Ngoài ra, do thiếu vận động, không tập luyện thể thao, ăn hoặc uống quá nhiều carbohydrate, căng thẳng và phấn khích đột ngột cũng gây nên tăng đường huyết.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được định nghĩa là tình trạng đường trong máu tăng cao do thiếu hụt in-su-lin. Chính tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và không hồi phục như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù đột ngột, đoạn chi do loét… cùng với cao huyết áp.
Vì vậy bệnh ĐTĐ được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng do diễn tiến bệnh âm thầm, không báo trước nên người bệnh ĐTĐ cần được theo dõi đường huyết kỹ lưỡng, thường xuyên hàng ngày và tuân thủ điều trị.
Triệu chứng và nguy hiểm của bệnh ĐTĐ
Người bị ĐTĐ thường gặp phải các triệu chứng như khát nước thường xuyên, đi tiểu nhiều hơn bình thường, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, tính khí thay đổi và hay mất tập trung.
Nguy hiểm nhất của tăng đường huyết là hiện tượng nhiễm toan ceton. Hiện tượng này xảy ra khi có quá ít in-su-lin trong cơ thể. Nếu không có đủ In-su-lin, glucose không thể đi vào các tế bào để sinh ra năng lượng. Cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động, trong khi đó lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến cơ thể tìm con đường khác để tạo năng lượng, đó là phá vỡ chất béo.
Quá trình này tạo acid độc hại được gọi là ceton. Ceton dư thừa tích tụ trong máu, "tràn" vào nước tiểu làm thay đổi pH máu - thường gọi là nhiễm toan ceton. Nếu không được điều trị, nhiễm toan ceton có thể dẫn đến hôn mê hoặc gây tử vong.
Theo các chuyên gia khuyến nghị, kiểm soát đường huyết bằng việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc sẽ giúp hạn chế biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên theo dõi đường huyết để giúp phát hiện kịp thời tình trạng không ổn định của đường huyết, một biến chứng rất nguy hiểm thường găp trên những bệnh nhân lớn tuổi, thừa ký hoặc sử dụng In-su-lin.
“Theo khuyến cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF, 2005) việc theo dõi đường huyết thường xuyên đã trở thành một phần quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Và để thực hiện tốt việc theo dõi đường huyết thường xuyên như lịch trình được khuyến cáo bởi các chuyên gia, cách tốt nhất là bệnh nhân được trang bị và thực hiện việc đo đường huyết tại nhà” ThS. Bs Diệp Thị Thanh Bình, Trưởng Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM tư vấn.
Cách kiểm soát đường huyết • Ăn uống chừng mực hợp lý, cân bằng và có chế độ tâp luyện thể dục thể thao và vận động hợp lý. • Thường xuyên theo dõi đường huyết khi có các triệu chứng như trên để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Cách đơn giản và thuận tiện nhất là bệnh nhân tự trang bị máy đo cá nhân để tự theo dõi tại nhà và định kỳ đi khám sức khỏe tại các bệnh viện hoặc phòng khám. • Lưu ý độ chính xác của kết quả trên máy đo đường huyết cá nhân rất quan trọng, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị, vậy nên cần chọn thương hiệu uy tín đáng tin cậy để đảm bảo độ chính xác cao. Tham khảo máy đo đường huyết cá nhân Accu-chek® Performa với công nghệ Fail-safe và đạt chuẩn quốc tế ISO 15197:2013 cho kết quả chính xác và tin cậy, ghi nhật ký kết quả cẩn thận để việc theo dõi và chữa trị của bác sĩ được tốt hơn, đồng thời kim lấy máu sử dụng công nghệ độc quyền Clixmotion giúp giảm đau tối đa cho người sử dụng. |