Người dùng vẫn chưa biết cách bảo mật thông tin
Mới đây, một nhóm hacker tuyên bố đã lấy được 50.000 video từ camera lắp đặt trong các hộ gia đình và phát tán trên web khiêu dâm. Nhóm này đã chia sẻ hơn 3 TB dung lượng cho 70 thành viên, tương đương mỗi người tải về khoảng 43 GB video nhạy cảm.
Các chuyên gia bảo mật cho biết, thiết bị IoT nói chung và camera giám sát nói riêng chỉ tập trung về mặt tính năng chứ không chú trọng đến biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị. Nhiều thiết bị thậm chí còn bỏ qua yêu cầu về bảo mật, mã hóa dữ liệu khi sử dụng hoặc có cơ chế cập nhật, vá lỗi rất hạn chế.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lumi Việt Nam cho hay, gần đây có khá nhiều thông tin người dùng bị lộ hình ảnh, phần lớn lỗi nằm phía người sử dụng vì chưa biết cách bảo mật thông tin. Thông thường, người dùng thuê bên khác lắp đặt cấu hình camera nên bên thứ ba sẽ là người tạo tài khoản với mật khẩu rất đơn giản. Khách hàng sử dụng luôn và không thay đổi mật khẩu nên việc lộ, lọt thường đến từ bên lắp đặt. Ngoài ra, một số vụ việc có thể phát sinh từ chính điện thoại của khách hàng khi mang đi sửa chữa, sang nhượng mà không xóa hết thông tin. Để lựa chọn sản phẩm an toàn thì cần chọn thiết bị có thương hiệu lớn, ra thị trường đã đủ lâu. Các công ty này sẽ có hệ thống bảo mật đủ khả năng bảo đảm ATTT cho khách hàng.
Trước thực trạng nhiều gia đình hiện nay sử dụng loại camera không rõ nguồn gốc xuất xứ, dẫn đến nguy cơ lộ hình ảnh nhạy cảm riêng tư, ông Mai Xuân Cường, Trưởng phòng An ninh hệ thống ứng dụng Viettel Cyber Security cho rằng, không nên dùng các loại camera này, không nên ham rẻ mà mua những thiết bị đó vì đơn giản nhiều người vẫn chưa biết dữ liệu cá nhân của mình có thể đắt hơn những thiết bị này. Ngoài ra, về camera gia đình, lời khuyên chung từ các chuyên gia là không nên lắp ở những vị trí nhạy cảm trong nhà như phòng ngủ, phòng thay đồ,.. và cũng không nên tin hoàn toàn vào thợ lắp đặt, sau khi lắp xong cần thu hồi và đổi mật khẩu toàn bộ tài khoản, đồng thời yêu cầu người bán cam kết cung cấp đầy đủ tài khoản.
Phải tính đến chuyện camera “Make in Vietnam”
Đại diện MobiFone cho biết, hơn 90% camera tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ. Do đó, đối với camera, khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao, trừ khi tất cả camera đều được sản xuất bởi các công ty ở Việt Nam. Vẫn theo đại diện MobiFone, một vài công ty ở Việt Nam có khả năng sản xuất được camera nhưng phần cứng vẫn từ Trung Quốc và tìm hiểu sâu thì phát hiện ra những dòng mã liên quan đến các trang web Trung Quốc. MobiFone đề xuất cơ quan quản lý nên có tiêu chuẩn về thiết bị cho hệ sinh thái số nhằm đảm bảo ATTT.
Theo ông Nguyễn Minh Đức, CEO Cyradar, hiện camera giám sát không chỉ được dùng ở hộ gia đình mà các đô thị thông minh cũng có kế hoạch lắp đặt. Vì vấn đề an toàn, an ninh thông tin nên đặt ra bài toán làm chủ công nghệ và sản xuất camera ở Việt Nam. Bên cạnh đó, phải tính đến yếu tố lưu trữ thông tin người dùng và xử lý video tại Việt Nam bởi Luật An ninh mạng cấm lưu trữ thông tin ở nước ngoài. Ông Nguyễn Minh Đức cũng cho rằng đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải thiết lập tiêu chuẩn về an toàn và tổ chức đánh giá, cấp phép cho các loại camera lưu hành trên thị trường.
Theo nhiều chuyên gia, xu hướng sử dụng camera ngày càng phổ biến, nó là thành phần quan trọng trong hệ thống Chính phủ điện tử, Chính quyền số và thành phố thông minh, giúp giám sát giao thông, an ninh trật tự... Vì vậy, việc chủ động sản xuất camera là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Lumi Việt Nam nhận định rằng đối với những thương hiệu Việt Nam nếu tự nghiên cứu đầu tư phát triển sản phẩm thì chắc chắn đều hướng tới đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Anh Phan, Trưởng bộ phận Giám sát và xử lý sự cố, Công ty Bkav đưa ra quan điểm để đảm bảo an ninh quốc gia tuyệt đối cho khối chính phủ và các ngành trọng yếu thì việc sử dụng sản phẩm “Make in Việt Nam” là rất cần thiết, giúp chúng ta chủ động trong việc kiểm soát và bảo mật an ninh thông tin.
“Tôi đánh giá cao tài năng và trí tuệ của nguồn nhân lực tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể chinh phục được sản phẩm công nghệ cao không thua gì các nước trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có thể sản xuất được camera an ninh tích hợp trí tuệ nhân tạo “Make in Vietnam” và xuất khẩu sang Mỹ, một thị trường khó tính bậc nhất về công nghệ. Điều đó đã chứng minh được khả năng ngành công nghệ Việt hiện nay”, ông Nguyễn Anh Phan nói.
PV
Theo Sở TT&TT Bắc Ninh, hệ thống hơn 300 camera giám sát lắp tại những vị trí trọng yếu của thành phố đã góp phần tác động đến tâm lý tội phạm, khiến các đối tượng e ngại, không manh động, liều lĩnh như trước.
" alt=""/>Lộ thông tin từ camera giám sát và bài toán “Make in Việt Nam”Phân tích nguyên nhân, Tổ Bảo hiểm y tế (thuộc Sở Y tế TP) và Tổ công tác giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế (thuộc UBND TP) nhận thấy:
Hiện nay, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM đang áp dụng phương thức thanh toán theo giá dịch vụ. Hằng quý, Bảo hiểm xã hội thực hiện giám định và tạm quyết toán cho các bệnh viện (được xác định theo số lượng, giá dịch vụ y tế và các chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư y tế, máu, chế phẩm máu chưa được tính vào giá dịch vụ đã sử dụng cho bệnh nhân theo Khoản 1, điều 24, Nghị định 146)
Tuy nhiên, khi thực hiện quyết toán năm, cơ quan Bảo hiểm xã hội lại căn cứ vào tổng mức thanh toán (được xác định dựa vào tổng mức thanh toán của năm trước liền kề) được quy định tại khoản 5, điều 24, Nghị định 146.
“Đây là trở ngại lớn nhất đối với tất cả bệnh viện vì thực tế, tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM, tổng chi phí khám chữa bệnh của năm sau luôn cao hơn năm trước”, văn bản nêu.
Tại sao tổng chi phí khám chữa bệnh năm sau luôn lớn hơn năm trước?
Theo Sở Y tế TP.HCM, thứ nhất, liên thông Bảo hiểm y tế tuyến tỉnh được thực hiện từ đầu năm 2021, xu hướng tất yếu là người dân từ các tỉnh sẽ đổ về TP.HCM. Số lượt khám và điều trị nội trú chắc chắn gia tăng, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng.
Thứ hai, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn TP không ngừng phát triển chuyên môn kỹ thuật theo định hướng TP là trung tâm y tế chuyên sâu của các tỉnh phía Nam và khu vực Đông Nam Á.
Do đó, số lượng người bệnh mắc bệnh nặng và phức tạp từ các tỉnh chuyển đến ngày càng tăng. Mô hình bệnh phức tạp, mức độ nặng của bệnh tăng, thời gian điều trị kéo dài, chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng.
Thứ ba, riêng năm 2021, dịch Covid-19 là nguyên nhân khách quan dẫn đến việc kê đơn điều trị ngoại trú dài ngày hơn; người mắc các bệnh lý khác thường đến viện trong giai đoạn muộn nên bệnh cảnh thường nặng hơn; thời gian nằm điều trị dài hơn, chi phí cho đợt điều trị các nhóm bệnh nặng này cũng tăng lên nhưng lại không được xác định trong tổng mức thanh toán.
Với 3 nguyên nhân trên, các bệnh viện không thể chủ động được việc xác định tổng mức thanh toán và việc xác định tổng mức phụ thuộc rất nhiều yếu tố (số lượt khám chữa Bảo hiểm y tế; mô hình bệnh tật trong năm...).
Hơn nữa, phần lớn bệnh viện công lập trên địa bàn TP được giao tự chủ tài chính gặp khó khăn do giá viện phí chưa được tính đúng tính đủ, nay lại trong nguy cơ bị vượt tổng mức thanh toán khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
“Thực tế, một số bệnh viện không còn nguồn chi thu nhập tăng thêm cho nhân viên, áp lực càng tăng khi nhân viên y tế xin nghỉ việc ngày càng nhiều”, Sở Y tế TP cho hay.
Sở Y tế TP cho rằng, công tác thanh, quyết toán khám chữa bệnh cho các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn theo phương thức tổng mức thanh toán là không phù hợp. Đối chiếu với các quy định của Luật Bảo hiểm y tế, chỉ có 3 phương thức thanh toán được nhắc đến là: thanh toán theo định suất, thanh toán theo giá dịch vụ, thanh toán theo trường hợp bệnh.
Sở Y tế TP kiến nghị gì?
Sở Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y tế xem xét các giải pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các bệnh viện công lập. Trước mắt, ưu tiên thanh toán chi phí Khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho các bệnh viện vượt tổng mức thanh toán trong năm 2021 (423 tỉ đồng) và năm 2022.
Các bệnh viện công lập đang gặp rất nhiều khó khăn trong cân đối thu, chi. Xem xét thanh toán các chi phí vượt tổng mức thanh toán giai đoạn từ năm 2019 - 2020 đối với các chi phí thực tế đã phát sinh, sử dụng cho bệnh nhân theo đúng nguyên tắc của phương thức thanh toán giá dịch vụ.
Sở Y tế cũng kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đa phương thức: khoán định suất đối với khám, điều trị ngoại trú; thanh toán theo nhóm bệnh đối với các bệnh phổ biến; thanh toán thực chi đối với các bệnh nặng, phức tạp; kiến nghị và tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định 146.