Clip do bạn Bùi Ninh (Nam Định) chia sẻ.
Nguồn video: UB An toàn Giao thông QG
Theo Dân trí
Người đàn ông điều khiển xe máy sang đường ngay trước mũi xe tải nên đã bị khuất tầm nhìn và không quan sát được chiếc xe container đang lao đến...
" alt=""/>Kinh hoàng xe máy chạy giữa đường cao tốc Hà NộiTheo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Tập đoàn kiểm toán KPMG cho biết, Huawei đã đạt doanh thu 891,4 tỷ nhân dân tệ (136,7 tỷ USD) trong năm 2020, tăng 3,8% so với một năm trước, đây được xem là mức tăng trưởng doanh thu hàng năm thấp nhất trong thập kỷ qua. Trong đó, doanh thu từ thị trường Trung Quốc chiếm 65,6% tổng doanh thu với mức tăng trưởng doanh thu tại thị trường nội địa đạt 15,4% so với năm 2019.
Trong khi mức tăng trưởng tại thị trường nội địa tăng cao thì tại các thị trường nước ngoài có mức tăng trưởng âm, với doanh số bán hàng giảm 12,2% tại các thị trường Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông, trong khi doanh số bán hàng tại Châu Á - Thái Bình Dương cũng giảm 8,7%. Sự suy giảm doanh số tại các thị trường nước ngoài cho thấy những khó khăn mà Huawei đang gặp phải sau khi bị chính quyền Washington đưa ra các các biện pháp trừng phạt thương mại vì lo ngại an ninh quốc gia.
Trong một cuộc họp báo sau khi công bố kết quả của công ty, ông Ken Hu Houkun nói rằng, mặc dù doanh thu từ điện thoại thông minh giảm trong năm ngoái, nhưng thu nhập từ các loại phần cứng, phần mềm và dịch vụ khác đã tăng lên. “Tôi tin rằng các bạn sẽ thấy nhiều sản phẩm phần cứng, phần mềm và dịch vụ hơn từ Huawei”, ông nói. Điều này đề cập đến cái gọi là chiến lược 1 + 8 + N của Huawei nhằm phát triển một hệ sinh thái các sản phẩm kỹ thuật số ngoài điện thoại thông minh.
Ba mảng kinh doanh chủ chốt của Huawei bao gồm nhóm kinh doanh tiêu dùng, nhóm kinh doanh hạ tầng viễn thông và nhóm kinh doanh doanh nghiệp đã tạo ra doanh thu lần lượt là 482,9 tỷ nhân dân tệ (75,05 tỷ USD), 302,6 tỷ nhân dân tệ (46,4 tỷ USD) và 100,3 tỷ nhân dân tệ (15,4 tỷ USD), tương ứng với mức tăng trưởng là 3,3%, 0,2% và 23%.
Lợi nhuận ròng tăng 3,2% lên 64,6 tỷ nhân dân tệ (9,9 tỷ USD) trong năm 2020, với tỷ suất lợi nhuận ròng là 7,3%. Trong sáu tháng đầu năm 2020, tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty là 9,2%.
Ông Ken Hu Houkun cho biết thêm, Huawei hài lòng với hoạt động của mình tại thị trường Trung Đông, nơi đóng góp “quan trọng” vào doanh thu của tập đoàn. Công ty đang dự báo tăng trưởng "tích cực" ở các thị trường nước ngoài vào năm 2021 khi đại dịch được kiểm soát, nhưng ông từ chối đưa ra bất kỳ con số cụ thể nào.
Huaweicho biết họ đã đầu tư 141,9 tỷ nhân dân tệ (21,7 tỷ USD), tương đương 16,7% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) vào năm ngoái. Khoản đầu tư tích lũy cho R&D của Huawei trong thập kỷ qua đã lên tới 720 tỷ nhân dân tệ (110,4 tỷ USD).
“Huawei không theo đuổi tỷ suất lợi nhuận, thay vào đó chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển,” Shi Yanli, Phó Giám đốc tài chính của Huawei cho biết.
Năm ngoái được cho là một trong những thách thức lớn nhất trong lịch sử gần đây của Huawei. Việc chính quyền Washington đưa Huawei vào Danh sách thực thể đã hạn chế khả năng mua phần cứng, phần mềm và dịch vụ từ các nhà cung cấp Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh mảng điện thoại thông minh của Huawei, vốn bị thiếu chất bán dẫn cao cấp, và dẫn đến quyết định của công ty vào tháng 11 năm ngoái là bán mảng kinh doanh điện thoại thông minh Honor cho một tập đoàn khác.
Bryan Ma, Phó Chủ tịch bộ phận nghiên cứu thiết bị khách hàng của IDC cho biết, chắc chắn sẽ có áp lực giảm đối với nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei trong năm nay, không chỉ do nguồn dự trữ linh kiện điện thoại thông minh ngày càng giảm mà còn vì mảng kinh doanh điện thoại từ Honor sẽ không còn đóng góp vào doanh thu của công ty.
“Thật ấn tượng khi PC, máy tính bảng và thiết bị đeo có thể bù đắp một số khoản lỗ đó vào năm ngoái, nhưng khó khăn vẫn đang theo đuổi Huawei do không chỉ rủi ro chuỗi cung ứng đang diễn ra mà còn cả sự cạnh tranh gay gắt đến từ các nhà cung cấp như Lenovo và Apple, ” ông Bryan Ma cho biết thêm.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Counterpoint cho thấy, do vấn đề cung cấp chipset, Huawei đã tụt hạng trong bảng xếp hạng các thương hiệu điện thoại thông minh toàn cầu trong quý 4 năm ngoái, khi xuất xưởng 33 triệu chiếc trên toàn cầu - giảm 41% so với một năm trước đó - để xếp hạng là nhà cung cấp lớn thứ sáu thế giới. Trong khi đó, công ty nghiên cứu TrendForce cho rằng, đây là lần đầu tiên sau sáu năm Huawei trượt khỏi top 5, và năm nay công ty dự kiến sẽ tụt xuống vị trí thứ bảy.
Trong cuộc họp báo với giới truyền thông, ông Ken Hu Houkun lưu ý rằng, mảng kinh doanh tiêu dùng của công ty luôn thu hút rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là điện thoại thông minh, nhưng ông từ chối dự báo về sự tăng trưởng trong tương lai của công ty. Ông nói: “Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của chúng tôi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Chúng tôi chưa nhìn thấy một bức tranh rõ ràng về chuỗi cung ứng, vì vậy ở giai đoạn hiện tại, chúng tôi không thể đưa ra dự báo về sự phát triển kinh doanh điện thoại thông minh của mình”.
Tuy nhiên, Ken Hu Houkun cho biết lịch trình ra mắt điện thoại hàng đầu mới của Huawei sẽ được giữ nguyên. Ông nói: “Chúng tôi tin rằng điện thoại thông minh của Huawei vẫn có thể duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường”.
Trong bối cảnh đấu tranh với các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ, Huawei đã thực hiện một cuộc cải tổ trong điều hành quản lý đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực như các dịch vụ đám mây và trí tuệ nhân tạo, một sự thay đổi có thể củng cố các bước tiến của công ty vào các thị trường tăng trưởng mới như xe thông minh.
Đối thủ cạnh tranh trong nước của Huawei về điện thoại thông minh, Xiaomi Corp cũng đang tham gia vào cuộc cạnh tranh trong ngành công nghiệp xe thông minh với việc công bố khoản đầu tư tăng lên 10 tỷ USD trong thập kỷ tới thay vì công bố ban đầu 1,5 tỷ USD.
Phan Văn Hòa(theo SCMP)
6 tháng sau khi chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giáng đòn quyết định, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei phải xoay sở tìm lối thoát ở những mảng miếng kém hào nhoáng hơn.
" alt=""/>Huawei có mức tăng trưởng doanh thu thấp nhất trong thập kỷ quaNgành công nghiệp bán dẫn được tạo nên từ hàng trăm loại chip khác nhau, có loại lên tới hơn 1.000 USD/đơn vị. Chúng dùng để điều khiển máy tính hay smartphone mà bạn đang sử dụng. Ngược lại, driver màn hình chỉ có mục đích duy nhất là truyền đạt hướng dẫn cơ bản để phát sáng màn hình điện thoại, màn hình máy tính hay hệ thống điều hướng.
Vấn đề với ngành chip – và ngày càng nhiều hãng khác, không chỉ thuộc lĩnh vực công nghệ mà cả xe hơi, điện máy – là không có đủ driver màn hình. Các nhà sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu tăng vọt, vì thế giá cũng đội lên.
Theo nhà phân tích Stacy Rasgon, thiếu driver màn hình, không thể làm ra sản phẩm.
Giờ đây, sự sụp đổ của hàng loạt linh kiện dường như kém quan trọng, chẳng hạn chip quản lý năng lượng, đang phá hủy nền kinh tế toàn cầu. Những hãng xe như Ford Motor, Nissan Motor, Volkswagen đều phải thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn tới tổn thất ước tính 60 tỷ USD trong năm nay.
Tình hình tệ hơn trước khi kịp tốt lên. Cơn bão mùa đông hiếm có tại Texas đánh gục hoạt động sản xuất tại Mỹ. Đám cháy tại nhà máy lớn của Nhật Bản khiến cơ sở phải đóng cửa một tháng. Samsung Electronics cảnh báo “mất cân bằng nghiêm trọng” trong ngành, còn TSMC thừa nhận không thể theo kịp nhu cầu dù chạy hơn 100% công suất.
Jordan Wu, nhà sáng lập kiêm CEO Himax Technologies – công ty dẫn đầu về cung ứng driver màn hình – chia sẻ chưa bao giờ chứng kiến điều gì như vậy trong 20 năm qua kể từ khi mở công ty.
Khủng hoảng chip phát sinh từ tính toán sai lầm đầu mùa dịch. Khi Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc lan ra toàn cầu, nhiều công ty dự đoán mọi người sẽ cắt giảm chi tiêu do thời gian trước mắt khó khăn hơn. Ông Rasgon đưa ra dự báo dựa trên mô hình khủng hoảng tài chính, song thực tế hoàn toàn ngược lại.
Những người mắc kẹt ở nhà bắt đầu mua sắm công nghệ và không ngừng nghỉ. Họ mua máy tính tốt hơn, màn hình đẹp hơn để làm việc từ xa. Họ mua laptop mới cho con để học trực tuyến. Họ mua tivi 4K, game console, máy tạo bọt sữa, nồi chiên không dầu, máy xay sinh tố để phục vụ cuộc sống tại gia. Dịch bệnh bỗng biến thành ngày hội mua sắm bất tận.
Các hãng xe hơi cũng là nạn nhân của phán đoán sai lầm. Họ đóng cửa nhà máy trong thời gian phong tỏa khi nhu cầu giảm vì không ai có thể tới showroom xem xe. Họ thông báo nhà cung ứng ngừng vận chuyển linh kiện, bao gồm cả những con chip ngày càng cần thiết với ô tô.
Đến cuối năm 2020, nhu cầu khởi sắc trở lại. Mọi người muốn ra ngoài và không muốn sử dụng phương tiện công cộng. Hãng xe mở lại nhà máy và yêu cầu Samsung, TSMC hỗ trợ. Phản hồi của họ là gì? “Xếp hàng đi”. Các công ty không thể sản xuất đủ nhanh cho những khách hàng của mình.
Jordan Wu đang mắc kẹt trong “cơn thịnh nộ” của ngành bán dẫn. Ông thành lập Himax năm 2001 với người anh Biing Seng, nay là Chủ tịch công ty. Họ khởi đầu từ sản xuất vi mạch driver cho notebook và màn hình. Họ lên sàn chứng khoán năm 2006 và lớn mạnh cùng với sự phát triển của ngành, mở rộng sang cả smartphone, tablet, màn hình cảm ứng. Chip của Himax đang được dùng trong nhiều sản phẩm, từ điện thoại, tivi tới ô tô.
Theo vị CEO 61 tuổi, ông không thể sản xuất thêm driver màn hình chỉ bằng cách yêu cầu nhân viên chăm chỉ hơn. Himax thiết kế driver màn hình rồi sản xuất tại công ty gia công như TSMC, United Microelectronics. Chip của ông được sản xuất bằng công nghệ “mature-node” cũ. Điểm nghẽn nằm ở các dây chuyền này đều đang kiệt sức. Dịch bệnh phát sinh nhu cầu mạnh mẽ tới mức đối tác của Himax không thể sản xuất đủ driver màn hình cho tất cả tấm nền dùng cho máy tính, tivi, game console; chưa kể nhiều sản phẩm khác như tủ lạnh, bộ ổn nhiệt thông minh, hệ thống giải trí xe hơi.
Đặc biệt, driver IC cho hệ thống xe hơi khan hiếm trầm trọng vì chúng thường được sản xuất trên tấm silicon (wafer) 8 inch thay vì 12 inch tiên tiến hơn. Công suất dây chuyền 8 inch của Sumco, một trong các nhà sản xuất wafer hàng đầu thế giới, chỉ là 5.000 wafer/tháng trong năm 2020, thấp hơn năm 2017. Sở dĩ như vậy vì mọi người không đầu tư vào dây chuyền mature-node do không có ý nghĩa kinh tế.
Các dây chuyền hiện tại đã được khấu hao hết và tinh chỉnh để đạt sản lượng gần như hoàn hảo, đồng nghĩa các driver màn hình cơ bản có thể được sản xuất với giá dưới 1 USD và chi phí sản xuất những phiên bản cao cấp cũng không quá đắt. Mua thiết bị mới và bắt đầu từ sản lượng thấp hơn đồng nghĩa với chi phí cao hơn nhiều.
Khan hiếm chip khiến giá LCD tăng mạnh. Tấm nền LCD 50 inch cho tivi đã tăng giá gấp đối từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2021. Theo Bloomberg, giá linh kiện này tiếp tục tăng ít nhất đến quý III.
Tình hình càng thêm trầm trọng do thiếu kính. Các nhà sản xuất kính lớn ghi nhận nhiều sự cố tại các xưởng sản xuất, bao gồm mất điện tại nhà máy Nippon Electric Glass vào tháng 12/2020 và vụ nổ tại nhà máy AGC Fine Techno Korea tháng 1. Sản xuất vẫn căng thẳng ít nhất tới mùa hè năm nay, theo nhà sáng lập hãng tư vấn màn hình DSCC Yoshio Tamura.
Ngày 1/4, I-O Data Device, nhà sản xuất thiết bị ngoại vi máy tính lớn của Nhật Bản, nâng giá 26 màn hình LCD trung bình 5.000 yên, mức tăng mạnh nhất từ khi họ bán màn hình 20 năm trước. Người phát ngôn cho biết họ không thể có lãi nếu không tăng giá do giá linh kiện tăng.
Tất cả những điều này lại tạo thuận lợi cho việc làm ăn của Himax. Doanh số tăng, giá cổ phiếu tăng gấp ba từ tháng 11/2020. Dù vậy, CEO không vui mừng. Doanh nghiệp của ông hoạt động nhờ mang lại cho khách hàng những gì họ muốn, vì vậy việc không thể đáp ứng yêu cầu của họ vào thời điểm cấp bách vô cùng phiền toái. Ông không tin rằng cơn khát chip, đặc biệt đối với ngành xe hơi, sẽ sớm kết thúc. “Chúng ta vẫn chưa đi tới điểm có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”, ông Wu chia sẻ.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Tình trạng khan hiếm chip đang diễn ra trên toàn cầu không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
" alt=""/>Khủng hoảng chip toàn cầu nhìn từ con chip 1 USD