您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Xem bóng đá Việt Nam gặp Thái Lan hôm nay trên VTV5
Công nghệ43人已围观
简介Lúc 19h00 hôm nay (5/9),óngđáViệtNamgặpTháiLanhômnaytrêngày âm lịch hôm nay Đội tuyển Việt Nam sẽ bư...
Lúc 19h00 hôm nay (5/9),óngđáViệtNamgặpTháiLanhômnaytrêngày âm lịch hôm nay Đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu mở màn vòng loại World Cup 2022 gặp Đội tuyển Thái Lan ở Pathum Thani. Người hâm mộ trên cả nước sẽ có rất nhiều cách để đồng hành cùng Đội tuyển Việt Nam trong trận đấu quan trọng hôm nay, bao gồm các địa chỉ kênh VTV5 trực tuyến được điểm lại cuối bài.
Vòng loại World Cup 2022 khu vực Châu Á giai đoạn 2 (vòng bảng đầu tiên) diễn ra từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020. Những lá thăm ngẫu nhiên đã mang đến cho Việt Nam bảng G gồm những cái tên quen thuộc trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, hay Indonesia, cùng với đội bóng đến từ Tây Á là UAE.
Sau những trận thắng trước Thái Lan ở nhiều cấp độ đội tuyển thời gian qua cùng với những thành công vang dội nói chung, thế hệ Đội tuyển Việt Nam hiện nay chắc hẳn đã có đầy đủ kinh nghiệm và sự tự tin trong những trận đấu quan trọng. Những dấu ấn mới vẫn đang chờ đón Đội tuyển Việt Nam ở phía trước.
Xem bóng đá Việt Nam và Thái Lan trực tiếp hôm nay VTV5
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Union Berlin vs Mainz, 21h30 ngày 19/1: Khách phá dớp
Công nghệHoàng Ngọc - 19/01/2025 04:38 Đức ...
阅读更多Chuyện về cậu bé có tên đặc biệt
Công nghệCái tên đặc biệt của Biển Đông đã mang đến cho gia đình rất nhiều niềm vui.
Đặt tên con từ những câu chuyện về biển đảo Tổ quốc
Rất tình cờ khi ngồi trong phòng khám của một bệnh viện, tôi nghe thấy y tá đọc tới tên của một bé trai: Biển Đông. Cái tên đặc biệt ấy khiến tôi và những bậc phụ huynh có mặt tại đó phải chú ý ngay.
Nhất là trong thời điểm hiện tại, cả dân tộc đều mang tâm thế hướng về biển đảo của Tổ quốc, thì chỉ một tiếng Biển Đông cũng gây nhiều cảm xúc. Khi cậu bé và bố mẹ rời đi, tôi như có thôi thúc phải tìm gặp gia đình Biển Đông để hiểu thêm về cái tên đặc biệt đó. Bé Lương Vũ Biển Đông (16 tháng tuổi) hiện sống cùng bố mẹ tại một khu tập thể ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bố cháu là Lương Vũ Hải, một kiến trúc sư và mẹ là chị Đinh Vân Mai, nhân viên văn phòng.
Tại căn phòng nhỏ trong một khu tập thể , bố mẹ của Biển Đông hồ hởi nói về đứa con trai đầu lòng của mình. Anh chị cưới nhau từ năm 2011, bé Biển Đông ra đời là niềm hạnh phúc nhân đôi trong gia đình nhỏ.
Chị Đinh Vân Mai (29 tuổi) tâm sự: "Việc đặt tên cháu là Biển Đông đến khá tự nhiên, từ những câu chuyện chúng tôi nói hàng ngày. Hôm ấy hai vợ chồng tôi đang nói chuyện về tình hình biển đảo của Việt Nam và có nhắc đến Biển Đông. Thế là một ý nghĩ nảy sinh trong đầu tôi: "đặt tên cho con trai mình là Biển Đông, tại sao không?"
Ngoài ra còn một lý do khá đặc biệt, ông nội của cháu đã từng là một chiến sĩ bảo vệ biển đảo tổ quốc. Từ bé bố cháu cũng thường xuyên được tiếp cận với nhiều thông tin về tình hình và sớm gắn bó với những kỷ niệm về biển đảo". Theo chị Mai, thời điểm đó hai vợ chồng đều nghĩ, Biển Đông rất thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam, gắn bó với ngư dân là nguồn sống cho rất nhiều người, là một phần máu thịt của tổ quốc. "Mình đề xuất và được anh nhà duyệt ngay, trong khi trước đó có nhiều tên, mình phải trằn trọc suy nghĩ ra thì đều bị bố cháu gạt phăng" - chị Mai vui vẻ nhớ lại.
Biển Đông – gửi gắm tình yêu biển đảo quê hương
Ngày nhỏ, bố Biển Đông đã từng mơ ước trở thành một người lính hải quân.
"Khi đặt tên cháu là Biển Đông, chúng tôi muốn gửi gắm lòng yêu nước, tinh thần hướng đến biển đảo của Tổ quốc tới cháu. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, bất cứ con người nào, sinh ra lớn lên ở Việt Nam, nhận dòng máu Việt, hấp thu văn hóa của đất nước, thì đều có sẵn cái tinh thần ấy, tình yêu ấy chứ không chỉ vì cái tên" - anh Lương Vũ Hải (30 tuổi) - bố của Biển Đông tâm sự. Cũng từ tên đặc biệt, gia đình bé Biển Đông nhận được thêm nhiều niềm vui, có cả những thắc mắc và tò mò về cái tên của cháu. Chị Mai cho biết, có người thích thú, có người thì bảo, tên cháu thời sự quá.
Nhiều người vẫn nói đùa với gia đình anh chị rằng sau này Biển Đông đi học, sẽ được nhiều thầy cô giáo gọi lên bảng hỏi bài. Mỗi lần như vậy, anh chị lại cười và nói: "Được thầy cô quan tâm cũng tốt. Như vậy cháu càng phải phấn đấu hơn nữa để học tập tốt hơn". Một điều đặc biệt chúng tôi được biết khi nói chuyện với bố bé Biển Đông, rằng hồi nhỏ anh cũng thích trở thành lính hải quân.
Anh Hải chia sẻ: "Một trong những món quà mà tôi thích nhất hồi xưa là một cái mũ lính thủy trẻ em mà chú tôi đi Nga về tặng. Nó may rất đẹp và trên đó tôi vẫn nhớ là có dòng chữ hạm đội Biển Đen khá đáng yêu".
Bố mẹ Biển Đông hi vọng, lớn lên cậu bé sẽ là một người công dân tốt, có nhiều đóng góp cho xã hội
Khi đặt tên cho con trai là Biển Đông, anh đã đăng tải thông tin giấy khai sinh của cháu trên mạng xã hội để cùng biết, kèm theo đó là một bài thơ ngắn của nhà thơ Liên Xô N.Tikhonov nói về những người lính hải quân quả cảm, mạnh mẽ. Anh không ngần ngại chia sẻ về bài thơ mà anh rất thích, bài thơ do một người bạn dịch từ Tiếng Nga tặng anh mang tên Bài ca về những chiếc đinh.
"Chúng tôi thấy rất thoải mái khi lớn lên trong môi trường như thế này. Nên chúng tôi cũng cố gắng để cho con mình cũng được trưởng thành theo cách giống như vậy. Cháu có thể trở thành một người lính bảo vệ biên giới, biển và hải đảo như ông nội hoặc một nghề nghiệp bình thường như chúng tôi. Miễn là một người Việt Nam biết sống đàng hoàng, chân chính, tử tế với chính mình và mọi người", anh bày tỏ quan điểm về cách giáo dục con.
Cũng như bao người Việt khác, gia đình anh Hải vẫn luôn cập nhật và theo dõi theo mọi tin tức hàng ngày về Biển Đông, và đặc biệt là về những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. "Chúng tôi luôn tin tưởng vào tinh thần trách nhiệm, sự tỉnh táo, kiên quyết và năng lực của những người lính biển Việt Nam. Cầu chúc những điều an lành , tốt đẹp nhất đến với những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc được trọn vẹn, vững bền", anh Hải tâm sự.
(Theo Pháp luật Xã hội)
">...
阅读更多Viettel Money đưa thanh toán số đến với vùng sâu vùng xa
Công nghệNgười dân có thể dùng tiền điện tử với điện thoại cục gạch (feature phone). Ảnh: Viettel Thứ hai, hình thức này còn được kỳ vọng trở thành ví tiền lẻ cho người dân thực hiện mọi giao dịch trong đời sống hàng ngày như mua bán nhu yếu phẩm tại các hàng tạp hóa, chợ dân sinh... Chỉ với thao tác quét mã QR hoặc qua USSD, bấm *998# và nhấn gọi (với mạng Viettel), người dùng có thể thực hiện giao dịch.
Chị Phạm Hoa (40 tuổi, Cao Bằng) cho biết bản thân từng gặp tình huống chỉ cần đi vài trăm mét để mua đồ nhưng do không có tiền mặt, chị phải đi thêm mấy km nữa để rút tiền. Từ lời giới thiệu của chủ tạp hóa gần nhà, chị biết đến hình thức thanh toán mobile money và dần quen với thao tác quét mã QR. Các bất tiện trước đây cũng được giải quyết.
Người dùng có thể thanh toán không tiền mặt mọi lúc mọi nơi, ngay cả các cửa hàng nhỏ, xe đẩy... Ảnh: Viettel Bằng cách chuyển, rút tiền trên, người dùng cũng có thể sử dụng Mobile Money ngay cả khi không có Internet. Ông Trương Quang Việt - Phó tổng giám đốc Viettel Digital Service cho biết: Với mức độ phủ sóng dữ liệu di động rộng khắp cả nước, người dùng Viettel Money có thể đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn dịch vụ này ở bất cứ đâu, không gặp rào cản vì hạn chế công nghệ.
Theo Báo cáo Trải nghiệm mạng di động Việt Nam (Mobile Network Experience Report) tháng 9 của Opensignal, Viettel là nhà mạng đi đầu về trải nghiệm vùng phủ sóng 4G ở Việt Nam, được đánh giá ở mức 8,8/10 điểm về trải nghiệm vùng phủ sóng 4G. Do đó việc thanh toán số bằng tiền di động của các chủ thuê bao được cho là ít bị gián đoạn như các hình thức khác.
Thứ ba, người dùng có thể sử dụng Mobile Money tại thông qua qua các điểm giao dịch. Riêng Viettel có tới hàng trăm nghìn điểm giao dịch, hỗ trợ nạp, rút, chuyển tiền... tại hơn 11.000 xã trên toàn quốc. Đồng thời, đây cũng là một mắt xích trong cầu nối liên kết người dân với các dịch vụ ngân hàng. Với người dân vùng sâu vùng xa, hải đảo... việc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, tại các điểm giao dịch trực tiếp này, họ có thể thực hiện giao dịch chuyển, nhận tiền từ các tài khoản ngân hàng khác.
Người dân vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ tiện ích trên Internet thông qua Money Mobile. Ảnh: Viettel Ngoài ra, với dịch vụ tiền di động, người dân có thể chủ động thanh toán hóa đơn điện, nước hàng tháng, thay vì chờ nhân viên thu tiền đến nhà hay di chuyển tới điểm thu nộp như trước đây. Chị Phạm An Vinh (công nhân một xưởng sản xuất nhỏ tại Điện Biên) chia sẻ, trước đây, gia đình chị từng bị cắt nước bởi khoảng thời gian cuối năm, công việc gấp rút, hai vợ chồng thường xuyên đi làm ca, người thu tiền đến nhà lại không thể gặp được. Giờ tôi đã biết cách trả tiền điện, nước qua điện thoại, không còn cảnh canh ngày, canh giờ chờ người ta đến hay di chuyển đến điểm thu nữa, chị nói thêm.
Như vậy, khi được giải quyết bài toán giao dịch không tiền mặt, người dân nông thôn cũng được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, an sinh xã hội... dễ dàng hơn. Với hơn 300 tiện ích cá nhân hóa theo nhu cầu khách hàng, Viettel Money mở ra cho người dùng hệ sinh thái bao gồm đầu tư, vay tiền, thanh toán bảo hiểm, học phí các trường đại học hay thậm chí, tham gia các khóa học online của Viettel.
Để sử dụng Viettel Money, người dân cần sở hữu SIM chính chủ và dùng dịch vụ viễn thông liên tục trong ít nhất ba tháng liền kề.
Phương Dung
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1
- Bắt gặp chân dung thị dân trẻ
- Các sản phẩm độc lạ có mặt tại CES 2022
- Mai Phương Thúy: Tôi quên mình là hoa hậu nên hay mặc sexy
- Nhận định, soi kèo Unirea Slobozia vs Sepsi, 22h00 ngày 17/1: Nỗ lực cải thiện phong độ
- MC Đại Nghĩa: Đã không đẹp còn không biết nỗ lực thì lấy gì ăn?
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận
-
Ông Eiji Toyoda tại nhà máy liên doanh với Genera Motors năm 1985. (Ảnh: AP) Năm 1933, Kiichiro Toyoda tới châu Âu và Mỹ, nơi ông ghé thăm một số nhà máy sản xuất xe hơi. Sau khi trở về Nhật Bản, doanh nhân trẻ mở bộ phận ô tô bên trong công ty sản xuất máy dệt Toyoda Loom của cha mình. Tháng 5/1935, nguyên mẫu xe hơi đầu tiên ra đời.
Toyoda xuất phát muộn hơn 50 năm so với các đối thủ từ Mỹ và 100 năm so với các đối thủ châu Âu. Khi đó, General Motors và Ford cũng có các nhà máy tại Nhật Bản, song sự thống lĩnh của họ trên thị trường xe hơi toàn cầu không khiến Toyoda nhụt chí.
Do tài nguyên thiên nhiên hạn chế, Toyoda chủ động phát triển các động cơ và phương tiện tiết kiệm nhiên liệu. Năm 1936, công ty Toyoda đổi tên thành Toyota. Năm 1939, công ty mở một trung tâm nghiên cứu để bắt đầu nghiên cứu xe chạy pin. Năm 1940, Trung tâm nghiên cứu khoa học Toyota và Toyota Works được thành lập. Năm tiếp theo, Toyota Machine Works hình thành, chuyên sản xuất máy công cụ và phụ tùng ô tô.
Khi Thế chiến II kết thúc tháng 8/1945, hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đều bị tàn phá. Toyota cũng vậy, họ có 3.000 nhân viên nhưng không có nhà máy. Kinh tế Nhật Bản thực sự tồi tệ. Tuy nhiên, truyền thống cống hiến và bền bỉ của người Nhật chính là công cụ đắc lực nhất của Toyoda trong công cuộc tái thiết khó khăn.
Khi ngành xe hơi Nhật Bản nói chung bắt đầu hồi phục, họ lại lo ngại các nhà sản xuất Mỹ và phương Tây sẽ chiếm trọn thị trường trong nước với tiềm lực kinh tế và công nghệ ưu việt. Họ hiểu rằng không thể phụ thuộc vào bảo hộ của chính phủ dưới hình thức thuế nhập khẩu cao hay các rào cản khác như trước chiến tranh nữa.
Do đối thủ phương Tây tập trung vào xe cỡ lớn và cỡ trung, các lãnh đạo Toyota cho rằng họ nên chuyển sang xe cỡ nhỏ để tránh đối đầu trực diện. Tháng 1/1947, các kỹ sư công ty hoàn thành nguyên mẫu xe cỡ nhỏ đầu tiên với tốc độ tối đa 54 dặm/giờ. Sau hai năm khó khăn, dường như Toyota có thể nếm hương vị thành công.
Song, mọi thứ không suôn sẻ như vậy. Năm 1949, Toyota xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa người lao động và quản lý. 4 năm sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản vẫn chưa khá lên. Các nhà sản xuất xe hơi trong nước không thể huy động nguồn vốn cần thiết để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi. Tình hình tài chính của Toyota cũng xấu đi, đứng bên bờ phá sản và giải thể. Cuối cùng, ban lãnh đạo và người lao động thống nhất giảm nhân sự từ 8.000 xuống 6.000, dưới hình thức tự nguyện. Chủ tịch Kiichiro Toyoda và cộng sự từ chức. Chưa đầy hai năm sau, ông qua đời.
Không lâu sau khi nội bộ ổn thỏa, hai lãnh đạo mới của Toyota – Eiji Toyoda và Shoichi Saito – đến Mỹ. Nhằm tìm kiếm ý tưởng mới cho công ty, họ đi thăm các nhà máy của Ford và quan sát công nghệ xe hơi tiên tiến nhất. Nhờ đó, hệ thống Toyota Suggestion System ra đời, nơi mọi nhân viên được khuyến khích đưa ra gợi ý để cải thiện mọi lĩnh vực.
Một chính sách quan trọng hơn cả được kích hoạt chính là cam kết đầu tư vào các cơ sở hiện đại nhất, làm chìa khóa cho tiến bộ trong công suất và chất lượng. Toyota tăng tốc nhanh chóng vào thập niên 50, đầu tư vào trang thiết bị mới cho tất cả nhà máy. Không ngạc nhiên khi họ hưởng lợi từ hiệu quả sản xuất ngay lập tức.
Năm 1955, Nhật Bản trở thành thành viên của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (GATT) nhưng ô tô vẫn là ngành kém cạnh tranh nhất trên trường quốc tế. Toyota nhìn thấy trước thời kỳ tự do hóa vốn và thương mại quốc tế quy mô lớn tại Nhật Bản, do đó quyết định tập trung vào giảm chi phí sản xuất và phát triển những chiếc xe tinh vi hơn nữa, đồng thời đạt chất lượng cao nhất có thể.
Đây là nỗ lực đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhà cung ứng phụ tùng độc lập cho Toyota. Nó thành công đến nỗi vào năm 1965, Toyota được trao Giải thưởng Deming vì những thành tựu trong kiểm soát chất lượng. Đó cũng là năm chính phủ Nhật Bản tự do hóa nhập khẩu xe chở khách. Giờ đây, Toyota sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ ngoại cả về giá và chất.
Không ngừng cải tiến
“Ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay” là triết lý ăn sâu vào máu của Toyota. Trải qua những khó khăn của chiến tranh và khủng hoảng kinh tế, công ty vẫn có thể vươn lên mạnh mẽ là nhờ sự lạc quan có phần “cả tin” này.
Toyota nổi tiếng toàn cầu với Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System – TPS) nhưng ít ai biết được TPS không xuất hiện ngay từ đầu. Nó được tạo ra để đối phó với những mối đe dọa mà Toyota gặp phải. Để hiện thực triết lý “Ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay”, Toyota áp dụng “kaizen”, một từ tiếng Nhật có ý nghĩa “không ngừng cải tiến”. Sinh thời, Chủ tịch Toyota Kiichiro Toyoda cũng nhắc đến điều đó: “Chúng ta nỗ lực để làm ra sản phẩm tốt hơn nhờ cải thiện từng ngày”. Tinh thần của kaizen chính là dù công ty lớn tới đâu, vẫn mang thái độ của một doanh nghiệp nhỏ, luôn khao khát, luôn cháy hết mình, học hỏi những điều mới và tạo ra sự khác biệt.
Kaizen giải thích vì sao Toyota liên tục và kiên trì thử nghiệm, không bao giờ thỏa mãn với bất kỳ điều gì dù đã đạt địa vị cao. Cựu Phó Chủ tịch Toyota Tokuichi Uranishi từng nói: “Nếu chúng ta thỏa mãn với hiện tại, mọi thứ sẽ đi sai hướng”.
Mẫu xe hơi đầu tiên của Toyota xuất sang Mỹ là 1957 Crown, đánh dấu mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với tài xế Mỹ. Những năm 1960 là thời kỳ Toyota tăng trưởng mạnh, bắt đầu xuất khẩu xe hơi sang châu Âu. Doanh số Toyota cũng bùng nổ tại Australia. Lần lượt các mẫu xe sau này của Toyota được đón nhận nồng nhiệt, đó là chiếc xe thể htao Sports 800, Corolla… Đến năm 1970, Toyota đã xuất khẩu 1 triệu xe trên toàn cầu, thực sự ghi dấu ấn trên thị trường xe hơi thế giới.
Công ty mở thêm nhiều nhà máy để đáp ứng nhu cầu tăng không ngừng. Thập niên 80, mẫu xe Camry ra đời. Năm 1989, Toyota mở thêm thương hiệu hạng sang Lexus và chỉ sau hai năm, Lexus là thương hiệu xe sang nhập khẩu lớn nhất tại Mỹ.
Toyota làm nên lịch sử vào năm 2008 khi vượt qua General Motors (GM) trở thành nhà sản xuất xe hơi số 1 thế giới. Đó là lần đầu tiên trong 77 năm, một tên tuổi khác không phải GM nắm giữ vị trí này. Năm 2008, doanh số xe Toyota là 8,9 triệu, cao hơn 8,35 triệu của GM. Năm 2020, Covid-19 bùng phát ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp xe hơi, Toyota cũng không phải ngoại lệ. Dù doanh số giảm 11,3% xuống còn hơn 9,5 triệu xe, công ty vẫn đủ sức lấy lại danh hiệu đầu bảng từ tay Volkswagen.
Toyota vượt qua năm đầu đại dịch tương đối thành công khi lợi nhuận năm tài khóa 2020 tăng 10,3%, đạt 2,25 nghìn tỷ yen. Không chỉ có vậy, hãng xe Nhật Bản còn chống đỡ được cuộc khủng hoảng bán dẫn khiến ngành ô tô điêu đứng. Điều này nhờ vào bài học quản lý hàng tồn kho từ các sự kiện trước đây như khủng hoảng tài chính 2008 hay thảm họa kép 2011 tại Nhật Bản.
Và đúng với tinh thần của cố Chủ tịch Kiichiro Toyoda, người phát ngôn Toyota khẳng định: “Trọng tâm của chúng tôi không phải là thứ hạng mà là phục vụ khách hàng”.
Du Lam
Toyota hé lộ tham vọng với xe điện
Nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản tuyên bố sẽ bán 3,5 triệu chiếc xe điện chạy pin trên toàn cầu vào năm 2030 và đưa Lexus thành thương hiệu xe điện vào năm 2035.
" alt="Bí quyết đưa Toyota trở thành hãng xe bán chạy nhất thế giới">Bí quyết đưa Toyota trở thành hãng xe bán chạy nhất thế giới
-
- Từ những kết quả bước đầu đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng đề án một kỳ thi quốc gia nhằm 2 mục đích (xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) và sẽ đưa ra tham khảo dư luận trong thời gian tới. Tại cuộc họp báo sau 2 đợt thi ĐH, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết rõ hơn về điều này.
Ông Mai Văn Trinh: Việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ thi chung đã tiến hành từ vài năm nay, trên cơ sở đổi mới ra đề thi, kiểm tra đánh giá, với lộ trình đã rõ nét, chứ không phải bây giờ mới bắt đầu.
Bộ bình luận gì về ý kiếnviệc đổi mới thi cử thời gian qua của Bộ mang tính nhỏ giọt?
- Cục trưởng Mai Văn Trinh: Như đã công bố nhiều lần, kỳ thi tuyển sinh năm nay, Bộ GD-ĐT xây dựng trên cơ sở đồng bộ với những gì đã làm ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Ngoài ra, trong những năm rồi, các trường phổ thông đã tích cực đổi mới dạy học và kiểm tra theo hướng mới.
Việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ thi chung đã tiến hành từ vài năm nay, trên cơ sở đổi mới ra đề thi, kiểm tra đánh giá, với lộ trình đã rõ nét, chứ không phải bây giờ mới bắt đầu. Chúng tôi khẳng định tổ chức kỳ thi chung vẫn có độ tin cậy để sử dụng trong tuyển sinh, nhưng vẫn nhắc lại kỳ thi chung này không tước đi quyền tự chủ tuyển sinh của các trường.
Bộ yêu cầu các trường trong tháng 9 phải nộp lên Bộ đề án tuyển sinh riêng, trong khi đó Bộ chưa công bố đề án đổi mới tuyển sinh với một kỳ thi quốc gia. Vậy việc xây dựng đề ántuyển sinh riêng vào thời điểm này liệu có dẫn tới mâu thuẫn với kỳ thi chung?
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga:Kỳ thi quốc gia sắp tới, nếu diễnra, một mặt sẽ dùng kết quả để xét tốt nghiệp, mặt khác cung cấp dữ liệu cho cáctrường ĐH, CĐ.
Bộ mới đề nghị trong tháng 9 các trường gửi đề án tuyển sinhriêng về Bộ. Nếu trường nói chỉ dựa vào kỳ thi quốc gia, không cần gì khác cũngđược, hoặc bổ sung thêm sơ tuyển, phỏng vấn, làm bài luận, thi thêm một vài môn…để tuyển sinh. Vì vậy, việc thực hiện một kỳ thi quốc gia với xây dựng đề ánriêng không có gì mâu thuẫn cả.
Thứ trưởng có nói kỳ thi quốc gia và đề án tuyển sinh riêng của các trường không mâu thuẫn, nhưng mộtsố trường chưa biết thông tin gì về kỳ thi quốc gia đó. Vậy chỉ trong một vàitháng có kịp cho các trường đưa ra một phương án riêng?
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga:Việc xây dựng đề án tuyển sinh riêng như thế nào trong quy chế đã hướng dẫn cụthể. Các trường căn cứ vào đó để thực hiện. Có 62 trường đã thành công và thực hiện ngay trong năm nay.
Vậy thì, cụ thể là bao giờ Bộ công bố phương án kỳ thi chung?
- Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ GD-ĐT đang xây dựng đề án tuyển sinh chung theo chỉ đạo của Chính phủ là trong quý III/2014 phải hoàn thành.
Theo lộ trình là sẽcông bố dự thảo, sau đó lấy ý kiến công luận, khi nào nhận được nhiều sự đồng tình thì báo cáo Chính phủ quyết định. Trong quá trình xây dựng Bộ luôn hoan nghênhý kiến đóng góp cho đề án.
Cho tới thời điểm này chưa thể nói chính xác ngày nào công bốdự thảo nhưng tôi khăng định mọi việc vẫn đang tiến hành theo lộ trình.
Theo quy chế sẽ có 2 kỳthi tuyển sinh đại học trong một năm. Xin cho biết tới đây kỳ tuyển sinh thứhai sẽ được tiến hành như thế nào?
- Thứ trưởng Bùi VănGa: Quy chế quy địnhmỗi năm tuyển sinh hai lần. Những trường đào tạo theo tín chỉ, cũng giống nhưnhiều nước trên thế giới, có thể tuyển sinh 2 lần/ năm vào mùa thu và mùa xuân.Trường tuyển sinh riêng có thể đề xuất.
Nhưng 62 đề án tuyển sinh riêng đã gửi tới Bộ không có đề ánnào đề xuất như vậy. Các trường tuyển sinh riêng dù tuyển làm nhiều đượt vẫn kếtthúc vào tháng 10 – 11 như tuyển sinh chung. Sau này, nếu có, Bộ sẽ sắp xếp thờigian để các trường không tuyển lắt nhắt, gây phức tạp cho thí sinh và xã hội.
Xin cảm ơn ông.
- Ngân AnhGhi
Sắp công bố dự thảo thi tuyển sinh “2 trong 1”
-
(Ảnh: CNBC) Theo dữ liệu của hãng phân tích blockchain Chainalysis, tổn thất do tội phạm liên quan đến tiền điện tử năm 2021 tăng 79% so một năm trước, đạt 14 tỷ USD. Lừa đảo là hình thức tội phạm liên quan đến tiền điện tử phổ biến nhất, tiếp đó là trộm cắp – phần lớn xảy ra qua tấn công vào các doanh nghiệp tiền ảo. Chainalysis cho biết DeFi đóng vai trò lớn trong cả hai. Đây là lời cảnh báo cho những ai đang tham gia vào phân khúc mới nổi này.
Hãng phân tích nhận định DeFi là một trong lĩnh vực hấp dẫn nhất của hệ sinh thái tiền ảo, mang đến cơ hội khổng lồ cho doanh nhân và người dùng. Tuy nhiên, nó cũng tạo điều kiện cho hành vi lừa đảo, trộm cắp diễn ra trên diện rộng.
Mục tiêu của DeFi là loại bỏ các bên trung gian như ngân hàng khỏi các giao dịch tài chính truyền thống, chẳng hạn bảo lãnh khoản vay. Với DeFi, ngân hàng và luật sư được thay thế bằng hợp đồng thông minh (smart contract). Hợp đồng thông minh viết trên một blockchain công khai, như ethereum hay solana và thực thi khi đáp ứng điều kiện nhất định, không cần tới trung gian.
Giao dịch DeFi tăng 912% trong năm 2021, theo thống kê của Chainalysis. Lợi nhuận từ các tiền ảo phi tập trung như Shiba Inu cũng tạo ra cơn sốt. Dù vậy, có nhiều yếu tố rủi ro khi giao dịch trong hệ sinh thái tiền ảo này.
Một vấn đề với DeFi, theo Giám đốc nghiên cứu Kim Grauer của Chainalysis, là nhiều giao thức mới được tung ra tồn tại các lỗi lập trình mà tin tặc có thể khai thác được. 21% các vụ tấn công năm 2021 lợi dụng những lỗ hổng như vậy.
Dù có các doanh nghiệp công bố các giao thức an toàn và thực hiện kiểm định mã, nhiều người vẫn lao vào những nền tảng không đáng tin mà bỏ qua bước tìm hiểu vì cho rằng họ sẽ nhận được lợi nhuận khổng lồ.
Trộm cắp tiền ảo tăng 516% so với năm 2020, lên 3,2 tỷ USD. Trong số này, 72% xuất phát từ các giao thức DeFi. Thiệt hại từ lừa đảo tăng 82%, lên 7,8 tỷ USD, trong đó, hơn 2,8 tỷ USD đến từ “kéo thảm” (rug pull). Đây là hình thức các nhà phát triển tạo ra các dự án tiền ảo có vẻ tin cậy và ôm tiền của nhà đầu tư chạy trốn.
Tội phạm liên quan tiền điện tử có thể lập kỷ lục song các chuyên gia cũng lưu ý, tăng trưởng trong hoạt động sử dụng tiền ảo hợp pháp vượt xa tăng trưởng của các hành vi tội phạm. Đây có lẽ là bất ngờ lớn nhất, theo Chainalysis. Báo cáo của hãng nhận định tội phạm đang trở thành một phần ngày càng nhỏ bé của hệ sinh thái tiền ảo.
Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố kìm hãm các hành vi tội phạm là do công cụ của nhà hành pháp và tính minh bạch của công nghệ blockchain. Không như tiền mặt hay các hình thức giao dịch khác, mỗi giao dịch trong blockchain đều được lưu trong sổ cái công khai và với công cụ phù hợp, hoàn toàn xem được bao nhiêu hoạt động tiền ảo liên quan đến tội phạm. Các nhà chức trách gặt hái thành công lớn khi tận dụng sự minh bạch của blockchain để điều tra và đánh sập hoạt động phi pháp.
Chẳng hạn, tháng 11/2021, cơ quan Điều tra hình sự IRS cho biết đã tịch thu hơn 3,5 tỷ USD tiền ảo trong năm 2021, chiếm 93% lượng tiền tịch thu được trong năm của đơn vị này. Những chiến tích khác còn phải kể đến vụ tịch thu 56 triệu USD của Bộ Tư pháp Mỹ trong cuộc điều tra lừa đảo tiền ảo, tịch thu 2,3 triệu USD từ băng nhóm mã độc tống tiền đứng sau vụ tấn công Colonial Pipeline hay số tiền không được tiết lộ trong cuộc điều tra tài trợ khủng bố của Israel.
Du Lam (Theo CNBC)
Thế giới thiệt hại 14 tỷ USD vì lừa đảo tiền ảo năm 2021
-
Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
-
- Bộ GD&ĐT vừa đưa 2 Dự thảo Thông tư về quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định chế độ làm việc lên website của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi. Ảnh minh họa: PetroTimes Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 hạng: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I gọi là giảng viên hạng I; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II gọi là giảng viên hạng II; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III gọi là giảng viên hạng III.
Các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Giảng viên hạng I:
- Giảng dạy trình độ đại học trở lên, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp ĐH, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm
- Sử dụng thành thạo 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn (đạt bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên). Đối với giảng viên ngoại ngữ thì các yêu cầu trên áp dụng cho ngoại ngữ thứ hai.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng thông dụng và sử dụng thành thạo ít nhất 1 phần mềm máy tính chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn.
- Có thâm niên ở chức danh giảng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất 3 năm (không tính thời gian đi học nâng cao trình độ)
- Chủ trì ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước
- Hướng dẫn chính ít nhất 1 nghiên cứu sinh hoặc hướng dẫn phụ 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
- Chủ trì biên soạn ít nhất 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo hoặc 01 sách chuyên khảo.
- Công bố ít nhất 15 bài báo, báo cáo khoa học thuộc chuyên ngành tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
Giảng viên hạng II:
- Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học, tham gia giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm
- Có thể sử dụng 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong trao đổi chuyên môn, tra cứu tài liệu (đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương). Đối với giảng viên ngoại ngữ thì quy định trên áp dụng cho ngoại ngữ thứ 2
- Có thâm niên ở chức danh giảng viên hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là 5 năm đối với giảng viên có bằng thạc sĩ, 3 năm đối với giảng viên có bằng tiến sĩ (không tính thời gian đi học nâng cao trình độ).
- Chủ trì ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 1 đề tài cấp bộ hoặc cấp nhà nước
- Hướng dẫn ít nhất 5 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng phụ ít nhất 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
- Chủ biên ít nhất 01 giáo trình môn học hoặc tham gia biên soạn ít nhất 02 giáo trình được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo.
- Có ít nhất 6 bài báo, báo cáo khoa học tại hội nghị quốc gia hay quốc tế.
Giảng viên hạng III:
- Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học; giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
- Sử dụng được 1 ngoại ngữ để đọc tài liệu chuyên môn và giao tiếp thông thường (đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên). Đối với giảng viên ngoại ngữ thì quy định trên áp dụng cho ngoại ngữ thứ 2.
- Nguyễn Thảo
Sẽ xếp loại giảng viên thành 3 hạng