Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến do các giáo sư y khoa từ 20 trường đại học tổ chức vào cuối ngày 15/3.
Sở dĩ họ chọn mốc từ chức là ngày 25/3 có liên quan tới một thông báo trước đây của Chính phủ Hàn Quốc. Hôm đó là hạn chót để các bác sĩ nội trú, thực tập sinh phải đưa ra ý kiến về việc đình chỉ giấy phép. Cơ quan chức năng đã gửi thông báo về việc đình chỉ hành nghề cho khoảng 5.000 bác sĩ đã bất chấp lệnh quay trở lại làm việc.
Giới y tế phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y lên 2.000 chỗ bắt đầu vào năm tới. Chính phủ cho biết động thái này nhằm giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ thường xuyên ở khu vực nông thôn và các lĩnh vực y tế thiết yếu.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng việc tăng hạn ngạch sẽ làm suy yếu chất lượng giáo dục và các dịch vụ khác, đồng thời dẫn đến chi phí y tế cao hơn cho bệnh nhân. Họ kêu gọi ưu tiên các biện pháp giải quyết vấn đề trả lương thấp cho các bác sĩ chuyên khoa và bảo vệ nhân viên y tế trước các vụ kiện về sơ suất.
Cuộc đình công kéo dài làm dấy lên lo ngại của bệnh nhân rằng họ có thể không được điều trị y tế kịp thời. Các bệnh viện đa khoa lớn đã phải hủy bỏ và trì hoãn phẫu thuật, điều trị khẩn cấp do phụ thuộc nhiều vào các bác sĩ thực tập.
Trang web này đã giả mạo một số nội dung, hình ảnh, logo của EVN và có thể gây hiểu nhầm rằng đây là ấn phẩm thông tin thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Sự hiểu nhầm này có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi sử dụng các thông tin tại đây.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ sở hữu trang web tại địa chỉ: evn.com.vn. Do vậy, EVN đề nghị người sử dụng điện chỉ tra cứu thông tin tại địa chỉ website này hoặc liên hệ các trung tâm chăm sóc khách hàng thuộc các Tổng công ty Điện lực để được hỗ trợ.
Qua theo dõi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên nhận thấy, tình trạng giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu EVN đã diễn ra nhiều lần trong thời gian qua. EVN khuyến cáo người sử dụng điện và người dân nâng cao cảnh giác, tránh để bị hại hoặc bị lợi dụng vào mục đích xấu.
Hiện nay, địa phương này đã có kho dữ liệu dùng chung, cập nhật 1.941 trường thông tin và hơn 437.000 bản ghi dữ liệu; cổng dữ liệu mở đã công bố 50/98 bộ dữ liệu mở do 7/20 sở, ngành cung cấp.
Kho dữ liệu đã tích hợp 1.579/1.937 dịch vụ công trực tuyến lên cổng quốc gia. Cùng với đó, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt trên 90%. Có 100% cơ sở khám, chữa bệnh đã kết nối liên thông giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử lên cổng giám định bảo hiểm y tế; triển khai mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học…
Theo các chuyên gia, diễn đàn lần này là cơ hội để TP Hải Phòng có những góc nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Đây cũng là dịp để các cấp, ngành, doanh nghiệp công nghệ thông tin của địa phương kết nối, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.
Trước đó, Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số, chính thức công bố đưa vào vận hành nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu dùng chung, kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở, nền tảng phân tích xử lý dữ liệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ ra quyết định, hệ thống xác thực tập trung, ứng dụng phục vụ điều hành của chính quyền, ứng dụng cho công dân, nền tảng phát triển kỹ năng số, hệ thống đánh giá mức độ chuyển đổi số các sở, ngành, địa phương.
" alt=""/>Hải Phòng chi 400 tỷ đồng thực hiện 81 nhiệm vụ chuyển đổi số