Chiến lược “chọn 1 trong 2” vốn gây tranh cãi trong 5 năm trở lại đây tại Trung Quốc cuối cùng đã trở thành định tính để áp đặt hành vi độc quyền kinh doanh,ànạnnhâncủacuộcchiếnchốngđộcquyềntrêbxh bd ngoai hang anh Alibaba đã trở thành “nạn nhân” đầu tiên để giới chức nước này “khai đao”.
Án phạt lên tới 18,288 tỷ NDT (2,8 tỷ USD) mà Cục Giám sát thị trường nhà nước Trung Quốc ban hành đối với Alibaba chiếm tới 4% doanh thu năm 2019 của tập đoàn.
Tập đoàn của tỷ phú Jack Ma liên tục gặp phải vận rủi trong thời gian gần đây. |
Không đơn thuần là một án phạt, ý nghĩa của vụ việc đã vượt xa mục đích ban đầu. Đây được cho là lời cảnh báo đối với toàn bộ ngành Internet tại Trung Quốc, đồng thời động thái này cũng cho thấy Bắc Kinh đang đẩy nhanh tiến độ của cuộc chiến chống độc quyền nhằm vào các công ty công nghệ lớn.
Alibaba: "Cây to đón gió"
Thực tế, những tranh chấp pháp lý liên quan đến hành vi độc quyền của Alibaba đã tồn tại từ lâu. Bắt đầu từ tháng 11/2015, chính sách “chọn 1 trong 2” của Alibaba dưới thời Jack Ma bị cáo buộc phá vỡ thị trường thương mại điện tử và không ít nền tảng đã nhiều lần kêu gọi tẩy chay hành vi này.
Mãi đến tháng 12/2020, Cục Quản lý thị trường nhà nước Trung Quốc mới tiến hành cuộc điều tra chống độc quyền đầu tiên và phán quyết cuối cùng cũng được đưa ra. Về cơ bản, Alibaba ngay lập tức lên tiếng cho thấy thái độ hợp tác với nhà chức trách. “Chúng tôi nhận ra rằng hình phạt ngày hôm nay là một lời cảnh báo và thúc đẩy chúng tôi, đó là một tiêu chuẩn và sự quan tâm cho quá trình phát triển của ngành”, đại diện Alibaba đưa ra bình luận trong Thư gửi khách hàng và công chúng.
Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích thị trường, hình phạt đó vốn có lợi cho Alibaba, bởi các chính sách bảo thủ trong những năm gần đây đã khiến họ dần tụt hậu ở lĩnh vực thương mại điện tử. Điều này cũng cho phép nền tảng kinh tế Internet tái tập trung vào việc duy trì sự đổi mới, thay vì dựa vào vị trí thống lĩnh để “bảo vệ” thị trường. Quan trọng hơn, đòn cảnh cáo dành cho Alibaba sẽ hình thành lợi thế cạnh tranh thị trường mạnh mẽ trong tương lai.
Các nền tảng khác bắt đầu cảnh giác
Ngoài việc cảnh báo cho Alibaba, hình phạt như một lời răn đe đối với toàn bộ ngành công nghiệp Internet Trung Quốc. Xét cho cùng, vấn đề độc quyền không chỉ giới hạn ở một nền tảng và với quy mô hoạt động như hiện tại, việc Alibaba bị nhắm tới đầu tiên là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Trong những năm qua, kinh tế nền tảng được hưởng lợi từ sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của Internet. Dựa vào hiệu ứng tích tụ, các nền tảng đã nhanh chóng hình thành một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là thương mại điện tử. Đến một giai đoạn nhất định, sẽ phát sinh các thuộc tính độc quyền tự nhiên và quy mô nền tảng càng lớn thì lợi thế càng rõ ràng.
Tuy nhiên, “nếu các nền tảng tận dụng sai lợi thế này, dẫn tới việc hình thành sự cạnh tranh không lành mạnh, hành vi đó bị nghi ngờ là bất hợp pháp”, sự trừng phạt mà Cục Quản lý giám sát nhà nước Trung Quốc đưa ra đã chứng minh điều đó. Nhận ra nguy cơ nên nhiều nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Taobao, Tmall, JD, 1688… bắt đầu có động thái thay đổi chính sách nhằm tránh trở thành nạn nhân tiếp theo của cơ quan quản lý.
Chiến dịch chống độc quyền Internet tại Trung Quốc đang tăng tốc
“Lần này Alibaba bị phạt và phát đi tín hiệu cho thấy các bộ phận liên quan đã thắt chặt giám sát chống độc quyền đối với nền kinh tế nền tảng. Tôi tin rằng sẽ có những vụ thực thi chống độc quyền khác trong tương lai, không chỉ vụ này”, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc nhận định.
Bên cạnh đó, tăng cường chống độc quyền và ngăn chặn sự bành trướng tư bản gây rối loạn thị trường cũng là thái độ nhất quán của chính phủ Trung Quốc, được đề cập cụ thể tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương tổ chức vào cuối năm ngoái. Có điều, từ bối cảnh phát triển những năm qua, công tác giám sát độc quyền tại đây vẫn có độ trễ nhất định.
Với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của các nền tảng kinh tế Internet, việc thực thi pháp luật hay quản trị hành chính cần theo kịp thời đại là điều bắt buộc, khiến nhà chức trách nước Trung Quốc phải đẩy nhanh tiến độ của cuộc chiến chống độc quyền. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng và duy trì sức sống thị trường một cách chuẩn hóa trong tương lai.
Phong Vũ
Trung Quốc phạt tập đoàn Alibaba hơn 2 tỷ USD do hành vi độc quyền
Alibaba bị điều tra về quy định buộc các nhà bán lẻ nếu muốn bán hàng trên các nền tảng của tập đoàn này phải ký cam kết không đưa sản phẩm của họ lên các nền tảng mua sắm trực tuyến khác.