Để triển khai cho toàn bộ các bến phà, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Khu Quản lý đường bộ IV và các Sở GTVT: Nam Định, Thái Bình, Bến Tre lắp đặt, cài đặt thiết bị GPS, Camera và phần mềm tự động đếm số chuyến phà theo thiết bị GPS trên toàn bộ các phà thuộc bến phà do đơn vị quản lý để xác định thời gian vận hành phà và số chuyến phà hoạt động hàng ngày (hệ thống giám sát).
Chi phí thực hiện lấy từ chi phí chung trong giá dịch vụ khai thác, vận hành phà năm 2023 được duyệt. Cục Đường bộ Việt Nam cũng lưu ý hệ thống phải lưu trữ dữ liệu trong vòng 3 năm.
Thời gian lắp đặt, cài đặt thiết bị, phần mềm và chạy thử được Cục yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành trước ngày 15/10. Thời gian chính thức sử dụng từ ngày 15/10.
Với Khu Quản lý đường bộ IV và các Sở GTVT: Nam Định, Thái Bình, Bến Tre, Cục yêu cầu xây dựng quy trình khai thác, vận hành Hệ thống giám sát và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành. Số liệu thu được từ Hệ thống giám sát được sử dụng trong quá trình nghiệm thu, quyết toán hàng tháng, quý, năm.
Lương Bằng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Triển khai lắp, cài đặt thiết bị GPS, Camera trên toàn bộ các bến phàLễ trao giải thưởng Thành phố thông minh Seoul 2023 vừa diễn ra tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện của Diễn đàn Thị trưởng thành phố thông minh được thành phố Seoul tổ chức trong 2 ngày 25, 26/9.
Thành phố Đà Nẵng là 1 trong những thành phố được trao tặng giải thưởng Thành phố thông minh Seoul 2023, cùng với các đô thị tiêu biểu khác trên thế giới như Wellington (New Zealand), Los Angeles (Hoa Kỳ), Madrid (Tây Ban Nha), Abuja (Nigeria), Dublin (Ireland), Manila (Philippines), Sao Paulo (Brazil)...
Cụ thể, Đà Nẵng được trao giải Đồng ở hạng mục “Thành phố lấy con người làm trung tâm”, nhờ việc triển khai thành công nền tảng Hành trình số.
Nền tảng Hành trình số được Đà Nẵng triển khai từ tháng 8/2022, cung cấp ứng dụng trên điện thoại di động (DanaMap/Hanhtrinhso) phục vụ người dân, lái xe 115, kíp cấp cứu và phiên bản web, bản đồ trên màn hình để phục vụ điều hành, quản lý của Trung tâm Cấp cứu và Sở Y tế thành phố. Ứng dụng giúp người dân, du khách có thể đặt yêu cầu, theo dõi được hành trình xe cấp cứu, thời gian dự kiến xe đến.
Trong trường hợp cần gọi xe cấp cứu 115, người dân hoặc du khách sử dụng điện thoại thông minh để yêu cầu về cấp cứu trên ứng dụng với vị trí GPS chính xác, công nghệ định vị chính xác 3 từ (what3words) qua đó giúp các xe cấp cứu 115 dễ dàng định vị và đến đúng vị trí theo yêu cầu với thời gian nhanh nhất.
Trường hợp người dân không sử dụng điện thoại thông minh, ngay sau khi gọi cấp cứu bằng điện thoại thông thường, sẽ nhận được tin nhắn SMS có chứa đường dẫn để mở bản đồ theo dõi vị trí, hành trình di chuyển của xe cứu thương.
Đặc biệt, người dân có thể xem được xe cấp cứu 115 đã khởi hành hay chưa, hành trình đi, đoạn đường và khoảng thời gian đến chỗ mình để chủ động trong thời gian chờ được cấp cứu.
Bên cạnh đó, ứng dụng này cũng giúp người dân cũng dễ dàng định vị được các vị trí bệnh viện, trạm xá nơi gần nhất, cũng như gửi đánh giá về chất lượng dịch vụ tại các bệnh viện, trạm xá; góp ý và nhận phản hồi về các xe cấp cứu và kíp cấp cứu ngay trên ứng dụng di động.
Nhờ vậy, Trung tâm Cấp cứu có thể tiếp nhận thông tin nhanh nhất để kịp thời điều chỉnh vận hành linh hoạt giúp cải thiện và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống xe cấp cứu 115 cũng như cung cấp dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn cho người dân.
Với phương châm chuyển đổi số “Lấy người dân làm trung tâm”, Đà Nẵng cũng bắt đầu hình thành hệ sinh thái các ứng dụng cho người dân như: Nền tảng công dân số, ứng dụng di động đa dịch vụ, tiện ích “Danang Smart city”; Tổng đài 1022; Cổng góp ý Đà Nẵng...
Đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng chia sẻ, giải thưởng Thành phố thông minh Seoul 2023 hạng mục “Thành phố lấy con người làm trung tâm” là ghi nhận quốc tế mới nhất dành những thành tựu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số của thành phố Đà Nẵng với quan điểm “Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ”.
Giải thưởng này cũng tiếp thêm động lực để thành phố Đà Nẵng hoàn thành mục tiêu “đến năm 2030, hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh trong nước và khu vực ASEAN”.
Trước khi được trao giải thưởng Thành phố thông minh Seoul 2023, vào năm 2019, Đà Nẵng đã được trao giải Thành phố thông minh của Tổ chức Điện toán châu Á và châu Đại Dương.
Nhà thờ Thánh Basil toạ lạc ở trung tâm thủ đô Moscow - tại Quảng trường Đỏ. Không chỉ được công nhận là ngôi thánh đường đẹp nhất ở Nga, nhà thờ Thánh Basil còn là một trong những di tích tôn giáo ấn tượng nhất thế giới, được đưa vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Được xây dựng vào giữa thế kỷ 16 theo sắc lệnh của sa hoàng Ivan Bạo chúa, nhà thờ với mười một mái vòm màu này đã trở thành biểu tượng đặc trưng của Moscow. Tương truyền rằng, Ivan Bạo Chúa đã chọc mù mắt người kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo ra một nhà thờ chính tòa Thánh Vasily thứ hai nào nữa.
2. Nhà thờ Chúa Kitô Phục sinh Smolny
Là một trong những kiệt tác kiến trúc tinh xảo nhất của thành phố St. Petersburg, Nhà thờ Chúa Kitô Phục sinh Smolny được xây dựng theo sắc lệnh của Hoàng hậu Elizabeth Petrovna. Kiến trúc nhà thờ mang phong cách đặc trưng Baroque thời Elizabeth và chủ nghĩa cổ điển. Do đó nhà thờ này mang nét kiến trúc Nga độc đáo.
3. Nhà thờ Uspensky
Nhà thờ Uspensky nằm trên một ngọn đồi ngay tại trung tâm của thành phố Smolensk. Nhà thờ mang phong cách Baroque, được dựng lên để vinh danh chiến thắng của người dân địa phương trước khối thịnh vượng chung. Với chiều cao 70 mét, chiều dài 56,2 mét và chiều rộng 40,5 mét, đây là một công trình thực sự khổng lồ. Nhà thờ được xây dựng trên nền của một ngôi đền khác, bị phá hủy trong quá trình bảo vệ thành phố. Và mất gần 100 năm thì nhà thờ này mới được xây dựng xong.
4. Nhà thờ Znamenskaya
Nhà thờ Znamenskaya ở làng Dubrovitsy vùng ngoại ô Moscow mang một kiến trúc khác lạ so với các nhà thờ khác ở Nga, được xây dựng theo phong cách Golitsin Baroque. Nhà thờ được làm bằng đá trắng, tượng trưng cho một cây thánh giá, được quây bằng một mái vòm có vương miện mạ vàng.
5. Nhà thờ Kazan
Nhà thờ Kazan nằm ở St. Petersburg được xây dựng giống với Vương cung St. Peter ở Rome - mặt tiền phía bắc của tòa nhà mang đậm phong cách Đế chế và có thêm một dãy cột hình bán nguyệt ấn tượng gồm 96 cột cao 13 mét. Ngôi đền không chỉ trở thành một công trình tôn giáo mà còn là một tượng đài vinh quang của quân đội Nga. Ngoài ra, quảng trường trước nhà thờ lớn thường được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện mang tính quần chúng.
6. Vương cung Thánh đường Chúa Cứu Thế
Được coi là nhà thờ trung tâm của Giáo hội Chính Thống Nga và là nhà thờ Chính Thống giáo cao nhất và lớn nhất trên thế giới với chiều cao 103 mét. Nhà thờ tọa lạc ở thủ đô Moscow, bên bờ sông Moscow. Nhà thờ ban đầu được xây dựng vào năm 1883, bị phá hủy vào năm 1931 dưới thời Stalin và xây dựng lại một cách trung thực theo bản mẫu cũ trong giai đoạn 1995-2000.
7. Nhà thờ Nikolsky
Một kiệt tác khác của phong cách Baroque thời Elizabeth là Nhà thờ Hải quân Nikolsky ở St. Petersburg, được xây dựng vào nửa sau của thế kỷ 17 theo yêu cầu của Hoàng tử Mikhail Galitsin. Kinh phí xây dựng được cung cấp bởi bộ phận hàng hải, bởi vì ngôi đền nhằm mục đích vinh danh hóa những chiến công vẻ vang của hạm đội Nga. Cách nhà thờ không xa là một tháp chuông bốn tầng, tạo thành một quần thể kiến trúc hoành tráng.
Anh Tuấn (Theo elle.ru)
" alt=""/>Ngắm những nhà thờ đẹp như bước ra từ cổ tích của nước Nga