Trong tình trạng như vậy, nhà bạn trên cù lao phải có cửa ra vào chắc chắn, không cho người lạ xâm nhập. Máy tính cũng có "cửa ra vào", có khả năng đóng mở tự động khi cần thiết, được gọi là tường lửa. Cách gọi này bắt nguồn từ tiếng nước ngoài, chỉ loại tường chặn được lửa lan rộng (nếu có đám cháy). Gọi là "tường" nhưng hoạt động của nó giống cửa ra vào nhiều hơn.
Khi nhân viên của nơi cung cấp dịch vụ kết nối Internet đến nhà bạn để giúp bạn bắt đầu dùng Internet, bạn nên yêu cầu người ta thiết lập tường lửa để bảo vệ máy tính.
Muốn kiểm tra lại, xem máy tính của bạn đã có tường lửa bảo vệ hay chưa, trước hết bạn ra khỏi tài khoản người dùng của mình, vào tài khoản quản trị (nếu bạn mới bật máy tính, khi thấy màn hình chào, bạn chọn tài khoản quản trị). Tiếp theo, bạn bấm nút start, chọn mục Control Panel.
" alt=""/>Thiết lập tường lửaĐối tượng nguy cơ
Các nghiên cứu ghi nhận đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là người cao tuổi, sống biệt lập, mắc các bệnh tim từ trước và không dùng điều hòa nhiệt độ. Những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng có nguy cơ tử vong do sốc nhiệt. Điều này có thể do tác dụng của thuốc hoặc không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để giữ mát trong đợt nắng nóng.
Khả năng thích nghi nếu sống ở xứ nóng
Bất kỳ ai cũng có thể thích nghi về mặt sinh lý với thời tiết nóng trong vài ngày. Người nào quen với nắng nóng sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn và mồ hôi có nồng độ muối thấp hơn. Điều này duy trì sự cân bằng muối của cơ thể. Tốc độ lưu lượng máu qua da cũng sẽ tăng lên để truyền nhiệt tối đa ra môi trường.
Cách làm mát cơ thể
Bạn hãy uống nhiều chất lỏng và ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt trong đợt nắng nóng. Vào ban ngày, đóng rèm cửa ở những phòng có ánh nắng mặt trời. Bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia cực tím và mặc quần áo rộng rãi để giữ mát. Bạn cũng nên hạn chế tập thể dục bên ngoài vào những thời điểm nóng nhất trong ngày.
Thực tế việc phá dỡ này đã xảy ra cách đây nhiều năm, song vẫn gây ấn tượng mạnh về kỹ thuật phá dỡ đặc biệt với cư dân mạng. Công trình được phá dỡ là khách sạn Grand Prince Hotel Akasaka, cao 139m nằm ở thủ đô Tokyo.
![]() |
Hệ thống máy móc, giàn giáo ở tầng trên cùng sẽ phá bỏ từng tầng dần dần xuống phía dưới |
Từ năm 2012, Công ty Taisei đã phá dỡ tòa nhà bằng cách dùng hệ thống tái tạo sinh thái Tecorep được thiết kế để hạ các tòa nhà cao hơn 100m một cách an toàn bằng cách đưa cần trục vào bên trong để tháo dỡ từng tầng.
![]() |
Công nghệ phá dỡ này giảm bụi và tiếng ồn |
Các cột chống được sử dụng để chống đỡ mái nhà, dần dần được hạ xuống trông như một toà nhà được xây dựng theo chiều ngược từ trên xuống. Đầu tiên hệ thống gian giáo được lắp bên ngoài để lắp các tấm cách âm, tránh gây ồn ào, tấm che được đặt trên đỉnh của toà nhà ngăn bụi thoát ra ngoài. Bước đầu tiên là loại bỏ nội thất từ tháng 6/2012 sau đó giàn giáo được nâng lên vào tháng 8/2012.
![]() |
Hình ảnh khách sạn vào tháng 11/2012 (bìa phải) và sau một tháng thực hiện phá dỡ bên trong toà nhà tháng 12/2012 (bìa trái) |
Hệ thống máy móc đặt trên tầng cao nhất có thể phá huỷ, cột kèo, nền nhà. Sau đó, các thiết bị sẽ kéo phần nền nhà và toàn bộ các mảnh vỡ xuống một bậc.
Ưu điểm của kỹ thuật này vượt hẳn lên so với tính an toàn và thẩm mỹ. Kỹ thuật Tecorep giảm tiếng ồn từ 17-23 decibel so với các vụ phá dỡ khác, giảm lượng bụi đến 90% và được cho là thân thiện với môi trường hơn.
![]() |
Từng tầng bị phá bỏ, hệ thống sẽ tụt xuống dưới cho đến khi chạm tầng 1 |
Khách sạn này là biểu tượng của kinh tế bong bóng trước đây của Nhật Bản. Hồi cuối những năm 1980, khách sạn luôn lấp đầy hơn 90% phòng. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các chuỗi khách sạn hạng sang do nước ngoài sở hữu đã tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách đến khách sạn. Mặc dù, hồi năm 2001, khách sạn trải qua quá trình cải tạo, nhưng doanh thu trung bình mỗi phòng mang về khi chưa phá dỡ chỉ bằng 1/2 so với thời kỳ kinh tế bong bóng.
Cẩm Linh(Theo Japan Property, Japantimes)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó quy định rõ nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại.
" alt=""/>Công nghệ phá dỡ cao ốc của Nhật không tiếng ồn không khói bụiHội thảo "Đột phá hiệu suất vận hành doanh nghiệp” được tổ chức mới đây với sự tham dự của hơn 500 lãnh đạo doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, thương mại, bất động sản, tài chính - ngân hàng... nhằm hỗ trợ cộng đồng kinh doanh vượt qua thách thức thông qua ứng dụng chuyển đổi số.
Tại hội thảo này, nhiều câu hỏi hóc búa đã được những chuyên gia đầu ngành đến từ các công ty tư vấn như Deloitte, EY Vietnam, FPT giải đáp. Cùng với chuỗi hội thảo là chuỗi tư vấn trực tuyến chuyên sâu tập trung vào các giải pháp thực tiễn như đột phá hiệu suất vận hành bằng công nghệ.
Tối ưu hóa trong vận hành luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay. Với cách tiếp cận thực tiễn nhắm vào đúng và trúng các vấn đề còn tồn đọng, cũng như nhu cầu của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất vận hành, chuỗi hội thảo “Từ sống sót đến thịnh vượng” đã cung cấp cái nhìn khái quát về nguyên lý, lộ trình cũng như những giải pháp công nghệ mà mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng.
Covid-19 là một phép thử cho doanh nghiệp
Bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cho biết, đột phá trong vận hành doanh nghiệp là câu hỏi được hầu hết các doanh nghiệp đặt ra ở mọi lúc, không chỉ trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành hay khủng hoảng kinh tế. Trước khi nói đến câu chuyện hiệu suất cần lùi lại một bước để xem mỗi doanh nghiệp đang ở đâu? Mỗi năm chúng ta phải xem lại mục tiêu đạt được không, cần tập trung lĩnh vực nào, thị trường nào, thước đo nào để thực hiện chiến lược. Và nếu có chiến lược tốt rồi thì sau 1, 3, 5, hay 10 năm, chúng ta sẽ ở đâu, làm gì để tồn tại, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới?
Bài toán được đặt ra, nếu chỉ có CEO hay Chủ tịch đưa ra mục tiêu chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp đó có thành công hay không? Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra rằng sự thành công của chiến lược phải đến từ tất cả cán bộ nhân viên từ cấp cao cho đến cấp thấp tạo ra văn hóa của doanh nghiệp là lúc nào cũng tiên phong, tiến ra thị trường. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, Covid là một phép thử xem trong tình huống tệ nhất doanh nghiệp có thể làm gì để tăng trưởng?
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thế Mạnh, Trưởng Phòng cấp cao của Deloitte đặt vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp tăng năng suất? Và cho rằng năng lực số hóa sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và đó là một trong những xu thế tất yếu.
“Khi Deloitte đi khảo sát, tôi nhận thấy một trong những lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam quản trị kém hơn là văn hóa thường xuyên không tuân thủ, các hệ thống văn bản ban hành theo sự vụ không có hệ thống. Có những doanh nghiệp chưa ý thức được tầm quan trọng của CNTT trong kinh doanh dẫn tới không biết làm thế nào để số hóa, số hóa ở đâu. Chủ doanh nghiệp luôn có câu hỏi tại sao phải số hóa, đầu tư 10 đồng tôi được bao nhiêu đồng?", ông Nguyễn Thế Mạnh nói.
Ông Mạnh cũng đề cập đến vấn đề chuyển đổi số ở đâu, làm sao để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành? Có 3 vấn đề cần quan tâm: thứ nhất là số hóa, thứ hai là số hóa như thế nào, sử dụng các dữ liệu đó như thế nào để tăng doanh thu và cuối cùng là chuyển đổi số. Nhưng doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi tại sao chúng tôi phải chuyển đổi? Nội dung này sẽ trả lời cho câu hỏi chuyển đổi số hay là chết bởi chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện văn hóa hoạt động, sáng tạo của tổ chức.
Có tới 70 - 80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
Ông Nguyễn Thế Mạnh đưa ra con số thống kê của IDC, có tới 70 - 80% doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại. Nhiều doanh nghiệp kể cả tư nhân và nhà nước luôn nghĩ mình có hệ thống quản lý văn bản chuẩn rồi. Thế nhưng, thực tế là các doanh nghiệp có một hệ thống văn bản tản mát, khó tác nghiệp, làm giảm năng suất lao động. Thêm vào đó là quy trình nghiệp vụ không đủ chi tiết, không biết phối hợp giữa các phòng ban. Doanh nghiệp có dữ liệu nhưng chưa sử dụng được dữ liệu cho mục tiêu quản trị điều hành. Trong khi bài toán chuyển đổi số kinh điển là dữ liệu, nhưng đa phần dữ liệu này chỉ dừng lại ở tầng thông tin mà chưa đưa lên được tầng dự báo. Vì vậy, trước tiên phải tìm ra bệnh của doanh nghiệp thì công nghệ mới giúp được họ giải quyết được vấn đề.
Theo ông Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Công nghệ FPT IS, mô hình của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải hướng đến tối đa hóa lợi nhuận, CNTT được coi là một thành phần trong chiến lược của doanh nghiệp. Trong đó, sử dụng dữ liệu để vận hành doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng, muốn tối ưu hóa lợi nhuận thì trọng trách đặt lên bộ phận thực thi. Các chủ doanh nghiệp luôn luôn đối mặt với thách thức là làm thế nào để tăng hiệu suất vận hành. Thực tế ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp thì hệ thống thông tin được xếp theo hàng dọc và thiếu tính liên kết dẫn tới dữ liệu bị phân tán, khi lãnh đạo cần ra quyết định thì không có dữ liệu nhanh để rút ngắn thời gian.
Vì vậy, ông Nguyễn Xuân Việt cho rằng việc tối ưu quy trình là điều quan trọng giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất. Một doanh nghiệp có cả "núi" quy trình đang xử lý bằng hệ thống trên giấy tờ bản cứng có thể sử dụng giải pháp số hóa. Số hóa giúp xử lý công việc được minh bạch, mọi người có trách nhiệm hơn. Chuỗi sản phẩm của FPT phát triển với tư duy làm thế nào để tự động hóa nhiều hơn, tự động hóa thông minh hơn, tạo ra tương tác hiệu quả giữa người và máy nhằm tạo ra bứt phá về hiệu suất.
Đại diện FPT cũng chỉ ra rằng, muốn đột phá hiệu suất vận hành bằng quản trị dựa trên dữ liệu thì doanh nghiệp phải sử dụng hệ thống thông tin thu thập dữ liệu, sau đó dùng dữ liệu này để phục vụ việc ra quyết định nhanh. Bên cạnh đó, muốn tối ưu hóa quá trình sản xuất để sản lượng cung cấp ra đáp ứng nhu cầu thị trường thì phải tổng hợp dữ liệu từ tất cả nguồn phân tích.
Thái Khang
Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc VNPT Media cho biết, nếu so với tổng doanh thu của nhà mạng thì Mobile Money sẽ đem lại doanh thu không cao, nhưng sẽ thúc đẩy khách hàng chuyển đổi số mạnh mẽ.
" alt=""/>Phải “bắt” bệnh của doanh nghiệp rồi đưa công nghệ vào giải quyết