![]() |
Những mảng màu cuộc sống của Hà Nội qua những bức ảnh |
Triển lãm giúp những người yêu Thủ đô có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về một Hà Nội thân thiện và sáng tạo. 70 bức ảnh được trưng bày trong triển lãm phản ánh chân thực những khoảnh khắc của con người Hà Nội, mang đậm nét văn minh thanh lịch, nhưng đầy sáng tạo trong công cuộc xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Đây là những tác phẩm xuất sắc được lựa chọn từ hàng trăm bức ảnh được gửi về để trưng bày trong đợt triển lãm này. Những nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên với một tình yêu Hà Nội đã ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, chính trị, đã đi đến các công trình, góc phố, các danh lam thắng cảnh, những điểm đến dừng chân của du khách để chuyển tải cái hồn Hà Nội vào những bức ảnh sinh động.
![]() |
Triển lãm khai mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. |
Triển lãm được chia làm 3 phần: Hà Nội năng động, sáng tạo, giàu bản sắc truyền thống, thân thiện, hội nhập; Hà Nội - Thành phố xanh, văn minh và hiện đại; Những nỗ lực của chính quyền và Nhân dân Hà Nội trong phòng chống dịch Covid-19.
Hà Nội năng động, sáng tạo, giàu bản sắc truyền thống, thân thiện, hội nhập là hình ảnh đan xen của một Hà Nội giàu truyền thống nhưng cũng đang mang trên mình tinh thần hội nhập sâu rộng. Vẻ đẹp của Hà Nội sẽ không chỉ nằm trong các khu vực trung tâm như Đền quán Thánh (tác giả Nguyễn Tuấn Anh), Vẻ đẹp chùa Trấn Quốc (tác giả Hoàng Như Thính), Ô Quan Chưởng ngày nay (tác giả Nguyễn Bảo Thoa), Ngày lễ tại hồ Văn (tác giả Lê Huy Cường), mà cả ở khu vực ngoại thành qua các tác phẩm: Con đường bích họa ngoại thành (tác giả Tuyến Híp), Đi giữa cánh đồng hoa (tác giả Lê Hải Yến), Vườn Xuân (tác giả Trần Quang Hưng)…
Mảng màu lễ hội là điểm nổi bật trong phần một của triển lãm, qua đó thể hiện những giá trị văn hóa phi vật thể đang được người dân và chính quyền Hà Nội lưu giữ từ đời này qua đời khác như một báu vật bồi đắp bản sắc văn hóa ngàn năm Thăng Long – Hà Nội.
![]() |
70 bức ảnh được trưng bày trong triển lãm phản ánh chân thực những khoảnh khắc của con người Hà Nội. |
Đó là một Hà Nội tĩnh lặng trên từng con phố trong những ngày giãn cách, thể hiện qua bức ảnh: Khoảng lặng mùa dịch, Tĩnh lặng quảng trường… của tác giả Ngọc Tú; là sự ấm lòng bởi những hành động đẹp trong mùa dịch qua ATM gạo miễn phí - Ấm lòng mùa dịch(tác giả Tuyến Híp),Tiếp nhận yêu thương(tác giả Trần Quân)… Những bức hình của các chiến sĩ áo trắng chắc chắn không thể thiếu trong khung hình của các tác giả ảnh: Tình yêu nghề(tác giả Ngọc Tú)…
![]() |
Triển lãm giúp những người yêu Thủ đô có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về một Hà Nội thân thiện và sáng tạo. |
Và những sắc màu vui tươi trong các bức ảnh Cô trò ngày khai trường (tác giả Khánh Huy), Niềm vui ngày dỡ bỏ cách ly tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình (tác giả Duy Linh) là sự đúc kết đầy niềm vui, đầy hy vọng cho cả quá trình chống dịch thành công của chính quyền, Nhân dân Thủ đô trong suốt thời gian qua.
![]() |
Triển lãm sẽ diễn ra đến ngày 14/10/2020. |
Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Minh Đức cho biết: "70 tác phẩm có mặt trong triển lãm lần này không chỉ của các hội viên CLB Nhiếp ảnh Người cao tuổi mà còn có sự góp sức của các phóng viên, cộng tác viên báo Kinh tế và Đô thị thực hiện và lưu giữ trong những năm tháng làm nghề. Những khoảnh khắc đẹp này đã góp phần tô đậm thêm nỗ lực của Hà Nội trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản; khẳng định Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, thân thiện, mến khách, đặc biệt là những nỗ lực của chính quyền và Nhân dân Thủ đô trong quyết tâm phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo cuộc sống an toàn bình yên cho người dân".
Triển lãm sẽ diễn ra đến ngày 14/10/2020.
Tình Lê
Ngày 9/10 tới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm đầu tiên của nhóm vẽ "Ngày rộng".
" alt=""/>Những mảng màu cuộc sống của Hà Nội qua ảnh“Hơn 20 năm qua, ngày nào tôi cũng nhớ, đêm nào cũng mơ đến các con, cuối cùng chúng nó cũng trở về bên tôi rồi”, người cha nghẹn ngào chia sẻ.
Sáng 23/10/2018, tại nhà ông Tôn Đại Vân, thuộc thị trấn Lão Tập, Lâm Tuyền, tỉnh An Huy, không khí vui vẻ, náo nhiệt vô cùng.
Ai ai cũng mừng vui vì 2 đứa con trai của ông là Tôn Diễm Bưu và Tôn Diễm Lâm 23 năm trước đi lạc nay lại trở về đoàn tụ với gia đình. Gặp lại nhau ở cổng làng, 3 cha con ôm nhau khóc nức nở.
![]() |
Từ trái qua, chị gái Tôn Diễm Mai, em trai Tôn Diễm Bưu, người cha Tôn Đại Vân và anh trai Tôn Diễm Lâm |
23 năm trước, do nhà nghèo không có tiền, em trai Diễm Bưu (9 tuổi) cùng anh trai Diễm Lâm (11 tuổi) và một số họ hàng, bạn bè phải ra ngoài lập gánh xiếc biểu diễn kiếm sống.
Khi gánh xiếc đến vùng Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, 2 anh em vì mải chơi nên đi lạc. Từ đó, 2 anh em phải sống lang thang.
Người bố ở nhà làm ruộng, nghe tin cả 2 con trai đi lạc như sét đánh ngang tai. Ông đã nhiều lần tới Hồ Bắc tìm con nhưng không thấy tung tích. Sau này, đứa con gái lớn kết hôn, ông Tôn Đại Vân sống lủi thủi một mình. Để tiếp tục tìm 2 con trai, ông thường xuyên đi làm thuê ở các tỉnh xa.
Ông Đại Vân nói: “Chỉ cần nghe nói ở đâu có tin tức trẻ con thất lạc tôi đều chạy tới tìm, xem có phải là con mình hay không. Đêm nào tôi cũng mơ mình đang đi tìm chúng nó”.
Suốt những năm qua, ông Đại Vân đã đi tới nhiều nơi như Vũ Hán, Vu Hồ, Nam Kinh... để tìm con.
![]() |
Cha con đoàn tụ |
Được biết, sau khi đi lạc, 2 anh em được nhận nuôi bởi hai gia đình ngư dân tại Hồ Bắc. Kể từ đó, cả 2 sống tại một ngôi làng ở thành phố Hồng Hồ, tỉnh Hồ Bắc. Cho đến nay, cả hai đều đã lập gia đình và có con.
2 anh em vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Suốt những năm qua, họ luôn suy nghĩ về việc tìm kiếm người thân. Tôn Diễm Bưu nói: “Lúc đầu, do tuổi còn nhỏ, không có tiền, lại sợ bố mẹ nuôi tức giận nên 2 anh em đành tạm gác lại ý định tìm người thân”.
Đến khi trưởng thành, cảm giác nhớ nhà, nhớ quê hương ngày càng trở nên mãnh liệt hơn.
Đến cuối tháng 9/2018, lúc này cả 2 đều đã ngoài 30 tuổi, họ quyết định tìm đường trở về nhà. Lần theo kí ức là cái tên “An Huy Lâm Tuyền”, họ tìm đến Đội điều tra hình sự nhờ giúp đỡ. Qua tên của người bố, cảnh sát sàng lọc được hơn 10 trường hợp.
Ngay lập tức, Đội điều tra tiến hành một loạt các cuộc viếng thăm, cuối cùng tìm ra được người có khả năng cao nhất, đó chính là ông Tôn Đại Vân, người thị trấn Lão Tập.
![]() |
Liên hoan cùng bà con, hàng xóm |
Theo xác nhận của cán bộ trong thôn, ông Tôn Đại Vân có 2 đứa con trai đi lạc hơn 20 năm trước, gia đình đã nhiều lần đi tìm và cũng đã đăng tin tìm trẻ lạc trên Đài truyền hình.
Đội điều tra tiến hành lấy máu của cả 3 người để xét nghiệm ADN. Bao nhiêu sự chờ đợi cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng, 3 cha con họ đã tìm thấy nhau.
Sáng sớm ngày 23/10/2018, dưới sự dẫn đường của cảnh sát, 2 anh em Diễm Bưu và Diễm Lâm đã được trở về nhà sau 23 năm lưu lạc.
Để chúc mừng sự kiện trọng đại này, gia đình ông Tôn mời bà con, họ hàng tới liên hoan chung vui. Ai ai cũng mừng cho sự đoàn tụ của gia đình ông.
![]() |
Nước mắt ngày trở về |
2 anh em Diễm Bưu và Diễm Lâm thống nhất Tết này sẽ đưa vợ con về ăn Tết tại quê nhà.
Hàng chục biệt thự có giá tiền tỷ tại quận 2 và quận 9 (TP.HCM) rơi vào tình trạng bị bỏ hoang, xuống cấp và cỏ mọc um tùm.
" alt=""/>Nước mắt tuôn rơi ngày cha gặp lại 2 con trai thất lạc sau 23 năm