Siêu máy tính dự đoán Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1

Công nghệ 2025-01-25 08:22:48 48
êumáytínhdựđoánBesiktasvsAthleticBilbaohngàtin tức bóng đá   Hoàng Ngọc - 22/01/2025 03:08  Máy tính dự đoán
本文地址:http://user.tour-time.com/html/96b792148.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Sparta Prague vs Inter Milan, 03h00 ngày 23/1: Tiễn chủ rời giải

Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh thể hiện câu chuyện một nhân viên tại tiệm trà sữa W. ở TPHCM nhận thông báo phạt đến 300.000 đồng vì đã đóng cửa tiệm sớm hơn 1 phút so với giờ quy định.

Trong nhóm chat, người quản lý gửi dòng tin nhắn: "Ca tối nay đóng cửa sớm 1 phút. Anh sẽ gán phạt lỗi D6 - lỗi nghiêm trọng - phạt 300.000 đồng".

Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao động - 1

Quản lý thông báo phạt nhân viên 300.000 đồng vì lỗi đóng cửa tiệm sớm 1 phút (Ảnh cắt từ clip).

Nhanh chóng, hình ảnh này thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì số tiền phạt "gán" cho nhân viên quá cao.

Không ít người còn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp nhân viên phải ở lại xử lý công việc, đóng cửa trễ 1 phút, quản lý có thưởng cho họ không?".

Trong khi đó, một số người bày tỏ quan điểm, quy định đã được đặt ra, nhân viên vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, mức phạt trên là quá cao và cách xử lý của người quản lý quá cứng nhắc.

Đăng tải thông tin phản hồi trên trang mạng xã hội, anh H., đại diện tiệm trà sữa W. xác nhận sự việc xảy ra.

"Trước tiên, tôi xin thay mặt công ty xin lỗi cộng đồng và nhân viên nói trên về sự việc đã xảy ra. Thương hiệu trà sữa của chúng tôi có hơn 30 chi nhánh ở khắp Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, khâu quản lý, quy định được vận hành rất nghiêm ngặt.

Sự việc xảy ra đã cho chúng tôi bài học trong việc giải quyết rõ ràng về quy định, trách nhiệm giữa nhân viên và quản lý. Một phút không phải quá dài nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng", đại diện công ty nói.

Theo anh H., trong một phút đó, nếu không may có đơn hàng trên ứng dụng giao hàng trực tuyến, mà cửa hàng lại thông báo đóng cửa sớm hơn thì sẽ làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, ứng dụng giao hàng cũng có thể sẽ khóa tài khoản của tiệm.

Một sự việc tương tự cũng được mổ xẻ trên mạng xã hội trước đó. Cô gái tên C.H.P.T. (nhân viên công sở ở Hà Nội) cũng đã bị công ty phạt hơn 4,6 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ hơn 6,5 triệu đồng.

Số tiền bị phạt trên là hậu quả của 8 lần chị đi muộn (tổng 96 phút) và 2 buổi về sớm, dù có sự xét duyệt của trưởng nhóm (tổng 137 phút).

Thời điểm nhận việc, công ty thông báo mức phạt cho lỗi đi muộn hằng tháng được tính theo công thức như sau: lương cơ bản chia cho số ngày công thực tế, chia cho 8 (giờ làm hành chính), tiếp tục chia cho 60 (số phút mỗi giờ) rồi nhân với số phút đi muộn, nhân 100%.

"Tôi cho rằng công ty không có quyền phạt số tiền lớn như vậy với người lao động nhưng kế toán thông báo sếp đã duyệt, không thể giải quyết. Tôi cố gọi cho sếp nhưng người này không nghe máy", chị T. nói.

Theo chị T., văn phòng công ty nằm ở một tòa chung cư, không có thang máy riêng nên chị thường xuyên phải chờ thang máy rất lâu, dẫn đến việc đi trễ. Một số đồng nghiệp khác mắc lỗi tương tự, cũng phải cắn răng chịu phạt số tiền lớn.

Phạt tiền với người lao động là trái luật 

Cũng ở môi trường văn phòng, chị Hương Ly (ngụ tại TPHCM) nhiều lần trải qua chuyện thưởng, phạt khắc nghiệt khi đi làm. Ly từng là cộng tác viên cho một đại lý du lịch, chuyên về các tour (chuyến du lịch) ngắn, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch nội thành TPHCM.

Mỗi tour kéo dài hơn 5 giờ, Ly được trả công 300.000 đồng. Là cộng tác viên, Ly vẫn có hợp đồng lao động nhưng trong văn bản không đề cập mức thưởng, phạt. Tuy nhiên, sau đó công ty vẫn thông báo miệng về quy định phạt lỗi đi làm trễ, với mức 200.000 đồng cho lần 1 và 500.000 đồng cho lần 2 và đuổi việc cho lần thứ 3.

Trong một lần không may đến trễ 2 phút, cô gái đã bị phạt hơn 60% tiền công ngày đi làm hôm đó.

"Tôi không tìm hiểu nhiều về luật và nghĩ mình chỉ là cộng tác viên nên cứ âm thầm chịu phạt. Ngày hôm đó đi làm tôi chỉ được nhận 100.000 đồng tiền công, đổ xăng và ăn tối là hết sạch", Ly bộc bạch.

Nhìn nhận các sự việc được phản ánh ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) chỉ rõ, việc doanh nghiệp phạt tiền người lao động là không đúng với quy định pháp luật.

Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Ngoài ra, theo điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt khi công ty yêu cầu phạt tiền người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, sẽ bị xử phạt hành chính 20-40 triệu đồng tùy vào mức độ hành vi.

">

Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao động

Đấu giá đất huyện Thanh Oai: Cao nhất hơn 75 triệu đồng/m2 - 1

Khu đất đấu giá tại huyện Thanh Oai (Ảnh: Dương Tâm).

Phiên đấu giá qua tối thiểu 6 vòng bắt buộc, với bước giá 5 triệu đồng/m2. Như vậy, người tham gia phải bỏ ra tối thiểu 30,3 triệu đồng một m2 để trúng đấu giá tại phiên này.

Đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai xác nhận, phiên đấu giá thu hút 97 khách hàng với 413 hồ sơ tham gia. Phiên đấu giá kết thúc vào lúc 17h, sau 11 vòng. Tuy nhiên, trong tổng số 23 lô đất chỉ có 10 lô đấu giá thành công, 13 lô đất còn lại đều bị loại vì sai quy định đấu giá. 

Trong đó, thửa đất có giá trúng đấu giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 14 lần giá khởi điểm. Lô đất này có diện tích 114,7m2, tương đương tổng giá trị là hơn 8,6 tỷ đồng. Lô đất thấp nhất có giá 55,3 triệu đồng/m2, gấp 10 lần giá khởi điểm.

Đấu giá đất huyện Thanh Oai: Cao nhất hơn 75 triệu đồng/m2 - 2

Lô đất có giá trúng cao nhất đạt 75,3 triệu đồng/m2 (Ảnh: Nguyễn Vân).

Trước đó, ngày 16/11, huyện Thanh Oai cũng tổ chức đấu giá 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động (đợt 1).

Các thửa này có diện tích 83-157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về hai thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114 m2 và 129 m2, tức giá cả thửa lần lượt gần 10,3 tỷ và 11,7 tỷ, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm. Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157 m2, tức hơn 7,1 tỷ, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.    

">

Đấu giá đất huyện Thanh Oai: Cao nhất hơn 75 triệu đồng/m2

Vụ nhân viên y tế trường học chờ phụ cấp nghề: Nhiều bất cập! - 1

Các nhân viên y tế trường học ở Ninh Bình mòn mỏi chờ được hưởng phụ cấp ưu đã nghề nhiều năm qua (Ảnh: Thái Bá).

Trong đơn, các nhân viên y tế đề nghị được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 56. Sau khi tiếp nhận phản ánh, UBND thành phố đã giao cho các phòng chức năng xem xét giải quyết. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ nội dung quy định trong Nghị định 56 thì việc hỗ trợ và mức hỗ trợ là do hiệu trưởng các trường căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định.

"Nghị định 56 không quy định rõ mức hỗ trợ tối thiểu là bao nhiêu mà chỉ quy định hỗ trợ không quá 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng và kinh phí hỗ trợ được lấy từ nguồn thu của nhà trường.

Điều này dẫn đến những bất cập vì hiện nay, 100% kinh phí chi thường xuyên của các trường công lập đều do ngân sách Nhà nước cấp. Các trường không có nguồn thu nên không có kinh phí để hỗ trợ cho các viên chức y tế tại trường", ông Chung cho hay.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình chia sẻ thêm, để đảm bảo quyền lợi của các viên chức y tế tại các trường công lập trên địa bàn, UBND thành phố đang giao cho các phòng, ban liên quan, tiến hành rà soát để tham mưu cho thành phố để có hướng xử lý.

"Quan điểm của chúng tôi là làm sao đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các viên chức y tế nhưng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật", ông Chung nói.

Nguồn động viên để yên tâm công tác

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, chỉ có 2/8 huyện, thành phố thực hiện hỗ trợ chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế tại các trường học công lập.

Vụ nhân viên y tế trường học chờ phụ cấp nghề: Nhiều bất cập! - 2

Nhân viên y tế học đường chia sẻ những khó khăn trong công việc và mong muốn được hưởng phụ cấp để yên tâm công tác lâu dài (Ảnh: Thái Bá).

Điều này dẫn đến nhiều viên chức y tế học đường không khỏi bức xúc, vì cùng một ngành nghề, cùng một lĩnh vực, cùng môi trường làm việc như nhau nhưng lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Nghị định 56.

Ngay tại địa bàn là thành phố Ninh Bình, hiện hầu hết viên chức y tế tại các trường công lập đều không được hỗ trợ phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 56. Chỉ có một số trường phải cân đối các khoản chi khác để lấy nguồn hỗ trợ cho nhân viên y tế chứ ngân sách Nhà nước không cấp. Cụ thể là tại Trường THCS Trương Hán Siêu và THCS Đinh Tiên Hoàng.

Ông Nguyễn Tiến Lực, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư cho biết, hiện 100% viên chức y tế tại các trường công lập (từ mầm non đến THCS) trên địa bàn huyện đều đang được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 56.

"Mức hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề hiện nay của viên chức y tế tại các trường công lập trên địa bàn huyện đều là 20% và nguồn kinh phí này là do ngân sách Nhà nước chi trả", ông Lực chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Hoa Lư, cho biết từ 1/1, huyện đã cấp ngân sách cho các trường công lập trên địa bàn để thực hiện hỗ trợ phụ cấp ưu đãi nghề cho các viên chức y tế học đường.

Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND huyện Hoa Lư chia sẻ thêm, Nghị định 56 nêu rõ, việc chi phụ cấp cho viên chức y tế tại các trường công lập là do hiệu trưởng các trường tự cân đối nguồn thu để xem xét và quyết định mức hỗ trợ. Tuy nhiên, đối với các trường công lập trên địa bàn, hiện nay 100% kinh phí chi thường xuyên là do ngân sách của huyện.

Vụ nhân viên y tế trường học chờ phụ cấp nghề: Nhiều bất cập! - 3

Chị Nguyễn Thị Cúc, viên chức y tế Trường Tiểu học Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, Ninh Bình được hỗ trợ 20% chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề theo Nghị định 56 từ đầu năm 2024 đến nay (Ảnh: Thái Bá).

"Cuối năm 2023, sau khi các trường có đề xuất và trên cơ sở báo cáo của Phòng GD&ĐT, UBND huyện đã giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch rà soát, tham mưu và đối chiếu với các quy định hiện hành.

Sau đó, phòng đã tham mưu cho UBND huyện cấp bổ sung kinh phí chi thường xuyên cho các trường để hỗ trợ viên chức y tế kể từ ngày 1/1. Hiện nay, mức hỗ trợ mà các trường đang chi là 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng", ông Hoàn nói.

Chị Nguyễn Thị Cúc (viên chức y tế Trường Tiểu học Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) chia sẻ, từ 1/1 chị đã được hỗ trợ 20% chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề theo Nghị định 56.

"Với mức hỗ trợ 20% phụ cấp so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng của tôi hiện nay, mỗi tháng tôi được nhận thêm khoảng hơn 1,6 triệu đồng. Đây không phải là số tiền lớn nhưng cũng phần nào hỗ trợ thêm cho kinh tế gia đình và cũng là động lực, nguồn động viên để tôi yên tâm công tác", chị Cúc chia sẻ.

">

Vụ nhân viên y tế trường học chờ phụ cấp nghề: Nhiều bất cập!

Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 3h00 ngày 21/1

Ông Mãi nhận định chuyển đổi công nghiệp là vấn đề thiết yếu và cấp bách đối với Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Chuyển đổi công nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với TPHCM và các đô thị trên toàn thế giới.

Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, không thể thực hiện đơn lẻ - 1

Chủ tịch UBND TPHCM - Phan Văn Mãi (Ảnh: BTC).

Trước áp lực kép từ việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội ngày càng khắt khe, thành phố buộc phải đổi mới và thích ứng. Hành trình chuyển đổi công nghiệp của TPHCM được thúc đẩy bởi cả động lực nội tại và những xu hướng toàn cầu.

Về khía cạnh nội tại, để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, TPHCM cần phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.

Theo thống kê, hiện tại tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GDP của thành phố. Mục tiêu của TPHCM là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030, qua đó không chỉ duy trì sự đóng góp của thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của thành phố trong cả nước và khu vực, ông Mãi nhấn mạnh.

Về xu hướng toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường quốc tế, hướng tới các phương thức sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn. Theo báo cáo của McKinsey & Company, khoảng 70% các công ty đa quốc gia đã cam kết cắt giảm ít nhất 25% lượng khí thải carbon của mình vào năm 2030.

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, gắn kết thương mại với phát triển bền vững. Do đó, để duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường toàn cầu, TPHCM cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.

Để ứng phó với những thách thức này, thành phố đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu tư vào công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data) có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất lên đến 20% và giảm lượng khí thải carbon đến 15% trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Mục tiêu của thành phố là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương, ông Mãi nêu.

Thành phố cũng đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh, và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị. 

Một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ

Chủ tịch UBND thành phố đánh giá việc chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 60% các sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và người dân, cả trong và ngoài nước.

Ông Mãi kỳ vọng hội nghị năm nay sẽ là cơ hội để các quốc gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và khám phá các cơ hội hợp tác mới. Thông qua những nỗ lực chung, các quốc gia có thể phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức trong quá trình chuyển đổi công nghiệp.

"Dù đó là việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vào hạ tầng xanh và kỹ thuật số, hay thúc đẩy liên kết, liên doanh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chúng ta đều có rất nhiều cơ hội để hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững", lãnh đạo thành phố nhấn mạnh.

Cũng phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhận định thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi mang tính thời đại, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bứt phá nhưng cũng đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ.

TPHCM sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực, đầu tàu dẫn dắt của kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước, là trung tâm của cả nước về kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, là cửa ngõ quan trọng để kết nối với khu vực và thế giới.

">

Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, không thể thực hiện đơn lẻ

Lùi tiến độ, tăng chi phí tại cầu lớn nhất Vành đai 3 TPHCM - 1

Dự án thành phần 1A (từ nút giao tỉnh lộ 25B đến nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành) thuộc trục đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồ họa: Ngọc Tân).

Theo PMU Mỹ Thuận, hiệp định vay ODA đang có nguy cơ hết hạn trước thời điểm hoàn thành dự án. Cụ thể, thỏa thuận vay vốn ODA giữa Chính phủ Việt Nam và ngân hàng KEXIM Hàn Quốc xác định thời gian thực hiện dự án là từ 8/9/2020 đến 8/1/2025 (52 tháng). 

Tuy nhiên, dự án phải lùi tiến độ do một số yếu tố khách quan. Với nỗ lực rút ngắn tiến độ của PMU Mỹ Thuận, sớm nhất cũng phải đến quý II/2025 mới có thể đưa dự án về đích.

Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Tài chính triển khai thủ tục tăng thời hạn triển khai dự án theo hiệp định vay lên 60 tháng thay vì 52 tháng như thỏa thuận ban đầu.

Bên cạnh việc lùi thời hạn về đích, dự án 1A cũng đang cần thêm kinh phí cho các hạng mục khớp nối với dự án thành phần 1 và 3 của Vành đai 3 TPHCM.

Theo PMU Mỹ Thuận, dự án thành phần 1A được triển khai trước khi Chính phủ triển khai các dự án khép mạch Vành đai 3 TPHCM (gồm DATP 1 tại TPHCM, DATP 3 tại Đồng Nai, DATP 5 tại Bình Dương và DATP 7 tại Long An).

Do nằm giữa dự án thành phần 1 và 3, dự án 1A phải điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật để khớp nối đồng bộ với 2 dự án. Chi phí phát sinh khi điều chỉnh thiết kế kỹ thuật là 114,7 tỷ đồng (hạng mục cầu Nhơn Trạch tăng 4,7 tỷ đồng, hạng mục đường dẫn 2 đầu cầu tăng 110 tỷ đồng).

Số tiền phát sinh này sẽ được PMU Mỹ Thuận chi cho các hạng mục điều chỉnh bề rộng nền đường; điều chỉnh cao độ/cường độ mặt đường; thay đổi giải pháp xử lý nền đất yếu...

Lùi tiến độ, tăng chi phí tại cầu lớn nhất Vành đai 3 TPHCM - 2

Cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai thuộc tuyến vành đai 3 TPHCM (Ảnh: Hải Long).

Dự án Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch ban đầu được chia thành 2 dự án thành phần 1A (từ Nhơn Trạch đến cao tốc TPHCM - Long Thành) và 1B (từ cao tốc TPHCM - Long Thành đến Tân Vạn).

Trong đó, dự án 1A được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) triển khai bằng vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, khởi công từ năm 2022, phấn đấu hoàn thành vào quý II/2025.

Dự án 1B ban đầu được xác định đầu tư PPP, sau đó chuyển thành dự án thành phần 1 do UBND TPHCM đầu tư theo phương thức đầu tư công.

">

Lùi tiến độ, tăng chi phí tại cầu lớn nhất Vành đai 3 TPHCM

Nếu không thực hiện đầy đủ, Bộ Công Thương khẳng định sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 85/2021.

Theo đó, các nền tảng cần khẩn trương nộp hồ sơ ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoặc ngay khi đáp ứng các điều kiện xác định là đang hoạt động tại Việt Nam.

Bộ Công Thương nói lý do chưa cấm Temu - 1

Temu thâm nhập thị trường Việt Nam với hàng loạt quảng cáo khuyến mại lên đến 90% (Ảnh: Reuters).

"Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt bằng cách phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét. Đồng thời chặn truy cập từ Việt Nam đối với các nền tảng này nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia", đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số khẳng định.

Theo cơ quan quản lý, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng. Trước hết, cần có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.

"Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác", lãnh đạo cơ quan này khẳng định.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thương mại điện tử, không phải tất cả các sàn xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Do đó, Cục cho rằng cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.

Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings. Nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu và Đông Nam Á.

Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9 tuy nhiên chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý. Temu đã tiến hành quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt, đặc biệt là Facebook với loạt thông báo "mừng khai trương giảm giá đến 90%" và nhiều ưu đãi khủng như gói giảm giá trị giá 490.000 đồng cho tất cả người dùng Việt...

">

Bộ Công Thương nói lý do chưa cấm Temu

友情链接