Trong đó, tổng số thí sinh có điểm trên sàn chỉ ở một khối thi là 9.984 em, (chiếm 18,45%); có điểm trên sàn với 2 khối thi là 17.068 (chiếm 31,53%); có điểm trên sàn với 3 khối thi là 3.755 em (chiếm 6,95%).
Tổng số thí sinh có điểm trên sàn với với 4 và 5 khối thi lần lượt là 13.930 và 1.035 (chiếm 25,73% và 1,91%).
Nguồn: Sở GD-ĐT Hà Nội. Đồ họa: Thanh Hùng. |
Như vậy, với mức điểm sàn mà Bộ GD-ĐT làm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học năm 2017 là 15,5 điểm cho tất cả các khối thi, thì khoảng 84,5% học sinh Hà Nội sẽ có cơ hội trúng tuyển vào đại học.
Năm 2017, trong tổng số 60.950 thí sinh dự thi của thành phố Hà Nội có 60.559 thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT, chiếm tỉ lệ 99,36%.
Thanh Hùng
" alt=""/>Tuyển sinh đại học 2017: Gần 85% học sinh Hà Nội có cơ hội đỗ đại họcChia sẻ về chương trình diễn tập đối kháng theo hình thức tấn công phòng thủ hệ thống - DF Cyber Defense, một hoạt động trong khuôn khổ Smart Banking, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và ngành tài chính – ngân hàng là một trong những ngành quan trọng nhất trong xu thế tất yếu.
Bên cạnh những cơ hội cũng tồn tại những khó khăn, thách thức, đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu. Vì vậy, bảo vệ an ninh mạng là yếu tố then chốt giúp các tổ chức tài chính ngân hàng phát triển bền vững.
Trong bối cảnh đó, diễn tập đối kháng theo hình thức tấn công phòng thủ hệ thống 2023 là cơ hội để tăng cường công tác phối hợp, nâng cao kỹ năng, giảm thiểu thời gian xử lý và ứng phó với các công nghệ tấn công mới, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách an toàn thông tin trong các ngân hàng và tổ chức tài chính.
“DF Cyber Defense 2023 sẽ là cuộc tranh tài hấp dẫn giữa các đội kỹ thuật đến từ các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm giao lưu, củng cố an toàn, an ninh mạng”, đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Ngân hàng, tài chính đã được xác định là 2 trong 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng. Tại Chỉ thị 18 năm 2022 về đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng phải chuyển từ bị động sang chủ động, trong đó việc tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 1 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên nhằm đánh giá khả năng phòng ngừa xâm nhập và khả năng phát hiện kịp thời các điểm yếu về quy trình, công nghệ, con người.
Trong đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ quan điểm: Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin là nội dung quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế - xã hội số và nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về an toàn thông tin theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
Một trong những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm của đề án là đào tạo kiến thức, kỹ năng an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân. Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành các hạ tầng quan trọng như viễn thông, Internet, trung tâm dữ liệu, các hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải chú trọng và thường xuyên đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin tại chỗ.
Nguy cơ nằm ở chính các thiết bị điều khiển từ xa mà nhà sản xuất đặt trong bộ AC nhằm tiết kiệm điện suốt các tháng nóng nhất của mùa hè. Đây là thiết bị lắp đặt theo yêu cầu khách hàng giúp các công ty điện lực có thể theo dõi mức tiêu thụ điện của điều hòa, và sẽ tắt chúng đi nếu lượng tiêu thụ điện tăng lên quá cao.
Theo chuyên gia bảo mật Vasilios Hioureas của Kaspersky Lab và Thomas Kinsey của Exigent Systems, các đơn vị vận hành trung tâm mạng điện khu vực sẽ gửi lệnh tắt thiết bị qua tần số radio tới các trạm tiếp sóng khắp thành phố trước khi truyền tới điều hòa nhiệt độ.
Thật không may là những tín hiệu này lại không được mã hóa và không được bảo vệ khỏi sự can thiệp bên ngoài. Nói tóm lại, bất cứ ai có thiết bị phát sóng mạnh hơn phương tiện của nhà cung cấp dịch vụ đều có thể can thiệp được vào quy trình trên.
Vấn đề ở chỗ, một thiết bị phát sóng như thế chỉ có giá khoảng 50USD, còn nếu dùng loại "xịn" hơn – giá 150USD thì có thể điều khiển được nhiều điều hòa nhiệt độ trong khu vực tùy thuộc vào độ mạnh yếu của sóng phát.
Ở mức rộng hơn, tin tặc có thể thao túng được hệ thống điện văn phòng, các khu vực lân cận hoặc cả một vùng rộng lớn. Nếu kích hoạt tất cả các hệ thống điện này vào giờ cao điểm có thể khiến cho mạng điện cả khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyễn Minh
" alt=""/>Hacker có thể tấn công điện lưới qua… điều hòa nhiệt độ