Ông Trương Bá Hải cho biết,ámđốctrungtâmgiáodụcnhậnđượcgóihànglàcụcgạchvàốngtayálịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh đêm nay một shipper (người giao hàng) đã đến trung tâm giao hàng cho ông qua bảo vệ. Khi biết ông đi họp, người đó giả vờ gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người nhận hàng, rồi nói bảo vệ thanh toán hộ 500.000 đồng. Tin lời shipper, người bảo vệ đã trả 500.000 đồng rồi nhận gói hàng cho ông.
Khi ông Trương Bá Hải khui gói hàng thì bên trong là một ống tay áo và cục gạch vỡ. Ông đã đăng tải việc này lên trang facebook cá nhân để cảnh báo mọi người một thủ đoạn lừa đảo mới đang nhắm vào trường học.
Ông Hải cho rằng do ông khai thông tin số điện thoại trên website của trung tâm để phụ huynh liên hệ nên các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để trục lợi.
Gần đây đã xảy ra khá nhiều trường hợp các đối tượng lừa đảo nhằm vào trường học, phụ huynh, học sinh. Trước đó, Công an TP.HCM đã cảnh báo phụ huynh về thủ đoạn chiếm đoạt tiền qua tin nhắn điện thoại giả mạo nhà trường để yêu cầu đóng học phí.
Công an TP cũng nhận định, hiện nay tình hình tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp. Nổi lên là hành vi giả mạo nhà trường yêu cầu phụ huynh đóng tiền qua tài khoản cá nhân để chiếm đoạt tiền qua tin nhắn điện thoại.
Chẳng hạn như thủ đoạn giả danh là nhân viên phòng tài vụ của nhà trường gửi tin nhắn đến phụ huynh đề nghị đóng tiền đầu năm học bằng cách chuyển tiền đến số tài khoản cá nhân do đối tượng lừa đảo yêu cầu.
Ngay sau khi lấy tiền, các đối tượng lừa đảo khóa số điện thoại để phụ huynh không liên lạc được.
Theo quy định, khi thông báo đóng tiền, nhà trường sẽ báo thu trực tiếp với học sinh và giáo viên chủ nhiệm. Tài khoản ngân hàng để đóng học phí phải mang tên trường, đã được thông báo công khai tới phụ huynh, không có tài khoản cá nhân đại diện trường.
Ngoài ra, mỗi phụ huynh nên lưu số điện thoại của trường để khi phát hiện đối tượng có hành vi giả mạo nhân viên nhà trường thì dễ dàng gọi hỏi kiểm chứng hoặc báo công an địa phương để được hỗ trợ.