Tại buổi làm việc của Đoàn giám sát Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với UBND TP.HCM về đổi mới chương trình,ếnnghịBộNộivụchonhàtrườngtựchủtuyểngiáoviêtintucthethao sách giáo khoa giáo dục phổ thông, sáng 27/3, UBND TP.HCM kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sớm xây dựng cơ chế chính sách cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày.
TP.HCM đề xuất Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ sớm xây dựng cơ chế chính sách cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày. Nhà trường được ký hợp đồng với các vị trí việc làm không tuyển dụng được (còn trong chỉ tiêu định biên) và ngân sách cấp bù để chi trả lương cho đối tượng này khi thực hiện quy định không thu tiền học phí buổi thứ 2 đối với học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT và các bộ liên quan có văn bản hướng dẫn về việc ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí và bổ sung kinh phí cho công tác tập huấn bồi dưỡng chương trình phổ thông 2018. Từ đó, Sở GD-ĐT có căn cứ đề xuất các quận, huyện cấp bổ sung kinh phí cho các cơ sở giáo dục. Ngoài ra, cần có cơ chế tài chính riêng cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ viên chức.
Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ điều chỉnh vị trí việc làm trong trường phổ thông. Cụ thể, bổ sung vị trí việc làm, có văn bản hướng dẫn về tuyển dụng, xây dựng cơ chế và chế độ riêng đối với giáo viên hai môn tiếng Anh, Tin học. Việc này nhằm thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên gắn bó với giáo dục tiểu học…
Bộ GD-ĐT cần có quy định cụ thể cho ngành giáo dục khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ có quy định về việc tổ chức đội ngũ cán bộ quản lý nhất là giáo viên trực tiếp đứng lớp; đánh giá công tác quản lý và giảng dạy sau mỗi năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới và rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, chương trình sách giáo khoa kịp thời.
Ngoài ra, cần có sách giáo khoa Tiếng Trung và Tiếng Pháp để đáp ứng yêu cầu học tập ngoại ngữ 1 của học sinh về hai môn ngoại ngữ này.
Ban hành hướng dẫn thống nhất về việc quy định học sinh thay đổi môn học lựa chọn, chuyên đề học tập tự chọn sau mỗi năm học. Trong đó, xác định rõ thời gian, thời điểm và chế độ chính sách cho giáo viên phụ trách việc dạy kiến thức, kiểm tra đánh giá việc học môn lựa chọn thay thế đối với học sinh. Nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền có chính sách nâng thu nhập cho đội ngũ nhà giáo và nhân viên ngành giáo dục.
Về việc mua sắm máy tính phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông, Bộ Tài Chính không nên đấu thầu tập trung mà phân quyền cho từng địa phương. Các trường được chủ động tự đấu thầu nhằm đảm bảo đúng tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.
Xem xét điều chỉnh Thông tư số 36 của Bộ Tài chính cho phù hợp với tình hình thực tế. Bổ sung đối tượng viên chức vào đối tượng được ngân sách Nhà nước chi trả kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, chất lượng giáo viên, đảm bảo tiêu chuẩn để phục vụ công tác quy hoạch cán bộ.
Đặc biệt, TP.HCM kiến nghị Bộ Nội vụ, có cơ chế linh hoạt trong tuyển dụng giáo viên. Nhà trường tổ chức tuyển dụng linh hoạt ngay khi có nhu cầu. Cần có văn bản chỉ đạo cụ thể định biên cho ngành giáo dục khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bên cạnh đó, thành phố kiến nghị Bộ Nội vụ xây dựng bổ sung vị trí việc làm đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo định mức và thành phần giáo viên bộ môn đủ, cân đối hợp lý giữa các môn.
Phát biểu tại buổi giám sát, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Quốc hội, cũng chỉ ra rằng, nguồn lực đầu tư cho việc chuyển đổi mới giáo dục phổ thông của thành phố còn thấp so với nhu cầu thực tế. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở một số nơi chậm được mua sắm bổ sung. Đặc biệt, nội dung một số môn học chưa thực sự giảm tải, giá sách giáo khoa tăng cao, tình trạng lãng phí do không sử dụng lại sách giáo khoa… gây bức xúc cho nhân dân một số nơi. Ông Mẫn cũng đề nghị xem lại vấn đề chiết khấu giá cả sách giáo khoa, phải tính toán lại cho hợp lý. Theo ông, đó là những thách thức đặt ra trong thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa cũng như đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thời gian tới. Qua đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong kế hoạch phát triển ngành giáo dục, thành phố cần điều chỉnh theo hướng đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc phát triển giáo dục của TP.HCM cần phải so sánh với các thành phố trong khu vực, như Singapore, Tokyo, Hàn Quốc… chứ không phải so sánh với các thành phố trong nước. Kế hoạch đổi mới giáo dục cần chú trọng đổi mới quản trị nhà trường theo hướng minh bạch, tinh gọn. |