|
Diễn tập quốc tế ASEAN-Nhật Bản phòng chống tấn công DoS/DDoS 2018. |
Mô hình của buổi diễn tập năm nay gồm 3 cấp: cơ quan điều phối quốc tế, cơ quan điều phối quốc gia và các đơn vị hạt nhân. Trong đó, các đơn vị hạt nhân là nơi cần được bảo vệ nhất, nơi có thể gặp phải tình huống bị tấn công mạng trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời cũng là đơn vị nên tham gia hỗ trợ ứng cứu sự cố tấn công mạng cho các đơn vị khác nhằm phòng tránh lây lan đến đơn vị mình.
Mô hình diễn tập này chính là cấu trúc của liên minh phối hợp quốc tế trong ứng cứu sự cố máy tính hiện đang được áp dụng. Do đó, khác với diễn tập APCERT và diễn tập ASEAN tập trung vào phân tích các loại hình tấn công mạng, diễn tập ASEAN – Nhật Bản tập trung vào tạo lập cơ chế phối hợp, vận hành nhanh và chính xác các công đoạn chuyển giao thông tin giữa tất cả các đơn vị có liên quan khi có tấn công mạng xảy ra.
Kịch bản diễn tập giả định có các cuộc tấn công mạng từ một nhóm tin tặc và gồm 3 giai đoạn và kéo dài trong 3 ngày:
Ngày 1: Giai đoạn cảnh báo. Nhật Bản phát hiện việc truy cập website và trao đổi email bị chậm lại, đồng thời có các cuộc tấn công DDoS nhỏ xuất hiện.
Ngày 2: Giai đoạn tấn công. Xuất hiện cảnh báo một cuộc tấn công diện rộng, sau đó các cuộc tấn công quy mô lớn gây ra tắc nghẽn việc truy cập website và ngừng trệ việc gửi nhận email của các đơn vị nạn nhân. Do vậy, việc liên lạc bằng điện thoại được sử dụng.
Ngày 3: Giai đoạn đỉnh điểm. Sau khi dịch vụ email được khôi phục, các email giả mạo chứa mã độc được gửi đến quan chức các quốc gia thành viên ASEAN. Các email lừa đảo tinh vi này sau đó làm bùng phát mã độc không chỉ trong các cơ quan, tổ chức chính phủ mà còn lây lan ra cộng đồng.
|
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ về các nguy cơ an ninh mạng trong tình hình mới. |
Theo nhận định của các chuyên gia, tình hình an toàn thông tin, tấn công mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, và xảy ra trên diện rộng. Do vậy, các cuộc diễn tập được duy trì định kỳ hằng năm. Theo ghi nhận của Trung tâm VNCERT, năm 2017 đã có 13.382 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, bao gồm cả 3 loại hình Phishing, malware và deface. Trong đó, tấn công mã độc (malware) là 6.400 trường hợp, tấn công thay đổi giao diện (deface) là 4.377 trường hợp, tấn công lừa đảo (phishing) là 2.605 trường hợp.
Với năm 2018, số liệu mới nhất tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 4.035 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam, với 2.661 sự cố deface, 766 sự cố tấn công mã độc malware, và 608 sự cố lừa đảo Phishing. Hàng ngày có khoảng gần 100.000 địa chỉ mạng của Việt Nam truy vấn hoặc kết nối đến mạng lưới máy tính ma (Botnet).
Yêu cầu đặt ra cấp quốc gia là phải giảm thiểu thiệt hại, đối phó với các tấn công. Mỗi quốc gia cần làm cho cộng đồng nhận thức được mức độ nguy hại của tình huống đang diễn ra và có biện pháp đối phó kịp thời.
Trong thời gian qua, với những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao năng lực cho Mạng lưới ứng cứu sự cố máy tính, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì và giao VNCERT tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập an toàn mạng quy mô lớn cho tất cả các Bộ, tỉnh trên cả nước.
Trọng Đạt - Lê Bích Thủy - Ngọc Ánh
" alt="Diễn tập quốc tế ASEAN"/>
Diễn tập quốc tế ASEAN
Ngày 19/11/2018, tại Hà Nội, Câu lạc bộ các nhà quản lý TT&TT đã chính thức ra mắt dưới sự bảo trợ của Hội Truyền thông số Việt Nam.Việt Nam có thêm hàng nghìn chuyên gia ATTT cấp quốc tế sau Đề án 99
Phát biểu của Bộ trưởng TT&TT tại khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về báo chí
Nhiệm vụ ngành TT&TT: Đưa Chính phủ điện tử VN vào Top 50 thế giới
Buổi lễ ra mắt có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp - Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam và ông Trần Đức Lai - Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT.
|
Lễ ra mắt câu lạc bộ các nhà quản lý TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
CLB các nhà quản lý TT&TT là tổ chức cộng đồng của các nhà quản lý đã và đang làm việc trong lĩnh vực Thông tin & Truyền thông. CLB thực hiện việc đoàn kết, tập hợp các nhà quản lý TT&TT, không phân biệt dân tộc, tôn giáo để kết nối, giao lưu, gắn bó, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống, góp phần vì sự phát triển ngành TT&TT của đất nước.
CLB được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quy định về hoạt động của Hội và Điều lệ CLB.
|
Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, tân Chủ tịch CLB các nhà lãnh đạo TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại buổi lễ ra mắt, các thành viên trong CLB đã bầu ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT làm Chủ tịch CLB. Ban Thư ký của CLB gồm lãnh đạo các Sở TT&TT Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tổng Biên tập Tạp chí TT&TT, Đại diện Văn phòng Bộ TT&TT, Trung tâm CNTT - Bộ Khoa học Công nghệ...
Phát biểu buổi lễ, ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, tân Chủ tịch CLB các nhà lãnh đạo TT&TT cho biết, CLB sẽ hoạt động theo phương châm “4T", bao gồm “Thông tin, Trí tuệ, Tin cậy và Tình nghĩa”. Bên cạnh đó, hoạt động của CLB gắn liền với vai trò của CNTT cùng với phương châm “Kết nối nhanh, Lan tỏa rộng và Hiểu biết nhiều”.
Trọng Đạt
Công bố Giải thưởng Công nghệ số Việt Nam 2018
Chiều 12/11, Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) đã tổ chức công bố Lễ trao giải thưởng Công nghệ số Việt Nam (Vietnam Digital Awards 2018).
" alt="Thành lập Câu lạc bộ các nhà quản lý TT&TT"/>
Thành lập Câu lạc bộ các nhà quản lý TT&TT