Nhận định, soi kèo U23 Timor Leste vs U23 Iraq, 22h00 ngày 9/9


相关文章
- 、
-
Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ -
Kỷ lục tiêu thụ, xe máy vẫn là lựa chọn số 1 của người ViệtKỷ lục tiêu thụ, xe máy vẫn là lựa chọn số 1 của người Việt
Đây mới chỉ là thống kê của các thành viên VAMM, trong khi trên thị trường xe máy còn có sự xuất hiện của khác nhiều hãng xe máy khác, như Kymco, các thương hiệu xe phân khối lớn Kawasaki, BMW… và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hãng xe máy điện.
Trong năm 2018 vừa qua, Honda Việt Nam - thương hiệu nắm thị phần kiểm soát, dù giữ kín thông tin về doanh số, nhưng tuyên bố 2018 vừa qua là năm có kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay (năm 2017 Honda đã bán ra khoảng 2,3 triệu xe, chiếm 70% thị phần của VAMM).
Trong năm 2019 này, Honda Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân khúc xe ga và tập trung phát triển thêm mảng xe phân khối lớn, với các đại lí tiếp theo tại Hà Nội và các tỉnh khác.
Yamaha Việt Nam đã kịp cho ra mắt các thế hệ tiếp theo của dòng động cơ Blue Core (trên mẫu Grande), với kỳ vọng cùng với những thay đổi về thiết kế sẽ đem lại sức cạnh tranh cho các sản phẩm của mình - động cơ hybrid tiên tiến, hệ thống ngắt động cơ tạm thời Stop & Start System (SSS), tính năng khởi động với một nút bấm (One-Push Start), hệ thống phanh ABS…
Trong khi đó, 2018 không hẳn là một năm kinh doanh thuận lợi với Piaggio Việt Nam. Thương hiệu này không có thêm nhiều các sản phẩm mới, hầu hết là các mẫu xe “nâng cấp” với màu mới, tên gọi mới.
Ngược lại, năm 2018 không phải là một năm kinh doanh tốt đối với Yamaha Việt Nam, khi doanh số giảm nhẹ so với năm 2017 (đạt gần 800.000 xe), dù toàn thị trường tăng trưởng. Các dòng xe bán tốt nhất của Yamaha tại Việt Nam là Exciter (đạt khoảng 216.000 xe) và mẫu xe ga Janus...
(Theo Dân trí)
Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về chuyên trang theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!
Khoái cảm đặc biệt đi xe máy trăm triệu, ô tô rẻ không có
- Những chiếc xe 2 bánh trăm triệu luôn đem lại khoái cảm đặc biệt mà một chiếc ô tô “cỏ” cũ nát không có cửa để so, một khách mê xe máy chia sẻ.
"> -
- Dưới cái lạnh 9 - 12 độ C của miền Bắc, việc bật chế độ sưởi ấm trên ô tô là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chức năng này đúng cách. Những điều phải biết về chế độ sưởi ấm trên ô tô khi trời lạnhNên bật điều hòa không khí trên ô tô vào mùa đông?
Nhiều người cho rằng, khi đó kín cửa xe thì nhiệt độ trong xe cũng đủ ấm và không cần hệ thống sưởi. Họ cho rằng, không bật hệ thống sưởi sẽ giúp xe tiết kiệm được nhiên liệu. Tuy nhiên đầy là một quan niệm sai lầm. Vậy, cần sử dụng hệ thống sưởi trên ô tô như thế nào cho đúng?
Cơ chế hoạt động của điều hoà làm ấm trong ô tô
Nhiều người cho rằng điều hoà trên ô tô cũng là điều hoà hai chiều như ở gia đình. Họ có thể chỉnh mát hoặc chỉnh nóng tuỳ thích. Tuy nhiên, đó là nhận thức sai lầm. Điều hoà trên ô tô thực chất chỉ có một chiều lạnh.
Hệ thống sưởi hoạt động độc lập với điều hoà trong xe ô tô (Ảnh Youtube) Hệ thống làm nóng hoạt động độc lập với dàn lạnh (chỉ chung quạt gió). Hệ thống làm nóng sẽ gom nhiệt từ két nước làm mát sau khi chạy qua động cơ. Lúc này, nhiệt độ sẽ được gom vào nước, chảy qua đường ống gần mặt táp-lô. Lúc này, quạt gió sẽ thổi không khí được làm nóng từ dòng nước vào cabin để sưởi ấm.
Bật chế độ sưởi khi xe bắt đầu khởi hành, quạt gió sẽ không thổi gió nóng ngay. Chỉ khi động cơ xe đủ nóng (thông thường vài phút xe nổ máy), nhiệt độ mới dần tăng lên.
Các dòng xe cao cấp đều tích hợp hệ thống sưởi ấm ở ghế, vô lăng, tay nắm cửa... Hệ thống này chạy bằng năng lượng điện nên về lý thuyết cũng không tiêu hao nhiều nhiên liệu của xe.
Khi để chế độ sưởi có bật nút A/C không
Trong thực tế, nhiều người sử dụng ô tô vẫn lầm tưởng việc bật chế độ sưởi vẫn phải bắt đầu từ nút A/C. Tuy nhiên, đây là một sai lầm. Điều hoà trong ô tô chỉ có một chiều lạnh chứ không phải điều hoà hai chiều như điều hoà trong các gia đình.
Hệ thống sưởi hoạt động độc lập với diều hoà (chỉ chung quạt gió). Chính vì vậy, khi bật chế độ sưởi, không cần phải bật A/C.
Làm thế nào để kính xe hết mờ
Thời tiết lạnh hoặc trong điều kiện mưa ẩm, lượng hơi nước trong xe thường ngưng tự ở kính làm cho kính xe bị mờ. Làm kính hết mờ cũng có nghĩa là phải giải phóng hết chỗ hơi nước trong xe.
Thời tiết lạnh hoặc mưa ẩm làm kính mờ, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe (Ảnh Dân Trí) Nhiều người băn khoăn nên bật điều hoà hay khởi động hệ thống sưởi. Thực tế, cả hai cách này đều có thể làm khô kính. Tuy nhiên, để làm khô kính nhanh, khi bắt đầu khởi động xe nên bật điều hoà ở chế độ quạt gió lên hết kính. Sau khoảng 1 phút, kính sẽ khô.
Sau khi kính khô, chuyển chế độ gió về cabin. Lúc này, bật chế độ nóng hay lạnh là do nhu cầu của mỗi người.
Lưu ý khi bật chế độ sưởi ấm trên ô tô
Khi bật chế độ sưởi, lái xe chú ý không nên để nhiệt độ nóng ấm hơn quá nhiều so với bên ngoài. Theo các chuyên gia sức khoẻ, chỉ cần để người ngồi trong xe không cảm thấy lạnh là được.
Trước khi xuống xe nên tắt chế độ sưởi để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Nếu để nhiệt độ trong xe cao hơn nhiều nhiệt độ ngoài trời, khi xuống xe có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiệt.
Xem thêm >>> Điều hòa ôtô 'ngốn' xăng cỡ nào?
Quốc Khánh (Tổng hợp)
Lái xe đường đèo dốc dịp Lễ Tết cần chú ý gì?
Trong dịp Lễ Tết, nhu cầu người đi du lịch trải nghiệm, cũng như về quê vùng núi cao thường tăng lên khá nhiều. Do đó, các tài xế cần chú ý khi lái xe trên các con đường đèo dốc để tránh những tai nạn đáng tiếc.
"> -
Toàn cảnh ô tô Việt Nam: Nổi bật ưu đãi nhưng 'khó nhằn'Ô tô sang nhập khẩu giảm mạnh
Tuy vây, giấc mơ ô tô giá rẻ đã không trở thành hiện thực, khi hầu hết các hãng ô tô vẫn giữ hoặc tăng giá liên tục. Trong đó, xe nhập từ Thái Lan, Indonesia tăng trưởng mạnh, những dòng xe nhập không hưởng ưu đãi thuế như xe Mỹ, Đức giảm mạnh. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm, hầu như không có một chiếc xe nhập khẩu từ châu Âu nào về Việt Nam.
Cả năm 2018, ước lượng xe nhập khẩu về Việt Nam chỉ đạt 78.400 chiếc, giảm 31% so với năm 2017, nhưng riêng mặt hàng xe ô tô du lịch dưới 9 chỗ ngồi, số lượng nhập khẩu lại tăng đột biến lên tới hơn 51.178 xe, tăng trên 30% so với năm trước.
2. Toát mồ hôi "chạy" đủ điều kiện theo Nghị định 116
Nghị định 116 quy định điều kiện sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô có hiệu lực từ 17/10/2017. Nhưng trên thực tế cả năm 2018 là cuộc chạy đua toát mồ hôi về các loại thủ tục, điều kiện nhằm đáp ứng Nghị định này.
Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô ngặt nghèo hơn Trước và cả sau khi Nghị định này ra đời, những cuộc tranh cãi gay gắt đã và vẫn đang nổ ra về những hàng rào ngặt nghèo đối với ô tô nhập khẩu.
Đây chính là lý do khiến 6 tháng đầu năm 2018, thị trường ô tô nhập khẩu vô cùng trầm lắng khi giảm tới 75,5% so với cùng kỳ 2017 vì các doanh nghiệp chạy lo thủ tục. Nhiều đơn hàng nhập khẩu xe trước đó đã phải hủy vì không đáp ứng được điều kiện.
Cùng một kiểu loại xe nhập khẩu nhưng vẫn bị thử nghiệm nhiều lần về khí thải và độ an toàn... Ô tô nhập khẩu chỉ mới tăng trở lại vào quý IV năm 2018.
Đối với các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô, 18 tháng kể từ khi Nghị định 116 có hiệu lực là khoảng thời gian để hoàn thành các điều kiện, nghĩa là, chỉ còn 6 tháng nữa, tới 17/6/2019, các doanh nghiệp này phải hoàn thành. Trong đó, một trong những điều kiện đáng lo ngại nhất là việc bắt buộc phải có đường thử. Nhiều doanh nghiệp đang than phiền về vấn đề tiếp cận đất đai để nâng cấp cơ sở nhà máy đáp ứng đúng tiêu chí của Nghị định 116.
3. Thuế linh kiện giảm 0%, ưu đãi hấp dẫn nhưng khó đạt
Năm 2018 cũng là năm bắt đầu các chính sách ưu đãi hấp dẫn đối với thuế linh kiện ô tô theo Nghị định 125/2017 sửa đổi bổ sung Nghị định 122/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, có tới 30 bộ linh kiện chính trong sản xuất ô tô sẽ được giảm thuế về 0% khi các nhà sản xuất, lắp ráp đạt tiêu chí về sản lượng như đảm bảo số lượng chung tối thiểu 8.000 xe và mỗi mẫu xe tối thiểu phải đạt sản lượng 3.000 chiếc, các năm tiếp theo, điều kiện về sản lượng sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, việc đáp ứng tiêu chí trên không dễ khi trong số các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô hiện nay, chỉ có 4 hãng có thể đáp ứng tiêu chuẩn này là Trường Hải, Hyundai Thành Công, Toyota, Honda, các hãng có thị phần nhỏ sẽ khó khăn hơn.
4. Vinfast triển lãm ô tô tại Paris, dồn dập ra mắt xe mới
Vinfast là thương hiệu ô tô tại Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2018 khi việc cho ra mắt các mẫu xe mới được triển khai thần tốc và các chiến dịch công bố sản phẩm được tổ chức rất ấn tượng.
Vinfast ra mắt xe rất ấn tượng Ngày 2/10/2018, thay vì chọn ở Việt Nam, 2 mẫu ô tô sedan và SUV của Vinfast đã được công bố tại triển lãm nổi tiếng thế giới Paris Motor Show, ghi dấu ấn mạnh mẽ về thương hiệu ô tô Việt trong bản đồ ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Kế đó, sau 1 tháng, hãng cũng đã tổ chức ra mắt cùng lúc bộ đôi hạng sang LUX A2.0 và LUX SA 2.0, xe giá rẻ Fadil và những chiếc xe máy điện thông minh Klara. Chủ đề về các mẫu xe của Vinfast đã trở thành hot trend trong suốt nhiều tháng của cộng đồng người dùng xe.
5. Những cuộc M&A bất ngờ
Mua bán, sáp nhập và sự bắt tay hợp tác, liên kết những thương hiệu ô tô ở Việt Nam là một trong những vấn đề nổi bật của ngành ô tô không thể bỏ qua trong năm 2018. Những cú bắt tay này có thể sẽ làm thay đổi đáng kể trật tự thị trường ô tô trong nước.
Thaco sẽ lắp ráp BMW tại Việt Nam Đầu tiên là việc tập đoàn Trường Hải (Thaco) chính thức tiếp quản quyền nhập khẩu, phân phối và sản xuất, lắp ráp các loại ô tô mang thương hiệu BMW tại thị trường Việt Nam. Sự chuyển đổi này diễn ra sau khi Euro Auto, nhà phân phối chính hãng của BMW vướng vào vòng lao lý vì gian lận thương mại.
Với cú bắt tay này, Thaco vốn nổi danh với việc lắp ráp, sản xuất xe công nghệ Hàn Quốc ở phân khúc bình dân thì nay, sẽ mở rộng phân khúc xe Đức hạng sang với thương hiệu BMW, MINI và Motorrad. Dự kiến 2019, Thaco sẽ mở khoảng 15 showroom phân phối BMW và hiện đang ấp ủ kế hoạch sẽ lắp ráp BMW tại Việt Nam.
Cái bắt tay ấn tượng và bất ngờ thứ hai là VinFast chính thức có sự hợp tác toàn diện với tập đoàn GM, được công bố tháng 6/2018. Theo đó, VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và sẽ sản xuất dòng ôtô cỡ nhỏ mới được mua bản quyền từ GM. Mẫu xe Chevrolet sẽ được chuyển sang nhập khẩu.
Trước GM, VinFast cũng đã bắt tay với một loạt đối tác lớn trong ngành công nghiệp ôtô như BMW, GM, Magna Steyr, AVL, Pininfarina, EDAG, Bosch, Siemens, với mục tiêu sản xuất ra các dòng xe tiêu chuẩn quốc tế.
6. Kỷ lục triệu hồi ô tô
Năm 2018 ghi nhận tới 43 đợt triệu hồi xe trong khi năm trước đó, 2017 chỉ có 28 đợt triệu hồi. Ước tính có khoảng 88.000 chiếc xe của 7 hãng từ phân khúc bình dân tới sang chảnh tại Việt Nam đã bị công bố lỗi kỹ thuật.
Honda City Trong đó, lỗi túi khí là phổ biến nhất, xảy ra với xe Honda City, 3 mẫu Altis, Vios, Yaris của Toyota, Audi A6. Kế đến là các lỗi về hệ thống điện, như ở khoảng 11.000 chiếc xe Mercedes- Benz, Misubishi, hay lỗi khóa cửa như xe Ford Ranger và Fiesta.
Hãng đứng đầu về số lượng xe triệu hồi là Toyta với 37.000 chiếc, Ford với 26.000 chiếc và triệu hồi ít nhất là hãng Misubishi với 918 chiếc.
Theo Nghị định 116, triệu hồi xe bị lỗi để khắc phục sửa chữa là một trong những trách nhiệm pháp lý của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô. Riêng với các nhà nhập khẩu, Chính phủ cũng yêu cầu điều kiện nghiêm ngặt để được cấp phép nhâp khẩu chính là giấy ủy quyền của chính hãng trong việc triệu hồi xe bị lỗi bán ra ở Việt Nam.
Phạm Huyền
">