Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh thể hiện câu chuyện một nhân viên tại tiệm trà sữa W. ở TPHCM nhận thông báo phạt đến 300.000 đồng vì đã đóng cửa tiệm sớm hơn 1 phút so với giờ quy định.
Trong nhóm chat, người quản lý gửi dòng tin nhắn: "Ca tối nay đóng cửa sớm 1 phút. Anh sẽ gán phạt lỗi D6 - lỗi nghiêm trọng - phạt 300.000 đồng".
Quản lý thông báo phạt nhân viên 300.000 đồng vì lỗi đóng cửa tiệm sớm 1 phút (Ảnh cắt từ clip).
Nhanh chóng, hình ảnh này thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì số tiền phạt "gán" cho nhân viên quá cao.
Không ít người còn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp nhân viên phải ở lại xử lý công việc, đóng cửa trễ 1 phút, quản lý có thưởng cho họ không?".
Trong khi đó, một số người bày tỏ quan điểm, quy định đã được đặt ra, nhân viên vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, mức phạt trên là quá cao và cách xử lý của người quản lý quá cứng nhắc.
Đăng tải thông tin phản hồi trên trang mạng xã hội, anh H., đại diện tiệm trà sữa W. xác nhận sự việc xảy ra.
"Trước tiên, tôi xin thay mặt công ty xin lỗi cộng đồng và nhân viên nói trên về sự việc đã xảy ra. Thương hiệu trà sữa của chúng tôi có hơn 30 chi nhánh ở khắp Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, khâu quản lý, quy định được vận hành rất nghiêm ngặt.
Sự việc xảy ra đã cho chúng tôi bài học trong việc giải quyết rõ ràng về quy định, trách nhiệm giữa nhân viên và quản lý. Một phút không phải quá dài nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng", đại diện công ty nói.
Theo anh H., trong một phút đó, nếu không may có đơn hàng trên ứng dụng giao hàng trực tuyến, mà cửa hàng lại thông báo đóng cửa sớm hơn thì sẽ làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, ứng dụng giao hàng cũng có thể sẽ khóa tài khoản của tiệm.
Một sự việc tương tự cũng được mổ xẻ trên mạng xã hội trước đó. Cô gái tên C.H.P.T. (nhân viên công sở ở Hà Nội) cũng đã bị công ty phạt hơn 4,6 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ hơn 6,5 triệu đồng.
Số tiền bị phạt trên là hậu quả của 8 lần chị đi muộn (tổng 96 phút) và 2 buổi về sớm, dù có sự xét duyệt của trưởng nhóm (tổng 137 phút).
Thời điểm nhận việc, công ty thông báo mức phạt cho lỗi đi muộn hằng tháng được tính theo công thức như sau: lương cơ bản chia cho số ngày công thực tế, chia cho 8 (giờ làm hành chính), tiếp tục chia cho 60 (số phút mỗi giờ) rồi nhân với số phút đi muộn, nhân 100%.
"Tôi cho rằng công ty không có quyền phạt số tiền lớn như vậy với người lao động nhưng kế toán thông báo sếp đã duyệt, không thể giải quyết. Tôi cố gọi cho sếp nhưng người này không nghe máy", chị T. nói.
Theo chị T., văn phòng công ty nằm ở một tòa chung cư, không có thang máy riêng nên chị thường xuyên phải chờ thang máy rất lâu, dẫn đến việc đi trễ. Một số đồng nghiệp khác mắc lỗi tương tự, cũng phải cắn răng chịu phạt số tiền lớn.
Phạt tiền với người lao động là trái luật
Cũng ở môi trường văn phòng, chị Hương Ly (ngụ tại TPHCM) nhiều lần trải qua chuyện thưởng, phạt khắc nghiệt khi đi làm. Ly từng là cộng tác viên cho một đại lý du lịch, chuyên về các tour (chuyến du lịch) ngắn, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch nội thành TPHCM.
Mỗi tour kéo dài hơn 5 giờ, Ly được trả công 300.000 đồng. Là cộng tác viên, Ly vẫn có hợp đồng lao động nhưng trong văn bản không đề cập mức thưởng, phạt. Tuy nhiên, sau đó công ty vẫn thông báo miệng về quy định phạt lỗi đi làm trễ, với mức 200.000 đồng cho lần 1 và 500.000 đồng cho lần 2 và đuổi việc cho lần thứ 3.
Trong một lần không may đến trễ 2 phút, cô gái đã bị phạt hơn 60% tiền công ngày đi làm hôm đó.
"Tôi không tìm hiểu nhiều về luật và nghĩ mình chỉ là cộng tác viên nên cứ âm thầm chịu phạt. Ngày hôm đó đi làm tôi chỉ được nhận 100.000 đồng tiền công, đổ xăng và ăn tối là hết sạch", Ly bộc bạch.
Nhìn nhận các sự việc được phản ánh ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) chỉ rõ, việc doanh nghiệp phạt tiền người lao động là không đúng với quy định pháp luật.
Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Ngoài ra, theo điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt khi công ty yêu cầu phạt tiền người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, sẽ bị xử phạt hành chính 20-40 triệu đồng tùy vào mức độ hành vi.
" alt=""/>Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao độngIndonesia "lột xác" nhờ làn sóng cầu thủ nhập tịch (Ảnh: AFC).
Nhờ đó, đoàn quân của HLV Shin Tae Yong đã thi đấu rất tốt. Sau chiến thắng trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Indonesia đã nhảy lên vị trí thứ 3 bảng C với 6 điểm, bằng điểm với Saudi Arabia, Trung Quốc, Bahrain và chỉ kém đội xếp thứ 2 là Australia 1 điểm.
Tuy nhiên, nhiều CĐV Hà Lan tỏ ra không vui khi chứng kiến Indonesia có quá nhiều cầu thủ gốc Hà Lan. Họ cảm thấy đội bóng này giống như đội Hà Lan C. Vì vậy, họ đã lên tiếng yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủ.
Trên trang Twitter, tài khoản Sjoerd bình luận: "Sự thành công của Indonesia chẳng có ý nghĩa gì cả. FIFA nên cấm các đội bóng nhập tịch những cầu thủ mà không sinh ra và lớn lên tại đó.
Bằng cách này, nhiều đội bóng đã bóp méo sự cạnh tranh, phá vỡ nguyên tắc công bằng và trong sáng. Phần lớn cầu thủ Hà Lan đang khoác áo Indonesia có gốc gác quá xa xôi. Thật khó để chấp nhận rằng họ là người Indonesia".
Tài khoản Stefan viết: "Indonesia đang trở thành đội Hà Lan C theo cách nào đó. Liệu chăng các bạn có vinh dự khi tham dự World Cup theo cách này?".
CĐV Hà Lan phản đối Indonesia nhập tịch ồ ạt. Họ cho rằng đội tuyển Indonesia giống như Hà Lan C (Ảnh: Getty).
Đó là hai trong số vô vàn ý kiến trên Twitter. Tuy nhiên, rất khó để FIFA cấm Indonesia nhập tịch các cầu thủ có gốc gác Hà Lan nếu như họ có bố mẹ hoặc ông bà là người Indonesia. Bởi điều này đã được FIFA quy định. Cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới cũng trực tiếp phê duyệt các trường hợp nhập tịch được khoác áo đội tuyển quốc gia.
Nhiều CĐV Indonesia cũng cảm thấy bất bình khi Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) nhập tịch ồ ạt. Vào tháng trước, nhiều CĐV Indonesia đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách triệu tập cầu thủ nhập tịch của PSSI.
Thậm chí, họ đã căng một băng rôn dài gần 20m trên lan can cây cầu dành cho người đi bộ tại thủ đô Jakarta với nội dung: "Chúng tôi không ủng hộ chính sách nhập tịch. Chúng tôi muốn cầu thủ trẻ Indonesia được ra sân. Hãy xã hội hóa bóng đá Indonesia".
Trong khi đó, thành viên cấp cao thuộc Ủy ban Olympic Indonesia (NOC), ông Hifni Hasan cũng lên tiếng nhắc nhở: "Tôi muốn nhắn với HLV Shin Tae Yong là tôi rất khắt khe trong vấn đề nhập tịch. Tôi đã nói với ông ấy không nên đưa quá nhiều cầu thủ nhập tịch vào đội tuyển Indonesia".
" alt=""/>CĐV Hà Lan phản đối dữ dội, yêu cầu FIFA cấm Indonesia nhập tịch cầu thủMột tổ hợp ATACMS của Mỹ (Ảnh: Reuters).
Nguồn tin chỉ ra rằng, 4 sân bay quân sự trong khu vực tỉnh Rostov của Nga là mục tiêu tiềm năng. Ngoài ra, các quan chức Mỹ cũng được cho là đã xác định được danh sách 200 mục tiêu quân sự trong phạm vi của các tên lửa do nước này sản xuất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã đồng ý để Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa tầm xa ATACMS tập kích các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Ngày 19/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk, theo hãng thông tấn TASS.
Theo Bộ này, Nga đã bắn hạ 5 tên lửa ATACMS bằng hệ thống phòng không S-400 và Pantsir, trong khi một tên lửa khác bị hư hại và rơi xuống một địa điểm quân sự của Nga ở Bryansk, gây ra hỏa hoạn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/11 đã tiết lộ thông tin chi tiết về hai cuộc tấn công vào lãnh thổ của nước này liên quan đến tên lửa phương Tây. Ông tuyên bố rằng, cuộc tấn công tên lửa của Ukraine ở khu vực Kursk đã nhắm vào một sở chỉ huy, khiến một số binh sĩ bảo vệ an ninh bên ngoài và nhân viên phục vụ bị thương.
Theo các chuyên gia, quyết định của "mở đường" của Tổng thống Biden cho Ukraine có thể giúp Kiev giữ được đầu cầu ở tỉnh Kursk vốn được xem là lá bài giá trị cho các cuộc hòa đàm tương lai. Tuy nhiên, cho dù ATACMS có thể giúp Kiev giữ được một bộ phận lãnh thổ của Kursk trong một mức độ nào đó thì vũ khí này vẫn khó thay đổi tiến trình xung đột Nga - Ukraine.
" alt=""/>Tỉnh Rostov ở Nga là mục tiêu tiếp theo của tên lửa ATACMS?