Năm 1991, Giáo sư Rob Hurle, Đại học Quốc gia Australia cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội đã tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Australia và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại. Năm 1994, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (thông qua công ty NetNam) đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư điện tử dưới tên miền quốc gia .vn
Ngày 19/11/1997, Internet chính thức được cung cấp cho người dân cả nước. VNPT, Netnam là những doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet. Dịch vụ được cung cấp trên hạ tầng mạng điện thoại cố định, tốc độ truy cập hạn chế.
Năm 1999, các nhà cung cấp dịch vụ Internet được phép thử nghiệm công nghệ, dịch vụ điện thoại và các dịch vụ Internet cơ bản. Trung tâm thông tin mạng Internet VN (VNNIC) được thành lập 1 năm sau đó.
Đến 2003, Internet băng rộng ADSL (MegaVNN) chính thức có mặt trên thị trường. Đây là dịch vụ truy nhập Internet thông qua công nghệ băng rộng ADSL, cho phép người dùng truy nhập Internet tốc độ cao, vừa có thể dùng các dịch vụ khác như điện thoại, fax đồng thời. Cũng trong năm này, cước Internet, điện thoại giảm mạnh chưa từng có (từ 10 - 40%) đã kích thích nhu cầu người dùng tăng mạnh.
![]() |
Internet thúc đẩy thị trường thiết bị di động tăng trưởng mạnh mẽ. |
Năm 2009, Internet cáp quang FTTH chính thức được triển khai với tốc độ truy cập mạng tăng đáng kể so với ADSL. Cùng thời điểm này, VinaPhone khai trương mạng 3G mở ra kỷ nguyên Internet cho di động tại Việt Nam. Đây được xem là bước đón đầu quan trọng cho sự bùng nổ Internet băng rộng di động tại Việt Nam sau này.
Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang. Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của Internet cũng thay đổi mạnh mẽ cách thức người dùng với sự bùng nổ của thị trường thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng).
Năm 2016, Bộ TT&TT đã chính thức cấp giấy phép triển khai dịch vụ 4G cho các nhà mạng đánh dấu một bước phát triển mới cho dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Chúng ta cũng dự kiến sẽ triển khai thực tế dịch vụ 5G vào năm 2020.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thử điều khiển cánh tay robot thông qua cảm biến ứng dụng công nghệ kết nối 5G. Ảnh: Mạnh Hưng |
Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số cả nước. Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á.
Internet sẽ tiếp tục tạo ra những bước tiến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục, y tế, giao thông,... trong những năm tới với cuộc cách mạng 4.0.
Việt Nam có trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình của thế giới là 46,64%.
" alt=""/>Internet Việt Nam: 20 năm phát triển và những bước tiến vượt bậcFPT cho biết, lợi nhuận trước thuế (LNTT) của tập đoàn này đạt 2.645 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 2.226 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.725 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 10 tháng đạt 3.255 đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
" alt=""/>Lợi nhuận của FPT tăng trưởng 14% trong 10 thángBộ TT&TT đang dự thảo Thông tư quy định sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước. Dự thảo nêu rõ, các cơ quan, tổ chức sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử phải trang bị đầy đủ hạ tầng CNTT cơ bản (phần cứng, phần mềm, kết nối với các đơn vị để trao đổi văn bản điện tử…) đáp ứng yêu cầu cho việc ký số, kiểm tra chữ ký số và lưu trữ thông tin kèm văn bản điện tử được ký số và các thông tin kèm theo tương ứng.
Chữ ký số phải gắn kèm văn bản điện tử sau khi ký số. Văn bản điện tử được ký số phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn xuyên suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ văn bản điện tử được ký số.
Về quản lý khóa bí mật cá nhân và khóa bí mật con dấu, người có thẩm quyền ký số có trách nhiệm bảo quản an toàn khóa bí mật cá nhân.
Người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho nhân viên văn thư quản lý, sử dụng khóa bí mật con dấu theo quy định. Thiết bị lưu khóa bí mật con dấu phải được cất giữ an toàn tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
" alt=""/>Người có thẩm quyền ký số phải bảo quản an toàn khóa bí mật cá nhân