- Cô đã thức trắng 3 ngày để quay cho MV mới mà không bị mất tiếng,ĐiềugìkhiếnUyênLinhthứctrắngđêbd tbn vẫn có thể hát live cùng các bạn diễn.
- Cô đã thức trắng 3 ngày để quay cho MV mới mà không bị mất tiếng,ĐiềugìkhiếnUyênLinhthứctrắngđêbd tbn vẫn có thể hát live cùng các bạn diễn.
Facebook từng nhắc đi nhắc lại sứ mệnh của mình là “trao quyền chia sẻ cho mọi người và giúp thế giới trở nên mở mang và kết nối hơn”. Nếu bạn vào Facebook của công ty thì đây vẫn là sứ mệnh được đăng trên trang này. Thế nhưng, trong một bức thư rất dài vừa được đăng tải ngày hôm nay, CEO Mark Zuckerberg công bố một số điểm hạn chế trong sứ mệnh công ty đã xây dựng. Anh viết: khi tiến lên phía trước, công ty sẽ cân nhắc chuyện gì xảy ra sau khi kết nối mọi người và cố gắng xử lý những tác động của điều đó tốt hơn. “Trong những khoảng thời gian như thế này”, Zuckerberg viết, “điều quan trọng nhất mà chúng ta, những người ở Facebook có thể làm là phát triển hạ tầng xã hội để trao quyền xây dựng một cộng đồng toàn cầu dành cho tất cả chúng ta”.
Trong hơn 5.800 từ, Zuckerberg nhắc đến cụm từ “hạ tầng xã hội” tới 14 lần, nhưng không hề mô tả cụm từ này nghĩa là gì. Thế nhưng anh viết, ở cấp cao hơn, anh có 5 mục tiêu: giúp người dùng xây dựng những cộng đồng có tính hỗ trợ, được an toàn, được cung cấp thông tin, có sự tham gia của công dân và toàn diện. “Trong thập kỷ qua, Facebook đã tập trung vào việc kết nối bạn bè và gia đình. Với nền tảng đó, ưu tiên tiếp theo của chúng tôi sẽ là phát triển hạ tầng xã hội cho cộng đồng”, đoạn thư viết.
Những cộng đồng an toàn, hỗ trợ và toàn diện sẽ là cột chống vững chắc cho bất cứ ứng dụng mạng xã hội nào, và Facebook có thể coi là đã làm tốt những điều này hơn các công ty cùng lĩnh vực khác. Tuy nhiên, công ty vẫn còn nhiều điều cần làm: Zuckerberg mô tả kế hoạch đầu tư mạnh tay vào các sản phẩm nhóm, cung cấp tài nguyên cho người dùng đồng thời cân nhắc những thiệt hại có thể có, và cung cấp nhiều lựa chọn thiết lập nội dung chi tiết theo khu vực.
Điều đó có nghĩa là giúp mọi người nắm bắt được thông tin và tham gia với tư cách công dân trong đó Facebook cam kết sẽ tạo ra những đột phá. Công ty đã chiến đấu với các cơ quan báo chí kể từ cuộc bầu cử của Tổng thống vào cuối năm ngoái khi tin giả mạo lan truyền rộng rãi trên nền tảng này và bị coi là đã góp phần giúp ông Donald Trump chiến thắng. Zuckerberg ban đầu đã phản bác ý tưởng cho rằng Facebook đóng vai trò trong cuộc bầu cử, và gọi đây là một ý tưởng điên rồ.
" alt=""/>Facebook thay đổi sứ mệnh: Từ kết nối thế giới sang cứu thế giới1. Pumbaa là nhân vật đầu tiên đã "đánh rắm" trong một bộ phim Disney.
Waymo, trước là bộ phận xe tự lái của Google, đang kiện Otto - công ty xe tải tự lái của cựu nhan viên Anthony Levandowski và vừa được Uber mua lại - vì đánh cắp thiết kế độc quyền hệ thống radar dựa trên laser (lidar) của họ.
Theo Waymo, trước khi Levandowski nghỉ việc, anh đã tải về 14.000 tập tin mật sang ổ cứng rời, bao gồm cả thiết kế bảng mạch lidar. Công ty quyết định điều tra máy tính cũ của Levandowski sau khi một nhân viên Waymo vô tình sao chép email từ nhà cung cấp lidar với tiêu đề “Otto Files”. Email được gửi đến danh sách nhóm người mà Waymo tin là nhân viên Uber. Kèm theo email có bản vẽ bảng mạch lidar của Otto, giống với thiết kế của Waymo.
Lidar được xem là một yếu tố tối quan trọng trong công nghệ xe tự lái. Radar chiếu laser vào đối tượng để xác định và hợp tác chặt chẽ với camera, radar thông thường để tạo ra hình ảnh toàn diện về môi trường quanh xe.
Waymo kiện và đòi bồi thường từ Otto và Uber vì đã đánh cắp bí mật thương mại, cạnh tranh không công bằng, vi phạm bản quyền.
Đây không phải lần đầu một công ty nổi tiếng thực hiện hành động pháp lý chống lại startup do cựu nhân viên thành lập. Tháng 1 năm nay, Tesla kiện cựu Giám đốc Autopilot (phần mềm tự động) vì lôi kéo người sang công ty mà ông và cựu Giám đốc kỹ thuật dự án xe tự lái Google Chris Urmson xây dựng. Dù vậy, đây là lần đầu tiên Waymo làm như vậy.
" alt=""/>Google kiện Otto, Uber đánh cắp bí mật thương mại xe tự lái