Thị trường Việt Nam năm 2016 đã chứng kiến sự bùng nổ của thiết bị Android TV Box với hàng chục mẫu sản phẩm mới được các nhà cung cấp tung ra. Bên cạnh những tên tuổi lớn đi tiên phong trong việc đưa sản phẩm Android TV Box vào thị trường Việt Nam như VNPT Technology, VTC, Viettel, FPT, Ki-Wi Box thì còn có hàng chục mẫu mã của những nhà cung cấp mới tham gia thị trường với mức giá cả vô cùng đa dạng.
Xuất hiện ở Việt Nam từ đầu năm 2013, Android TV Box đã nhanh chóng tràn ngập thị trường Việt Nam và ngày càng được giới yêu thích chơi đồ công nghệ ưa chuộng. Vào cuối năm 2013, những thiết bị Android TV Box có giá bán dao động từ 1,6 đến 3,2 triệu đồng. Cho đến nay, thị trường Android TV Box đã gia tăng cả về mẫu mã, giá cả cũng phong phú để người tiêu dùng chọn lựa. Và đáng mừng là giá nhiều loại thiết bị đã giảm đáng kể so với hồi năm 2013. Theo khảo sát của ICTnews trên một số trang bán hàng trực tuyến, Android TV Box có giá thấp nhất chỉ khoảng 400.000 đồng, sản phẩm có giá cao nhất cũng tầm hơn 2 triệu đồng. Mẫu mã vô cùng đa dạng và đẹp mắt, đa số những mẫu mới ra đời đều rất nhỏ gọn, chỉ có thể nằm trọn trong lòng bàn tay hoặc to hơn chiếc USB một chút.
Người dùng lựa chọn sản phẩm theo cấu hình RAM và bộ nhớ, phổ biến nhất hiện nay là loại Android TV Box có Ram 1 Gb hoặc 2Gb, sắp tới xu hướng sẽ là 3Gb, cấu hình càng cao thì giá bán sẽ cao hơn. Trong số hàng chục sản phẩm Android TV Box có một số ít những mẫu Android TV Box đã thực hiện thủ tục công bố hợp quy, nhưng đa số là những mẫu chưa thực hiện công bố hợp quy.
Theo ông Bùi Văn Tiếp, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và sản xuất Vạn Lộc (nhà phân phối sản phẩm Android TV Box thương hiệu Ki Wi Box), thị trường Android TV Box rất nhiều mẫu mã với chất lượng và giá cả khác nhau, bên cạnh những đơn vị lớn vừa phân phối thiết bị vừa có kho ứng dụng như HTV, FPT, VNPT, VTVcab, SCTV thì có cả những đơn vị chỉ phân phối thiết bị đơn thuần. Sản phẩm trôi nổi cũng nhiều, mà có nhiều sản phẩm khi mua về dùng bị hỏng, người dùng không biết bảo hành ở đâu. Hàng thật, hàng giả lẫn lộn trên thị trường. Ngay như Ki Wi Box năm 2016 đã phải bỏ mẫu S1 vì bị làm nhái, kể cả thẻ bảo hành cũng bị làm giả như thật đến các đại lý cũng không thể phân biệt được. Mẫu Ki Wi Box S1 ra thị trường được hơn một năm, có giá bán 990.000 đồng, nhưng bị hàng giả cạnh tranh với giá có 400.000 đồng nên Ki Wi Box đã phải bỏ mẫu này.
Ngày 18/01/2017, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc đăng tải một số clip có nội dung phản cảm, dung tục trên kênh YouTube “Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life”.
Tại Quyết định số 20/QĐ-XPVPHC ngày 18/1/2016 do Cục trưởng Nguyễn Thanh Lâm ký, ông Trà Ngọc Hải, sinh năm 1996, chủ sở hữu kênh YouTube “Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life” nhận mức phạt 30 triệu đồng do có hành vi “chủ động cung cấp thông tin miêu tả hành động không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam trong các video clips phát tại kênh YouTube “Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life”, theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Theo trình bày của ông Trà Ngọc Hải, nhóm sản xuất kênh YouTube “Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life” gồm hơn 20 người, ban đầu chỉ sản xuất các nội dung phù hợp với đối tượng là trẻ em với các diễn viên vào vai những nhân vật được thiếu nhi yêu thích như Spiderman, Elsa nhưng sau đó nhận thấy xu hướng sản xuất những nội dung có hình ảnh phản cảm, hở hang sẽ thu hút lượt xem và doanh thu cao hơn nên đã thay đổi nội dung clips theo hướng dung tục hơn. Kênh Youtube “Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life” được đăng ký phát hành ở Mỹ, tuy nhiên, người dùng tại Việt Nam vẫn có thể xem được các nội dung phản cảm này.
" alt=""/>Yeah1 Network bị xử phạt liên quan đến nội dung dung tục trên YouTubeRất nhiều người dù không phải game thủ cũng ủng hộ chiến dịch này do VTC Game phát động bởi lẽ miếng mồi mà NPH này đem ra dụ cộng đồng mạng không gì khác chính là vé xem film Civil War. Không cần phải nói nhiều thì mọi người cũng hiểu độ hot của siêu bom tấn này là như thế nào. Miễn phí hơn 1.000 cặp vé xem bom tấn ngay ngày đầu ra mắt phim, tội gì không thử?
Hàng nghìn comment đăng ký nhận vé xem film đã được gửi đến NPH này. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều xung quanh chiến dịch này. Rất nhiều người người dùng facebook đã chẳng mảy may đoái hoài gì đến Chân Long Mobile hay cơ hội nhận vé xem film. Nhiều người nghi ngờ rằng các fanpage họ đang theo dõi đã… bị hack và muốn đòi lại công lý, trả lại fanpage “chính chủ cho cộng đồng của họ.
Dù sao đi chăng nữa, ít nhất chúng ta cũng phải công nhận rằng dù chưa ra mắt nhưng Chân Long Mobile thật sự đã rất chịu chơi và gây được tiếng vang trên toàn bộ mạng xã hội. Không biết rằng liệu khi chính thức ra mắt vào 26/04 tới đây, trò chơi này có thành công vang dội như những gì họ đã đầu tại thời điểm này không? Chúng ta hay tiếp tục theo dõi.
Kun
" alt=""/>Facebook Việt Nam bị cưỡng bức bởi “Chân Long Mobile’