Bác sĩ Tạ Thị Thúy Hằng - người theo dõi cửa sinh, cửa tử của hai bệnh nhi dính liền
Phương trình khó giải
Trong ca Phi Long - Phi Phụng cách đây bảy năm, BS CKII, Tạ Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa gây mê hồi sức BV Nhi đồng Thành phố, khi ấy là người hỗ trợ, khám tiền mê cho ca mổ. “Hồi đó, mình tự hào, hân hoan lắm khi được góp phần trong một ca mổ trọng đại”, bác sĩ Hằng nói.
Gần một tháng qua là những tháng ngày mất ăn, mất ngủ của bác sĩ Hằng cho cặp Trúc Nhi - Diệu Nhi. Chị giờ đây đảm nhận trưởng kíp gây mê cho ca đại phẫu phức tạp.
Chị phải tính toán thế nào để ổn định hô hấp, tuần hoàn, đồng thời đảm bảo độ mê, giảm đau đáp ứng theo nhu cầu của từng ê-kíp phẫu thuật chuyên khoa. Khi gây mê cho hai bé song sinh dính nhau, ê kíp gặp rất nhiều khó khăn.
Đầu tiên là giữ an toàn cho hai bé khi phải gây mê trong ca phẫu thuật kéo dài, thay đổi tư thế liên tục, nguy cơ chảy máu cao. Việc điều chỉnh liều lượng thuốc mê rất khó, hai bé dính nhau, không biết mỗi bé nặng bao nhiêu (tổng trọng lượng của cả hai là 15 kg).
Thuốc mê, thuốc tê vô cảm cũng ảnh hưởng đến huyết động. Nếu gây mê nông quá, bé dễ bị kích thích đau gây khó cho phẫu thuật. Còn gây mê sâu quá có thể gây giảm huyết động, tụt huyết áp, không đảm bảo an toàn cho bé.
Thứ hai, hai bé có thông nối tĩnh mạch vùng bụng chậu, thuốc mê cho bé này có thể thông cho bé kia. Sự giao thoa đó không rõ ràng, bởi có những tĩnh mạch giao thoa một chiều. Ở bé Diệu Nhi có một tĩnh mạch chậu trong đi thẳng tĩnh mạch chậu trong của bé Trúc Nhi.
Ngoài ra, còn có những vùng thông nối hai chiều nên việc giao thoa thuốc rất khó điều chỉnh. Do đó, ê-kíp phải có nhiều thay đổi để đảm bảo độ mê, giảm đau an toàn.
Đội dụng cụ viên của khoa gây mê hồi sức cho ca mổ Trúc Nhi - Diệu Nhi
Thứ ba, cuộc đại phẫu kéo dài, nguy cơ mất máu nhiều. Do đó, bác sĩ gây mê phải theo dõi sinh hiệu, phát hiện những thay đổi để truyền máu, các chế phẩm tuần hoàn, giữ vững hoạt động tuần hoàn và các vấn đề cầm máu của hai bé.
Cuối cùng, quan trọng nhất là sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong ê-kíp gây mê và phẫu thuật trong suốt quá trình được chuyển qua nhiều giai đoạn khác nhau: tách rời - vận chuyển bé Trúc Nhi sang phòng khác - phẫu thuật tạo hình cho 2 bé - chuyển hai bé đến phòng hồi sức.
Những thách thức nan giải đặt lên vai bác sĩ Hằng - người mở màn cho chiến dịch sáng hôm ấy. 2h sáng 15/7, chị còn thức, 5h30, chị nhận bệnh nhân đưa vào phòng chuẩn bị cho tiền mê, rồi gây mê và giao lại cho các kíp phẫu thuật.
Suốt ca mổ, chị là người dõi theo, canh cửa sinh, cửa tử cho hai bệnh nhi để tất cả đường dao hoàn hảo xoay chuyển tạo hóa.
Ca mổ hai bé song sinh dính liền ở TP.HCM có sự góp mặt của nhiều chuyên khoa, trong đó có gây mê hồi sức
Điểm tựa vững chắc
Buổi sáng 15/7, vị giáo sư già Trần Đông A, người từng vang danh với ca mổ tách rời Việt - Đức cách đây 32 năm, đứng sau tham mưu cho ca mổ Diệu Nhi - Trúc Nhi. Đa số những người tham gia phẫu thuật là học trò của ông.
Trong đó có Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Minh Tâm, nguyên trưởng khoa Gây mê Hồi sức BV Nhi đồng 2 cũng là người cộng sự vững chắc của giáo sư Trần Đông A. Ở hầu hết các ca mổ tách song sinh trước đây, vị bác sĩ này hỗ trợ vai trò canh giữ cửa sinh tử.
Lần này, bác sĩ Tâm là người đứng sau tham vấn cho bác sĩ Hằng thực hiện ca Trúc Nhi - Diệu Nhi. “Bác sĩ Tâm là người chị, người thầy, sếp cũ có bề dày kinh nghiệm và từng chỉ bảo mình. Bởi vậy, hôm nay mình có thể tự tin làm trưởng kíp gây mê cho ca mổ lịch sử. Dù mình lo lắng nhưng đằng sau có một điểm tựa vững chắc giúp mình tự tin hoàn thành nhiệm vụ”, bác sĩ Hằng bày tỏ.
Giáo sư Đông A chia sẻ, bác sĩ Trương Quang Định, tổng chỉ huy ca đại phẫu và bác sĩ Minh Tâm là những cán bộ được cử đi học bên Pháp. Họ trở về và thực hiện được những ca mổ tách rời như Phi Long - Phi Phụng, ca Bình Phước và hôm qua là ca Trúc Nhi - Diệu Nhi.
Bác sĩ Hằng là người học trò xuất sắc của bác sĩ Tâm, đủ sức đảm trách trưởng kíp gây mê hôm qua.
Không chỉ nỗ lực cho một, hai ca mổ vang danh, bác sĩ gây mê giỏi còn phải tạo ra ê-kíp, đào luyện được người tài có thể giúp cho hàng ngàn bệnh nhi.
Sau ca mổ, bác sĩ Hằng vẫn tiếp tục theo dõi cho bệnh nhi thêm một ngày
Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, chia sẻ, để có được sự thành công bước đầu trong ca mổ tách Trúc Nhi - Diệu Nhi phải nhờ đến một ê-kíp hiểu nhau, từng làm việc cùng nhau, thẳng thắn, dân chủ và nhất quán khi đưa ra những quyết định quan trọng cho ca mổ.
Riêng bác sĩ Hằng chốt giữ cánh cửa quan trọng vẫn khiêm tốn khi nói về mình. Chị khẳng định, thành quả là của sáu bác sĩ và bốn kỹ thuật viên gây mê cùng toàn bộ Khoa Gây mê Hồi sức. “Công sức không chỉ của 100 người có tên trong ca đại phẫu mà có những người không tên hỗ trợ để có cuộc mổ thành công”, bác sĩ Hằng nói.
Hiện tại, vị nữ bác sĩ vẫn túc trực tại viện theo dõi hai bệnh nhân sau mổ. Chị đảm nhận việc chăm sóc hai bé thêm một ngày nhằm giúp khối ngoại theo dõi sau mổ. Sau 24 giờ ca mổ thành công, chị mới tận hưởng được chút thảnh thơi.
Phan Nhơn
Sau khi trở thành hai cá thể độc lập, Trúc Nhi - Diệu Nhi có những dấu hiệu ổn định, chỉ bị sốt nhẹ.
" alt=""/>Người canh cửa sinh, cửa tử cho ca mổ tách hai bé song sinh![]() |
PSG muốn có Pogba phải chi ra 130 triệu bảng |
Nguồn tin từ Paris cho hay, Pogba cũng để ngỏ cánh cửa gia nhập PSG, với mức lương đề nghị hậu hĩnh lên đến 400.000 bảng/tuần.
Bản thân nhà vô địch World Cup 2018 khá hứng thú trước viễn cảnh thi đấu bên cạnh Mbappe, Neymar hay Di Maria.
Hè năm ngoái, Pogba từng gây tranh cãi khi phát biểu công khai muốn "tìm kiếm thử thách mới", làm dấy lên những tin đồn chuyển nhượng.
Cả Real Madrid lẫn Juventus đều rất muốn có sự phục vụ của Pogba. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid-19, hai CLB trên đều gặp khó khăn tài chính, khó gom đủ tiền để nổ bom tấn.
PSG nằm ở thái cực khác, khi tiềm lực của họ vẫn rất mạnh nhờ sự chống lưng của tập đoàn Qatar Sports Investments.
Chủ tịch PSG - Nasser Al-Khelaifi muốn thấy đội bóng con cưng chinh phục đỉnh cao Champions League. Chiêu mộ Pogba sẽ giúp PSG tăng thêm cơ hội cạnh tranh ở sân chơi châu Âu.
Về phần MU, dù Solskjaer từng bày tỏ muốn giữ Pogba nhưng nếu họ nhận được lời đề nghị hợp lý, cụ thể là 130 triệu bảng, CLB sẽ thanh lý ngôi sao người Pháp.
* Đăng Khôi
" alt=""/>MU bán đứt Pogba, 'nhà giàu' PSG dốc két 130 triệu bảngHãng tin tài chính Bloomberg khẳng định máy Mac đầu tiên dùng chip nền ARM tự sản xuất của Apple sẽ được phát hành năm 2021. Ngoài ra, Apple còn lên kế hoạch chuyển đổi chip cho toàn bộ dòng notebook và desktop Mac trong tương lai. Nhà phân tích Ming Chi Kuo từng đề cập tới kế hoạch này trước đây.
Máy tính Mac dùng chip nền ARM có một số lợi thế so với Mac dùng chip Intel như tốc độ nhanh hơn, tiêu thụ điện ít hơn. Apple cũng không còn phải phụ thuộc vào lịch trình phát triển của Intel.
Theo Bloomberg, Apple đang phát triển ít nhất 3 loại chip cho Mac, loại đầu tiên dựa trên chip A14 trong iPhone 12 chưa ra mắt. TSMC được dự đoán là nhà sản xuất chip cho máy Mac trên quy trình 5nm tiên tiến. Bộ xử lý Mac đầu tiên có thể có 12 nhân, bao gồm 8 nhân hiệu suất cao và tối thiểu 4 nhân tiết kiệm năng lượng. Apple sẽ khám phá các con chip có nhiều hơn 12 nhân sau này và cũng đang thiết kế chip Mac thế hệ hai dựa trên chip A15.
Việc Apple từ bỏ Intel đã được đồn thổi nhiều năm nay song nếu nó trở thành sự thật, đây sẽ là sự kiện lớn. Nó giúp “táo khuyết” nổi bật hơn các đối thủ trên thị trường laptop như HP, Dell, Samsung, Microsoft đang dùng chip Intel. Nếu hãng phát triển được loại chip mạnh mẽ, nó cũng thu hút khách hàng từ các thương hiệu khác.
Năm 2005, Apple thông báo chuyển sang dùng chip Intel trên máy tính Mac từ năm 2006 và chuyển tất cả máy Mac sang chip Intel vào năm 2007. Trước đó, công ty dùng chip PowerPC – sản phẩm hợp tác giữa Apple, IBM và Motorola. Nhưng trong tuyên bố đầu tiên, CEO Steve Jobs khi ấy dường như đã thấy trước ngày “chia tay” giữa Apple và Intel: “Chúng tôi nghĩ công nghệ của Intel sẽ giúp chúng tôi tạo ra máy tính cá nhân tốt nhất trong 10 năm tới”.
Đã 15 năm kể từ ngày đó và gần đây, Apple chứng minh có đủ năng lực để phát triển các con chip đủ mạnh, đang được dùng trong mọi iPhone và iPad. Apple thiết kế chip riêng dựa trên kiến trúc ARM. Những thiết bị dùng chip ARM đều có pin tốt, có thể kéo dài trong 1 ngày hoặc hơn tùy theo mục đích sử dụng.
Bloomberg cho rằng máy tính Mac đầu tiên của Apple dùng chip “cây nhà lá vườn” phải tới năm 2021 mới xuất hiện. Song thông báo tại WWDC 2020 sẽ cho lập trình viên vài tháng để chuẩn bị cho cuộc chuyển đổi. Apple cũng có động thái tương tự trước khi bắt đầu bán máy tính Mac dùng chip Intel để bảo đảm phần mềm của lập trình viên sẵn sàng cho laptop mới.
WWDC 2020 được tổ chức trực tuyến từ ngày 22/6. Sự kiện sẽ là nơi Apple giới thiệu iOS 14 và các phần mềm mới.
Du Lam (Theo CNBC, MacRumors)
Sau khi Trung Quốc tái mở cửa kinh tế, Apple giảm giá iPhone để duy trì đà mua sắm của khách hàng.
" alt=""/>Máy tính Mac của Apple sẽ không dùng chip Intel