Để trở thành công dân tốt (Being a good citizen)Làm thế nào để trở thành công dân tốt là một trong những phần chính của môn Khoa học xã hội và nhân văn, thường dạy vào dịp nửa đầu năm học lớp mẫu giáo đến lớp 2.
Nội dung tựa như môn Giáo dục công dân vậy, các em sẽ học về việc phải ngoan, lễ phép, tuân thủ nội quy trường, lớp, luật lệ nói chung. Ở nhà thì giúp bố mẹ, hàng xóm, cộng đồng.
Khi dạy, có rất nhiều cách khác nhau để đi sâu vào chủ đề: Đọc sách cho các em về chủ đề này, xem video, cùng nói chuyện để làm một poster hay anchor chart về những ý kiến của các em, hỏi xem các em hiểu thế nào về công dân tốt. Hoặc các em kể chuyện về chính những việc mình làm hoặc chứng kiến.
Thường các em và tôi đi đến thống nhất danh mục cơ bản sau: Tuân theo nội quy; Giúp đỡ người khác; Biết cách bảo vệ môi trường và sống thân thiện với thiên nhiên như biết tái chế; Lễ phép, tôn trọng người khác; Là học sinh ngoan.
Ví dụ, ở đây các em rất thân thiện với người làm bảo vệ hay lao công, biết tên của tất cả các bác. Nhiều em nhớ tên của bác lao công chứ không nhớ tên cô hiệu trưởng.
Mọi người nhận được sự kính trọng như nhau bất kể làm gì trong trường, vì trường học cũng là một cộng đồng. Và về sau, dù làm ở công ty lớn đến đâu, các em cũng có sự kính trọng như thế với mọi người.
Trong năm học, có nhiều dịp thầy cô để các em viết thư cảm ơn, làm thiệp, tặng quà cho những người làm bảo vệ hay lao công, như dịp Lễ Tạ ơn, hay Giáng sinh.
|
Sherry - cô bé từng khóc vì vượt đèn vàng |
Trong ảnh là một học sinh lớp 2 của tôi đóng giả cô bé quàng khăn đỏ trong ngày hội đọc sách của trường. Cô bé là ví dụ tiêu biểu cho học sinh xuất sắc toàn diện: Học rất giỏi, ngoan, luôn giúp đỡ bạn bè thầy cô.
Tôi xin kể thêm mẩu chuyện nhỏ sau liên quan đến cô bé: Một hôm, tôi xuống đón lớp đang xếp hàng ở dưới đi lên gác, thấy cô bé khóc nức nở không rõ vì sao. Hỏi các bạn xung quanh cũng không ai biết. Tôi gặng hỏi mãi, hóa ra lúc sáng đi bộ đi học, cô bé đã trót sang đường lúc đèn đã vàng. Cô bé bị lỡ đèn xanh chút xíu chỉ vì đuổi theo quả bóng bị tuột khỏi tay. Mà hôm qua cô giáo (chính là tôi) dạy là không được đi lúc đèn vàng, đèn vàng là phải chuẩn bị dừng lại, chỉ đi khi đèn xanh.
Tôi phải an ủi mãi cô bé mới nín, và tôi khẳng định với cô bé, để xảy ra một sự việc như thế không có nghĩa là em không còn là một công dân tốt.
Tôi nhớ mãi câu chuyện đó. Có lẽ đấy chính là cảm giác thành công trong nghề giáo, chứ không phải điểm số hay thứ hạng của học sinh.
Đi làm từ bé (Jobs in class)
Đầu năm học là lúc thầy cô lo nhiều thứ cho lớp học của mình, nhất là khoản trang trí, sắp xếp, tổ chức lớp. Ở khối lớp tiểu học (nhất là lớp 2-3 trở xuống) bao giờ cũng có góc nhỏ trong lớp cho phần giao nhiệm vụ cho các em. Mỗi ngày có khoảng 6-8 bạn có những nhiệm vụ nhất định.
Thường là những nhiệm vụ hay việc sau: Phát giấy, bài kiểm tra, thu bài; Đưa giấy tờ lên văn phòng, liên lạc và chuyển tin cho cô; Bật tắt đèn; Đóng mở cửa; Gọt bút chì cho các bạn; Giúp cô dọn, phân loại sách; Đứng đầu hàng khi cả lớp xếp hàng ra sân hay ra phòng ăn trưa.
Tùy từng thầy cô và lớp mà các việc sẽ nhiều hay ít. Cũng tùy chủ đề của từng lớp mà góc phân việc này được trang trí thế nào, có thể để tên các em hay đánh số (thầy cô ở Mỹ thường đánh số học sinh cho dễ quản lý lúc xếp hàng, lúc thu bài, để dán nhãn mác lên vở...).
Khi được giao việc, các em rất thích, rất có trách nhiệm.
Có chuyện vui thế này: Có cô giáo nhiều khi chẳng có giấy tờ gì quan trọng nhưng vẫn bảo bạn chuyên đưa giấy tờ đưa thư tới lui cho một cô giáo khác cùng khối. Trong tờ thư chẳng có chữ nào!
Ngoài rèn cho các em tinh thần trách nhiệm, rèn khả năng quan sát và tập trung, tạo cơ hội giao tiếp (cả với bạn đồng lứa và người lớn, thầy cô trong trường), giao việc như vậy còn làm cho các em thấy mình quan trọng và có ích.
|
Danh sách những công việc trong lớp |
Giao việc đặc biệt rèn cho các em tính kỷ luật. Trong ngày học đó, nếu bạn được giao việc nhưng lại hư hay vi phạm nội quy lớp như nói chuyện, không làm bài... thì sẽ bị mất việc ngay. Thầy cô giao việc đó cho bạn khác. Chính điều này tạo nên không khí thi đua trong lớp vì không ai muốn bị mất việc.
Những việc các em thích nhất là phát giấy, bài kiểm tra và đứng đầu hàng vì việc nhiều, bận rộn, lại oai nữa. Các em thích đến mức nhiều khi hôm đó không được giao việc nhưng ngay từ đầu giờ sáng đã hỏi sẵn cô, “Nếu Reagan hư bị chuyển tên/số sang màu vàng thì cô cho em làm người đứng đầu hàng được không ạ?”, “Nếu Dylan hư bị chuyển tên/số sang màu vàng thì cô cho em làm người phát giấy được không ạ?”…
Chống nạn bắt nạt học đường (AntiBullying) Có rất nhiều cách khác nhau để chống nạn bắt nạt học đường. Ở Mỹ, bất cứ trường học nào, cấp học nào đều có những hoạt động khác nhau như tổ chức hội họp toàn trường, biểu diễn, phát động các cuộc thi và chiến dịch bài trừ vấn nạn này, lập hội nhóm tư vấn, giúp đỡ, kết hợp với các tổ chức hội đoàn trong và ngoài nhà trường... | Buổi họp toàn trường về chống nạn bắt nạt học đường |
Các em lớp bé thì thường được giáo dục từ nhỏ thông qua luật/quy định của lớp, của trường. Và nhất là tham dự những buổi hội họp nói về chống bắt nạt. Thường trong những buổi hội họp này có tiết mục biểu diễn múa rối, hát, diễn kịch, đọc thơ, giải thích cho các em các dạng bắt nạt khác nhau, cũng như dạy các em làm thế nào để ngăn chặn kẻ bắt nạt. Những cách sau sẽ góp phần ngưng hành động của kẻ bắt nạt: Đưa ra ánh sáng: vạch mặt kẻ gây ra hành động bắt nạt, như nói thẳng cho họ biết... Nói về việc mình bị bắt nạt: ngay khi cảm thấy mình bị bắt nạt, các em cần phải nói ngay với ai đó, bạn bè hay thầy cô giáo hay anh chị em, hoặc bố mẹ... Nói cho người lớn biết: người lớn sẽ giúp các em giải quyết trước khi sự việc đi quá xa. Các em được học những điều sau để cùng ngăn chặn hành vi bắt nạt: cảm thông và quan tâm đến cảm xúc của người khác; tự trọng đối với bản thân mình và tôn trọng người khác. Lòng tự trọng như con đường hai chiều, hay như lúc hai người cúi đầu chào, bắt tay nhau trước khi đấu võ; Dung thứ, coi sự khác biệt không phải là cái sai, đơn giản chỉ là khác biệt; Dũng cảm, gan dạ, vẫn làm những việc đúng đắn, chính trực, ngay cả khi mình thấy sợ phải làm điều đó; dám đối mặt với những tình huống nguy khó. Ngoài những cách trên để tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè mình, thì luôn nhớ điều sau: Hãy luôn trở thành người phản ứng lại hành động bắt nạt, chứ đừng thành người chứng kiến mà không hành động! |
Bài viết được trích trong cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà của Thạc sĩ giáo dục Đinh Thu Hồng. Chị Đinh Thu Hồng hiện định cư và làm giáo viên tại Mỹ. Cuối năm 2015, chị đã lập page Học kiểu Mỹ tại nhà, với mong mỏi chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm, phương pháp của một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới tới các phụ huynh 4.0 của Việt Nam. Cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà là tập hợp tương đối đầy đủ, hệ thống về các mảng của giáo dục tiểu học Hoa Kỳ. Mỗi mảng đều có giải thích cặn kẽ kèm ví dụ minh họa sinh động cũng như nguồn tài liệu dồi dào để giáo viên, phụ huynh có thể đồng hành cùng con em mình. Cuốn sách cũng mang đến cho độc giả cái nhìn trực quan về nhiều vấn đề khác nhau trong giáo dục tại nhà và ở trường. |
Đinh Thu Hồng
" alt="Được dạy thành công dân tốt, cô bé lớp 2 khóc nức nở khi lỡ vượt đèn vàng"/>
Được dạy thành công dân tốt, cô bé lớp 2 khóc nức nở khi lỡ vượt đèn vàng
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 1/10/2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.Theo đó, dự thảo mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập.
Cụ thể, về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cao đẳng sư phạm các hạng (I,II,III), dự thảo thông tư mới không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm riêng cho từng hạng như trước đây. Thay vào đó, dự thảo thông tư cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện “có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm”.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
Cụ thể, về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng giảng viên các hạng (giảng viên - hạng III, giảng viên chính - hạng II, giảng viên cao cấp - hạng I), dự thảo thông tư mới cũng không còn yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên riêng theo từng hạng như trước đây.
Thay vào đó, dự thảo thông tư cho phép cả 3 hạng sẽ cùng chung điều kiện “có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên”.
Dự thảo cũng điều khoản chuyển tiếp, dự thảo đang xây dựng theo hướng: Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm hoặc viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Thông tư này tương ứng với chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm.
Viên chức có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật trước ngày 30/6/2022 thì được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm hoặc viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT ra quy định thi, xét thăng hạng với giảng viên
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các trường CĐ sư phạm, ĐH công lập.
" alt="Bộ Giáo dục sửa quy định bổ nhiệm và xếp lương giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm"/>
Bộ Giáo dục sửa quy định bổ nhiệm và xếp lương giảng viên đại học, cao đẳng sư phạm
|
Thế mạnh của Thụy Sỹ là đào tạo về ngành quản trị du lịch khách sạn vàngành tàichính ngân hàng. Trong các trường hàng đầu về đào tạo quản trị du lịchkhách sạn,Học viện HTMi được nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn vì nơi đây là cáinôi lýtưởng đào tạo bạn trở thành một người quản lý chuyên nghiệp và cung cấpnhân lựccho các tập đoàn, hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 5 sao rộng khắp thế giớinhư:Hilton, InterContinental, Mariott, Awari, Renaissance… Yếu tố làm nên sựthànhcông của HTMi là việc tạo ra môi trường học tập nhấn mạnh vào “khả năngsáng tạo”- Lead don’t Follow, Create don’t Copy”.
“Khi đến là sinh viên, khi đi là nhà quảnlý” làtiêu chí đào tạo của học viện HTMi về chuyên ngành Quản trị Du lịchKhách sạn vàQuản lý Sự kiện ở các bậc từ chứng chỉ, cao đẳng, đại học và thạc sỹ.
Sinh viên theo học tại học viện sẽ có cơ hội được đào tạo bài bản vềnghề cũngnhư áp dụng kiến thức đã học và nâng cao khả năng làm việc thực tế thôngqua cáckỳ thực tập có trả lương mỗi năm, vốn là một phần bắt buộc đối với sinhviêntheo học chuyên ngành này tại Thụy Sỹ.
Ưu điểm học tập tại trường HTMi là chính sách tuyển sinh: yêu cầu Anhngữ thấpvà thủ tục chứng minh tài chính: đơn giản, có tỷ lệ thành công visa cao.
HTMi còn tổ chức chương trình thực tập hưởng lương (chương trình nửa nămhọc vànửa năm thực tập) với mức lương tối thiểu 2,180CHF/ tháng (khoảng2,700USD,tương đương 55.000.000 VND) giúp sinh viên tiết kiệm chi phí học tập vàlàm quenvới môi trường làm việc nhanh chóng.
Hội thảo giới thiệu về các chương trìnhđào tạotại học viện HTMi được tổ chức lúc:
- 9:30 - 11:30, Thứ bảy 13/04/2013, tại Trung tâm tư vấn du học ILA, 146NguyểnĐình Chiểu, Q3, TP.HCM
- 9:30 - 11:30, Chủ nhật 14/04/2013, tại Trung tâm tư vấn du học ILA, 66Võ VănTần, Q.Thanh Khê, ĐN
Tại đây, sinh viên có thể gặp gỡ trực tiếp đại diện HTMi để được tư vấnvà giảiđáp những thắc mắc cho kế hoạch du học của mình.
Những ưu đãi đặc biệt khi tham gia hội thảo:
- Tặng phí thi IELTS trị giá 3.200.000đ
- Miễn phí hành chính ILA
- Sinh viên sẽ nhận được 2 bằng tốt nghiệp từ HTMi của Thụy Sỹ và đại học Ulster của Anh
Đăng ký tham dự hội thảo qua Hotlines:
TP.HCM: 08 38228838 hoặc 0918709306 (cô Phương)) hoặc 0936622083 (CôNguyệt).
ĐN: 0511 3647444 hoặc 0979779155 (cô Vi)
Website: www.duhoc.ilavietnam.com
Facebook: www.facebook.com/IlaDuHoc
Học việc HTMi:
Là một trong 2 trường duy nhất tại Thụy Sỹ cấp bằng Barchelor of Science (Bsc) - bằng Cử nhân Đại học mang tính thực tiễn cao.
Là học viện đầu tiên tại Thụy Sỹ phát hành báo điện tử chuyên ngành quản trị khách sạn du lịch trên iTunes U.
Học viện dẫn đầu về tổ chức sự kiện văn hóa giáo dục với hơn 50 sự kiện được tổ chức trong năm.
Học viện duy nhất cho học sinh tham dự giải bóng đá FIFA tại Nam Phi năm 2010 |
Thu Hương
" alt="Du học hưởng lương ở Thụy Sỹ"/>
Du học hưởng lương ở Thụy Sỹ
-UBND TP đồng ý về chủ trương để Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng (VSCC), 10 xe bồn chuyên dụng, 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng trên địa bàn TP. Đổi lại doanh nghiệp này được khai thác quảng cáo trong phạm vi cho phép, theo đúng các quy định của pháp luật trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong thời gian 10 năm để thu hồi vốn.UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 272, truyền đạt kết luận của tập thể lãnh đạo UBND TP tại cuộc họp về việc Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing đề xuất dự án tài trợ hệ thống 1.000 nhà VSCC, 10 xe bồn chuyên dụng, 50 cây lọc nước công cộng uống trực tiếp, 200 ghế gang đúc phục vụ công ích cho thành phố Hà Nội.
|
Hà Nội đang rất thiếu nhà VSCC và không đồng bộ. |
Theo UBND TP, đề xuất của Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của TP về việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư, huy động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho phát triển và các hoạt động của thành phố. Thực tế hiện nay, hệ thống nhà VSCC cũng như thiết bị cung cấp nước uống, ghế ngồi tại các nơi công cộng trên địa bàn TP còn rất thiếu và không đồng bộ.
UBND TP đồng ý về chủ trương để doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng, 10 xe bồn chuyên dụng (loại Hyundai, Hàn Quốc), 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng trên địa bàn TP để phục vụ cộng đồng.
Đổi lại Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing được khai thác quảng cáo trong phạm vi cho phép, theo đúng các quy định của pháp luật trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong thòi gian 10 năm để thu hồi vốn, đồng thời, chịu trách nhiệm duy tu, duy trì các cầu vượt theo quy định.
TP yêu cầu các nhà VSCC phải đồng bộ về trang thiết bị, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan của từng địa điểm; sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường; thiết kế thoáng gió, sử dụng vòi nước tự động. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện công tác duy tu, duy trì, vận hành trong suốt quá trình hoạt động của các nhà vệ sinh công cộng này.
Đối với cây lọc nước tự động sử dụng bằng chất liệu inox mờ. UBND TP cũng đề nghị nhà đầu tư nghiên cứu đặt mẫu riêng, mang tính đặc thù của thành phố Hà Nội; thiết bị lõi của cây lọc nước sẽ do thành phố tự đảm nhiệm. Ghế sử dụng chất liệu inox mờ, đảm bảo sử dụng lâu bền, thiết kế phù hợp, mang bản sắc riêng, độc đáo của Hà Nội.
TP giao Sở Xây dựng chủ trì cùng các đơn vị liên quan và nhà đầu tư khảo sát địa điểm đặt nhà vệ sinh công cộng; thiết kế, phê duyệt đối với từng địa điểm cụ thế, đảm bảo công năng sử dụng, theo đúng quy trình quy định; triển khai ngay từng địa điểm. Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện việc triển khai khảo sát, thiết kế quảng cáo tại các địa điểm cụ thể theo quy định; đồng thời, rà soát các quy định về quảng cáo thuộc thẩm quyền ban hành của UBND thành phố, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện.
Hồng Khanh
" alt="Hà Nội đổi quảng cáo lấy hàng loạt nhà vệ sinh công cộng"/>
Hà Nội đổi quảng cáo lấy hàng loạt nhà vệ sinh công cộng