Không bao giờ nên bỏ qua đường khi ướp thịt, đó là điều chị em cần phải nhớ. Thông thường khi ướp thịt chỉ quan tâm sao cho món thịt đậm đà và dậy mùi thơm. Vì vậy thứ mà bạn quan tâm là muối, mắm, bột ngọt, hạt nêm, còn đường thì tùy món ăn hoặc tùy thích bạn mới cho vào.
Tuy nhiên, ít người biết rằng đường không chỉ giúp cân bằng các loại gia vị, mà còn giúp cho từng miếng thịt trở nên ngọt hơn. Do đó hãy cho đường vào các món thịt ướp để ngon miệng hơn nhé. Tất nhiên ngoài đường, bạn cũng đừng quên bột ngọt, hạt nêm, giúp trung hòa gia vị và cũng làm thịt thêm ngọt đậm đà. Cố gắng ướp đủ thời gian để đường ngấm vào từng thớ thịt.
Ướp với bia
Thịt bò, heo sau khi thái miếng vừa ăn và ướp gia vị, bạn cho vào một ít bia, để vậy trong vài phút trước khi xào nấu. Với cách này món thịt xào, kho hay nướng, hầm đều sẽ mềm hơn, thơm hơn và đặc biệt là ngọt hơn. Đối với gà, sau khi làm sạch, bạn ngâm gà với nước pha bia trong 20 phút sau đó đem đi hấp hoặc luộc, thịt gà cũng sẽ thơm và ngọt hơn.
Đối với các món thịt lợn kho, om, sau khi nấu cho săn thịt, thay vì sử dụng nước đổ sâm sấp mặt thịt, bạn nên sử dụng bia. Cách này sẽ giúp cho các miếng thịt trở nên thơm hơn, hương vị hấp dẫn hơn và còn ngọt hơn nữa.
Không xào nấu thịt quá kỹ
Nấu quá kỹ khiến thịt bị tiết ra nhiều nước, thớ thịt bị khô, xơ và thịt mất đi vị ngọt vốn có. Do vậy khi xào nấu, luộc thịt, bạn chỉ nên nấu đến chín tới. Thời gian chín của các loại thịt là bao lâu để đảm bảo thịt đủ chín tới nhưng vẫn an toàn? Bạn có thể tham khảo thời gian chuẩn như sau:
– Đối với thịt lợn: Luộc hay kho thịt 20-25 phút; Chiên thịt 10 phút với mỗi mặt thịt; xào thịt từ 5-7 phút.
Lưu ý: Đối với món xào, thông thường bạn sẽ xào thịt lợn trước sau đó đổ các loại rau hay các món khác vào xào cùng. Nếu thời gian chín của các nguyên liệu này quá lâu, bạn có thể xào thịt chín trước sau đó đổ ra đĩa. Tiếp tục xào các loại nguyên liệu khác cho đến khi gần chín thì đổ thịt lợn vào. Cách này bạn thường áp dụng với thịt bò, nhưng cả thịt lợn cũng được khuyến khích nhé.
– Đối với thịt gà: Thịt gà luộc 15 – 20 phút sôi liu riu và tắt lửa om trong 10 – 15 phút là có thể vớt ra. Thịt gà kho cần 10-15 phút.
– Đối với thịt bò: Thịt bò xào từ 3 -5 phút là đổ ra đĩa, thịt bò kho mềm từ 20 – 25 phút.
Xào/kho với rau củ có độ ngọt
Cà rốt, nấm, hành tây, ngô non, mía, củ cải trắng, dứa… là các loại rau củ có vị ngọt, trong quá trình nấu, sẽ tiết chất ngọt ra nước và vì vậy các miếng thịt nấu cùng cũng sẽ trở nên ngon hơn.
Do vậy khi nấu thịt kèm với nhiều nguyên liệu khác, bạn nên chọn ít nhất một nguyên liệu có độ ngọt để món thịt ngon ngọt hơn. Đối với các món cần nhiều thời gian hơn để nấu như kho hầm thì bạn càng nên áp dụng bí quyết này để món ăn có độ đậm đà, hấp dẫn.
Theo Gia đình & Xã hội

Cách ướp thịt lợn nướng thơm ngon và mềm như ngoài hàng
Cách ướp thịt lợn nướng có nhiều kiểu, nhiều vị nhưng chúng ta có thể chia làm 2 kiểu.
" alt=""/>Bí quyết chế biến thịt lợn, bò, gà ngon, ngọt và đậm vị
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ Trung Quốc theo đuổi lối sống “Không con cái, không nhẫn cưới”. Với họ, đây cách để duy trì cuộc sống độc lập và tự do phát triển bản thân.Nhiều phụ nữ, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nói rằng họ không vội kết hôn và sinh con.
Dưới thời của Chủ tịch Tập Cận Bình, chính phủ Trung Quốc đã đề cao những giá trị gia đình và tầm quan trọng của nữ giới trong vai trò là người chăm sóc. Đây là những thông điệp mà nhiều phụ nữ cho rằng không còn phù hợp với họ, theo Wall Street Journal.
Liang Wei (28 tuổi) chỉ hẹn hò nhiều nhất một năm kể từ khi chia tay mối quan hệ nghiêm túc cuối cùng cách đây 4 năm. Với công việc ổn định tại một công ty tư vấn du học ở Thượng Hải, cô hoàn toàn có khả năng độc lập về tài chính.
Cô đã nói với cha mẹ ở quê rằng đừng gây áp lực cho cô vì “có lẽ con sẽ không bao giờ lấy chồng".
Tương tự Wei, Caroline Chen (32 tuổi), một huấn luyện viên cá nhân ở Bắc Kinh, cũng hài lòng với cuộc sống độc thân và có những sở thích riêng như quay video, đi chơi cùng bạn bè.
Chen nói rằng ở quê cô - cách Bắc Kinh khoảng một giờ đi tàu cao tốc - nhiều phụ nữ cùng tuổi đã kết hôn từ lâu và có con.
“Nếu ai đó đề cập đến hôn nhân, tôi sẽ bỏ chạy”, Chen bày tỏ.
 |
Kết hôn và sinh con là 2 điều gây áp lực cho phụ nữ trẻ ở Trung Quốc. Ảnh: Global Times. |
Gánh nặng trên vai phụ nữ
Từ lâu, những nhà lãnh đạo của nước này luôn tự hào về việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Trong những năm đầu cầm quyền, cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đã kêu gọi phụ nữ tham gia lực lượng lao động để góp phần xây dựng đất nước và ngừng kết hôn, sinh con. Sau đó, nhiều sắc lệnh được đặt ra để giới hạn mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một con để tránh tình trạng dân số tăng nhanh.
Trong thời gian ông Tập nắm quyền, các khẩu hiệu đã thay đổi nhằm nhấn mạnh "gia đình, giáo dục gia đình và đức tính gia đình" cùng với nỗ lực kiểm duyệt phong trào về quyền của phụ nữ.
 |
Giới trẻ xứ Trung không mặn mà với việc lập gia đình. Ảnh: Quartz. |
Các nhà nhân khẩu học cho rằng tỷ lệ sinh đã giảm mạnh vào năm 2020. Đây lần giảm thứ tư liên tiếp sau khi tăng nhẹ vào năm 2016, thời gian đầu sau khi chính sách một con được dỡ bỏ.
Leta Hong Fincher, tác giả của 2 cuốn sách về phụ nữ Trung Quốc, nói: “Thách thức lớn nhất đối với chính phủ là phụ nữ phải chống lại áp lực kết hôn và sinh con”.
Theo Wang Feng, giáo sư xã hội học tại Đại học California, vào năm 1990, hầu hết nữ giới xứ Trung kết hôn trước 30 tuổi. Tuy nhiên, 25 năm sau, giáo sư Wang ước tính khoảng 1/5 phụ nữ ở nhiều thành phố lớn như Thượng Hải vẫn chưa kết hôn trước sinh nhật thứ 30 của họ.
Tỷ lệ kết hôn giảm, ly hôn tăng
Tuy chính quyền Trung Quốc có nhiều nỗ lực, tỷ lệ kết hôn hàng năm vẫn giảm đều. Vào năm 2019, có 6,6/1.000 người đăng ký kết hôn. Một phần nguyên nhân của vấn đề này đến từ chính sách một con. Nhiều thập kỷ thực thi sắc lệnh này đã dẫn đến số người trong độ tuổi lập gia đình ít dần đi.
Cùng với những báo động về tỷ lệ ly hôn gia tăng, các nhà chức trách đã thiết lập giai đoạn “hòa giải” trong 30 ngày trước khi chính thức chia tay.
Feng Yuan, nhà đồng sáng lập của Equality, một tổ chức ở Bắc Kinh chuyên ngăn chặn bạo lực phụ nữ, nói rằng việc chờ đợi có thể gây bất lợi cho phụ nữ khi họ đang cố gắng thoát khỏi cuộc hôn nhân độc hại nếu bên kia từ chối ly hôn.
Một thẩm phán cấp cao cho hay trong các vụ ra tòa ly hôn, hơn 70% là do phụ nữ chủ động. Thông thường, thẩm phán sẽ từ chối hồ sơ lần đầu, yêu cầu các cặp vợ chồng cố gắng hòa giải.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ, chỉ có 38% vụ ly hôn được xử lý tại tòa án vào năm 2018, mức thấp nhất từ trước đến nay.
 |
Số người kết hôn ở Trung Quốc đang có chiều hướng giảm dần. Ảnh: CNN. |
Ethan Michelson, một nhà xã hội học của Đại học Indiana, người đã phân tích hàng chục nghìn trường hợp ly hôn từ năm 2009-2016 ở hai tỉnh Trung Quốc, phát hiện ra rằng những phụ nữ bị bạo hành gia đình không có khả năng thoát khỏi người chồng vũ phu.
Những ngày gần đây, dân mạng Trung Quốc đã phàn nàn về quá trình ly hôn khó khăn sau khi nghe tin về một tòa án tỉnh Hồ Nam từ chối yêu cầu ly hôn của một phụ nữ đến 4 lần.
Ning Shunhua, nạn nhân trong vụ việc, bày tỏ sự thất vọng vì tòa án không xem xét bằng chứng về việc chồng đánh cô.
Tòa án Nhân dân quận Hành Dương đã thông báo trên tài khoản Weibo rằng họ đang xử lý yêu cầu lần 5. Họ từ chối xử lý những lần trước vì cô Ninh không cung cấp đủ bằng chứng và chồng cô đã nhiều lần cầu xin tha thứ.
Cởi mở với cuộc sống độc thân
Theo Wall Street Journal, xã hội và giới truyền thông ở quốc gia đông dân nhất thế giới ngày càng cởi mở về ly hôn hoặc sống độc thân.
Trong bộ phim truyền hình nổi tiếng lấy bối cảnh ở Thượng Hải có tên "Nothing But Thirty", một nhân vật nữ đã quyết định ly hôn với chồng trong khi cô gái khác chật vật khi không tìm thấy tình yêu.
Wang Zheng, giáo sư nghiên cứu về nữ giới tại Đại học Michigan, cho biết nếu chính phủ muốn bảo vệ hôn nhân và tăng tỷ lệ sinh, họ nên có các chính sách hỗ trợ quyền làm mẹ cũng như không đặt gánh nặng này lên phụ nữ.
Joseph Chamie, người dành 25 năm nghiên cứu mô hình dân số ở Liên Hợp Quốc, nhận định sự sụt giảm trong các chính sách tài trợ của nhà nước với việc chăm sóc trẻ em là một trong những lý do khiến phụ nữ Trung Quốc chọn nghỉ việc.
 |
Nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn sống tự do để theo đuổi ước mơ riêng. Ảnh: The Wall Street Journal. |
“Thách thức đối với nhiều quốc gia đang tìm cách tăng tỷ lệ sinh, bao gồm cả Trung Quốc, là sự cân bằng mà phụ nữ phải đối mặt giữa sự nghiệp và chăm sóc con cái, gia đình”, Chamie nói.
Jiang Xinyu (55 tuổi), làm giúp việc gia đình ở Bắc Kinh, cho biết bà đã nghe chính phủ kêu gọi "kết hôn và sinh con muộn" khi còn trẻ. Vì thế, bà đã quyết định lấy chồng vào năm 31 tuổi.
“Vào thời đó, dù ở nông thôn hay thành phố, lấy chồng muộn là điều tốt. Tôi hy vọng cô con gái 22 tuổi sẽ chọn cuộc sống ở một thành phố, nơi mà phụ nữ có nhiều tiếng nói hơn trong cuộc sống, thay vì trở về quê. Khi lập gia đình, tôi rất vất vả để chăm sóc gia đình. Cuộc sống không hề dễ dàng”, bà Jiang bày tỏ.
Theo Zing

'Thế hệ chuột túi' ăn bám cha mẹ vì sợ kết hôn
Nhiều người Hàn Quốc 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm vì thất nghiệp, không hẹn hò, kết hôn.
" alt=""/>‘Nếu nghe ai đó nói về chuyện kết hôn, tôi sẽ bỏ chạy’
Tôi và anh học chung trường đại học, chúng tôi yêu nhau khi cả hai bước vào năm thứ 3. Cũng như bao đôi lứa khác, chúng tôi hạnh phúc bên nhau và có rất nhiều dự định cho tương lai.Anh yêu tôi và tôi cũng yêu anh rất nhiều, chúng tôi đã về thăm nhà nhau và bố mẹ hai bên đều vui vẻ vun vào cho chúng tôi. Chuẩn bị ra trường, anh trao tôi nhẫn cầu hôn, chỉ đợi khi có công việc là chúng tôi tổ chức đám cưới.
Thế rồi trước ngày bảo vệ tốt nghiệp, anh gặp tai nạn. Tôi như chết lặng bởi tin sét đánh đó. Tới viện thăm anh, chăm sóc anh, tôi thương anh nhiều hơn. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật anh động viên tôi quay về trường ôn thi cho tốt, anh sẽ ổn.
Tôi tự nhủ lòng mình sẽ thi thật tốt rồi về bên anh, chăm sóc anh, cho dù anh có thế nào tôi cũng sẽ ở bên anh.
Anh về nhà sau khi đã đi qua nhiều viện lớn. Bác sĩ nói anh có hồi phục được hay không phải chờ thời gian, ít nhất 6 tháng. Nhưng cả năm trời anh vẫn thế, rồi năm thứ 2, thứ 3, anh vẫn không đi lại được bằng đôi chân của mình, anh phải dùng xe lăn cả đời.
Sau khi ra trường, tôi về tỉnh nhà công tác, chúng tôi thường xuyên liên lạc, nói chuyện với nhau qua điện thoại, qua mạng internet. Một năm 2-3 lần tôi bắt xe tới thăm anh, quãng đường gần 100km tôi thấy xa thật xa, không như những lần tôi cùng anh về thăm ba mẹ.
Ba mẹ tôi thỉnh thoảng lại hỏi “Thế thằng nớ đi lại được chưa?” Tôi chỉ biết nói “Dạ chưa” rồi quay đi giấu giọt nước mắt. Tôi hiểu ba mẹ tôi lo cho tôi, lo cho tương lai của anh và tôi, tôi chơi vơi và mệt mỏi. Nhiều khi buồn lắm, cần một bờ vai dựa vào tôi lại không dám tâm sự cùng anh bởi tôi sợ anh lại lo, tôi cứ âm thầm chịu đựng.
Rồi người ấy xuất hiện và yêu tôi, tôi chưa yêu người ta nhưng người ta xuất hiện đúng lúc tôi cần. Tôi tâm sự mọi chuyện với người ấy, họ chấp nhận quá khứ của tôi và nói sẽ cùng tôi làm bạn với anh. Ba mẹ tôi cũng ưng người ấy và nói tôi nên đồng ý, hãy nghĩ xa cho tương lai của chính mình rồi cô, dì tôi cũng vun vào.
Ngày kỉ niệm 7 năm yêu nhau, tôi đã nói lời chia tay anh, tôi khóc ròng còn anh lại vui vẻ đồng ý. Tôi hỏi anh vì sao, anh nói bắt tôi chờ đợi 5 năm để anh phục hồi thế là quá đủ và thấy có lỗi với tôi bởi những năm thanh xuân ấy tôi đã dành cho anh.
Tôi xin lỗi anh mà anh không nhận, anh khuyên nhủ tôi, dặn dò tôi đủ điều. Anh nói sẽ làm anh trai để nghe vợ chồng tôi sau này tâm sự nếu cần. Nhìn anh vui vẻ nhưng tôi biết anh buồn lắm, còn tôi thì đau. Anh luôn nói tôi không có lỗi nhưng tôi là người nói lời chia tay anh, tôi cảm giác mình là người phản bội. Nỗi buồn ấy cứ canh cánh trong lòng tôi, không biết khi nào tôi mới bớt cảm giác có lỗi này.
H.T

Đổ bệnh sau ly hôn, vợ cũ đến thăm khiến tôi đau đớn
Trong thời gian nằm viện, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Những bệnh nhân khác được bạn đời chăm sóc, còn tôi một mình nằm trên chiếc giường lạnh lẽo. Đúng lúc đó, vợ cũ của tôi xuất hiện…
" alt=""/>Quyết định lấy chồng nhưng tôi còn áy náy về người yêu cũ nhiều lắm