当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Kashima Antlers vs Kyoto Sanga, 13h00 ngày 6/4: Củng cố ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 6/4: Lịch sử gọi tên
Với oneSME, VNPT mang đến nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ SME chuyển đổi số. Khi đăng ký mua hàng trên https://onesme.vn, khách hàng sẽ được giảm trực tiếp 20% giá các dịch vụ số thiết yếu dành cho SME, như dịch vụ Chứng thực số VNPT CA, VNPT SmartCA, Hóa đơn điện tử VNPT Invoice, Kê khai bảo hiểm xã hội VNPT BHXH, Máy chủ ảo Smart Cloud... Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh được miễn phí dùng thử lên tới 3 tháng với Phần mềm Quản trị tổng thể hộ kinh doanh cá thể VNPT HKD.
Với oneSME, khách hàng có thể lựa chọn và đăng ký sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp của mình tại bất cứ đâu, vào bất kỳ lúc nào bằng những thao tác đơn giản, nhanh chóng. Đặc biệt, oneSME cũng là nền tảng chuyển đổi số cung cấp các sản phẩm, dịch vụ số toàn trình trên môi trường online: Khách hàng sẽ nhận được ngay tài khoản sử dụng sau khi hoàn tất thanh toán.
Để tìm hiểu và đăng ký dịch vụ, khách hàng có thể truy cập: Website: https://bit.ly/OneSMEbyVNPT Hotline: 18001260 |
Ngọc Minh
" alt="Cơ hội trúng quà công nghệ khi mua hàng trên oneSME"/>![]() |
Cảnh ân ái trong văn học được thầy giáo sân khấu hóa |
Trong tác phẩm "Bỉ vỏ" có phân đoạn nhân Tám Bính bị hãm hiếp còn trong tác phẩm "Số đỏ" có phân đoạn cô Tuyết và Xuân tóc đỏ ân ái với nhau. Hai phân đoạn nhạy cảm này khi sân khấu hóa tác phẩm đều được học sinh thể hiện. Clip học sinh đóng cảnh nhạy cảm lan truyền trên mạng xã hội đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Lãnh đạo nhà trường họp, quyết định đình chỉ đứng lớp thầy Đạt 1 năm, chuyển làm công tác thư viện.
Sau khi bị kỷ luật, thầy Phạm Quốc Đạt có đơn khởi kiện hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản ra Tòa án Nhân dân Quận 12, TP.HCM.Ở một động thái khác thầy giáo này cũng nộp đơn xin rút ra khỏi Công đoàn giáo dục vì cho rằng tổ chức này không bảo vệ, có động thái quan tâm, chia sẻ với giáo viên.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Đạt cho rằng, khởi kiện nhà trường ra quyết định kỷ luật thầy không đúng với quy định của pháp luật. Nhà trường kỷ luật đã hư cấu nên tội cũng như xoi mói bản thân thầy, còn cảnh nóng trong sân khấu hóa chỉ là cái cớ chứ không phải vì thế mà kỷ luật.
"Nhà trường nói rằng, lý do là tôi đã có lời nói xúc phạm lãnh đạo trong Hội nghị cán bộ công chức năm 2019. Trong khi đó, tôi chỉ góp ý thẳng thắn và uyển chuyển. Ngoài ra tôi có nói một số vấn đề bức xúc, bất công nhưng không hề xúc phạm ai "- giáo viên này nói.
Còn về cho học sinh đóng cảnh "nóng", giáo viên này cho hay, không chỉ năm nay mà năm nào thầy cũng sân khấu hóa tác phẩm văn học. Ở những năm trước thầy luôn trao đổi với nhà trường (khi còn hiệu trưởng cũ) và nhận được sự đồng ý. Sau này Sở GD-ĐT đã có chỉ đạo các trường tạo điều kiện cho giáo viên hạn chế dạy trong sách vở, chú trọng rèn luyện kỹ năng, đặc biệt tạo ra môi trường học tập thân thiện với học sinh. Nên việc thầy làm là đúng, còn nhà trường cho rằng thầy không làm đúng theo kế hoạch.
"Đây là buổi học hai của lớp, hình thức tổ chức như thế nào là việc của giáo viên. Việc này được tôi tổ chức trong hai lớp tôi dạy chứ không phải bộ môn của trường nên không có gì phải báo cáo"- thầy Đạt nói.
Tôi hỏi thầy Đạt, có nghĩ những cảnh nóng này đặt trong bối cảnh hiện nay rất nhạy cảm? Giáo viên này trả lời rằng: "Tôi nghĩ việc mình làm đúng với xu hướng của thời đại. Hiện nay mọi người đều có cái nhìn phóng khoáng và thông thoáng hơn, chỉ một bộ phận truyền thống còn bảo thủ. Đây là hơi thở của cuộc sống và không nên nhìn bằng con mắt kì thị".
"Với cảnh này tôi cho học sinh tái hiện bằng chiếu bóng (đứng sau tấm màn, diễn tả hành động). Tôi đã đứng quan sát các em khi diễn. Khi đó các em làm rất bình thường, trong sáng. Các em mặc trang phục bình thường, hoàn toàn không có đụng chạm xác thịt" - thầy nói.
![]() |
Thầy Phạm Quốc Đạt giải thích về việc cho học sinh diễn cảnh "nóng". Ảnh: Quyên Nguyễn |
Cũng theo thầy Đạt, không chỉ cảnh nóng này mà khi sân khấu hóa tác phẩm, mỗi tổ trong lớp sẽ dụng 1 đoạn. Do đó cả tác phẩm kéo dài 15 phút chứ không chỉ 1-2 phút với cảnh nóng.
"Có lẽ dụng ý của người nào đó là muốn bẻ cong thông tin, sự thực không hoàn toàn như vậy"- thầy giáo giải thích.
Nên kỷ luật thầy giáo hay không?
Thầy Nguyễn Quốc Đạt hiện đã bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, đình chỉ đứng lớp 1 năm, chuyển sang làm công tác thư viện. Hình thức kỷ luật này được 51,92% giáo viên trong Hội đồng sư phạm đồng ý, có nghĩa vừa đủ quá bán để trường ra quyết định. Gần 50% số giáo viên khác mong muốn một hình thức kỷ luật khác.
Là người sân khấu hóa rất nhiều bài giảng cho học sinh thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn, nhìn nhận dường như nhà trường đang muốn làm quá lên bởi sự việc đâu cần nghiêm trọng như vậy.
"Dù chưa nắm rõ nhưng tôi nghĩ việc kỷ luật thầy Đạt là do có chuyện trong nội bộ. Nếu là một dự án sân khấu hóa chắc chắn sẽ phải thông qua và giới hạn ngay từ đầu. Cũng có thể khi thực hiện sân khấu hóa tác phẩm thầy Đạt đã không thông qua bộ môn hay Ban giám hiệu. Về cảnh diễn ân ái, quan điểm của tôi nên xem phân đoạn nhảy cảm này có tác dụng gì cho toàn bộ tác phẩm. Trong hoàn cảnh hiện nay, việc phục dựng một cảnh hãm hiếp trong trường học nếu thật sự không cần thiết là không nên. Điều này sẽ vô cùng nhạy cảm nên phải cân nhắc. Tuy nhiên vì điều này mà đình chỉ giảng dạy thầy giáo 1 năm là quá nặng. Có lẽ nhà trường nên trao đổi với thầy hơn là ra quyết định kỷ luật. Giáo dục học trò mà với thầy không mang tính giáo dục thì không được. Nên cho thầy giáo cơ hội sửa sai bằng cách họp tổ chuyên môn, rút kinh nghiệm. Thậm chí có thể tổ chức hội thảo chuyên đề xử lý các vấn đề nhạy cảm trong văn học như thế nào, vừa nâng cao chất lượng chuyên môn vừa làm hài lòng mọi người".
Một giáo viên khác ở TP.HCM cho rằng việc thầy giáo sáng tạo làm cho giờ văn hiệu quả hơn điều đáng trân trọng. Những môn khoa học xã hội nếu có phương pháp hay sẽ làm học sinh hưng phấn trong học tập hơn. Tuy nhiên có những giới hạn cần lưu ý, trong quá trình sáng tạo, những vấn đề nhạy cảm nên có hình thức thể hiện sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
"Với những hình ảnh và thông tin về thầy giáo thì tôi thấy biện pháp xử lý đình chỉ 1 năm là hơi quá nặng. Những hình ảnh này nếu xét trong bối cảnh của bài văn và qua lời của học sinh có lẽ không đến mức thô tục cần xử lý như thế. Có thể do mới triển khai nên thầy còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức. Nếu xử lý nghiêm khắc giáo viên sẽ ngại sáng tạo để có được giờ giảng hay. Trong trường hợp này cần bài học rút kinh nghiệm đối với thầy là được. Biện pháp xử lí nên kèm theo giáo dục rút kinh nghiệm thì sẽ tốt hơn chỉ là xử lý kỷ luật. Tuy nhiên điều này cũng là bài học cho các giáo viên sáng tạo trong giờ học. Sáng tạo nhưng cầnphù hợp với lứa tuổi, tâm lý, giới tính, thuần phong mỹ tục để không gây tác hại. Ngay như trong những bộ phim khi trình chiếu thì họ cũng cắt gọt những đoạn chưa phù hợp để trình chiếu trước khán giả"- thầy nói.
Lê Huyền
- Thầy giáo ở Trường THPT Võ Trường Toản, Quận 12, TP.HCM bị nhà trường đình chỉ giảng dạy một năm vì cho học sinh đóng cảnh ân ái khi sân khấu hóa tác phẩm văn học.
" alt="Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng khởi kiện hiệu trưởng"/>Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng khởi kiện hiệu trưởng
Môi trường học tập hiện đại, uy tín
Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) đào tạo từ lớp 1 - 12. Buổi sáng học chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam, buổi chiều học chương trình quốc tế theo giáo trình Anh Quốc và Mỹ. Học sinh được cung cấp điều kiện học tập, sinh hoạt trong môi trường hiện đại, giúp các em có khả năng tư duy độc lập, tự tin.
Song song với chương trình đào tạo khoa học, học sinh còn được giáo dục lễ nghĩa truyền thống và giá trị đạo đức bằng các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn văn hóa dân tộc; từ đó giúp các em phát triển kiến thức lẫn nhân cách một cách toàn diện và hiệu quả.
Nhiều HS của trường đã được chuyển thẳng đến các trường phổ thông hay ĐH uy tín tại Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand, Singapore… hoặc học tại ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU).
![]() |
Lễ dâng hương 2015 của học sinh lớp 12 tại Khu truyền thống - dã ngoại SIU |
![]() |
Hoạt động “Học sinh tập làm giáo viên” của học sinh IPS |
Khẳng định chất lượng trường quốc tế
Với phương pháp giảng dạy đổi mới, đề cao tính tương tác, gắn liền thực tiễn kết hợp phương tiện dạy học hiện đại, Trường Quốc tế Á Châu đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh ưu tú. Không chỉ năng động, tự tin trong các hoạt động ngoại khóa với rất nhiều huy chương và giải thưởng của các kỳ thể thao cấp Quận và TP, các em còn đạt rất nhiều thành tích cao trong các kỳ thi HS giỏi trong nước và đặc biệt là các kỳ thi quốc tế như top 10, 12 và 100 cuộc thi KET - PET quốc tế 2010 do Cambridge University - Anh Quốc tổ chức; giải xuất sắc cuộc thi Oxford Online Competition; giải khuyến khích, hai giải nhì và là trường có thành tích xuất sắc nhất cuộc thi Hùng biện tiếng Anh Cambridge 2010.
Trường Quốc tế Á Châu là trường đạt thành tích xuất sắc trong cuộc thi Vô địch TOEFL Junior 2014; em Lâm Gia Vũ HS lớp 7 đạt 178/180 điểm, cao nhất trong số 292 thí sinh đạt chứng chỉ đợt thi TOEIC Bridge tháng 7/2011 của ETS - Mỹ; Trịnh Hoàng Nam - quán quân cuộc thi Hùng biện tiếng Anh Cambridge 2012 - đại diện Việt Nam dự thi vòng chung kết Châu Á tại Vương Quốc Anh xuất sắc đạt giải nhì dù là thí sinh nhỏ tuổi nhất.
Lâm Gia Nhi và Nguyễn Mạc Khải đạt giải ba quốc gia cuộc thi Vô địch TOEFL Junior 2013 khối THCS; Lê Anh - thí sinh nhỏ tuổi nhất vòng chung kết quốc gia cuộc thi Microsoft Office Specialist World Championship 2013 do Certiport, Mỹ tổ chức - đạt giải ba với số điểm tuyệt đối 1.000/1.000; Trần Việt Nam đạt TOEFL iBT 105 điểm (tương đương 620 điểm PBT) khi đang học lớp 9, cựu HS Tiêu Anh Kim được Tổng thống Barack Obama tặng bằng khen vì thành tích học tập xuất sắc khi du học Mỹ…
![]() |
Giám đốc Sở GD & ĐT TPHCM trao tặng bằng khen cho học sinh Lê Anh - Ảnh: www.mos.edu.vn |
![]() |
Trịnh Hoàng Nam - quán quân của Việt Nam và á quân vòng chung kết Châu Á Cuộc thi Hùng biện tiếng Anh Cambridge 2012 |
Tập đoàn Giáo dục Quốc Tế Á Châu (GAIE), gồm: Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), Viện Nghiên cứu Châu Á (IAS) và Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU). Thành lập năm 1999, GAIE được xem là hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học lớn nhất tại Việt Nam với: - 44.454 HS-SV-HV đến từ 24 quốc gia, đã và đang theo học tại 13 cơ sở và 2 dự án đang đầu tư xây dựng; - 343 giải HS giỏi và 183 giải thể thao cấp Quận, TP; - 65 công ty Việt Nam và nước ngoài bảo trợ chương trình thực tập SIU; - 2.200 GV-NV Việt Nam và nước ngoài là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư đang làm việc; - 1.216 HS-SV du học tại 138 trường ở 17 quốc gia thuộc 4 châu lục; - Tỉ lệ HS tốt nghiệp tiểu học & THCS luôn đạt 100%, tốt nghiệp THPT đạt trên 99%. - Gần 80% SV tốt nghiệp có việc làm - có em thành lập doanh nghiệp, tạo việc làm cho nhiều người khác; trên 20% SV học bậc học cao hơn, trong đó nhiều em chuyển tiếp du học ở các nước trên thế giới. - Thành viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới: Hội đồng các Trường Quốc tế (CIS) - Anh Quốc, Hiệp hội Quốc tế các trường ĐH đào tạo ngành Kinh doanh (IACBE) và Hiệp hội phát triển giảng dạy doanh thương bậc ĐH (AACSB) - Mỹ; ứng viên Hiệp hội các trường phổ thông và ĐH miền Tây Mỹ (WASC). - Quan hệ hợp tác với nhiều trường ĐH danh tiếng thế giới. |
![]() |
Các em học sinh tham gia thảo luận nhóm trong một tiết học Lịch sử |
“Ở BIS Hanoi, môn Lịch sử với học sinh được coi là một quá trình khám phá và phân tích không ngừng. Các em học sinh không chỉ được học kiến thức nâng cao theo chương trìnhGiáo dục Trung học Quốc tế IGCSE (International General Certificate of Secondary Education) mà còn rèn luyện kỹ năng thông qua các phương pháp học tập phong phú và đa dạng. Chúng tôi mong muốn đảm bảo rằng mỗi lớp học Lịch sử đều được xây dựng với “trần cao” và “sàn vững”.
“Trần cao” - Khoảng rộng của kiến thức và thử thách dành cho học sinh
Thầy Bradley cho biết chương trình học của trường khuyến khích các em học sinh luôn sẵn sàng với mọi thử thách và không ngừng đặt mục tiêucho sự tiến bộ và kết quả học tập của bản thân. Những chủ điểm nâng cao trongGiáo trìnhIGCSE yêu cầu các em học sinh phải thật sự tập trung và vận dụng những kĩ năng tư duy phân tích vào bài học. Ví dụ, các em được tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế Giới thứ 2 và vận dụng tư duy phản biện để tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử của sự kiện này.
Hoạt động nhóm cũng rất được chú trọng trong tiết học Lịch sử bởi đây là dịp để các em học sinh có thể thảo luận cũng như tranh luận về các chủ đề khác nhau. Thầy Bradley cho rằng bản chất của Lịch sử không phải là một “sản phẩm đã hoàn thiện” và việc học mônLịch sửchính là một quá trình khám phá và phân tíchkhông ngừng.
![]() |
Thầy Bradley Minchin (trái) giảng bài cho học sinh trong một tiết học Lịch sử |
Ở BIS Hà Nội, các em học sinh lớp 8 đã có thể tự mình phân tíchviệc những quan điểm và góc nhìn khác nhau về một sự kiện lịch sử có thể dẫn tới những“phiên bản quá khứ” khác nhau. Học sinh được học cách đánh giá điểm mạnh của những lập luận khác nhau về những chủ điểm lớn trong lịch sử thế giới, ví dụ như lý do tại sao việc buôn bán nô lệ lại được bãi bỏ. Các em cũng được tìm hiểu về cách các nhà sử học cập nhật thông tin lịch sử với những dữ liệu và bằng chứng mới nhất.
Những kiến thức và kĩ năng này sẽ giúp các em có thể bắt kịp với môn Lý thuyết của Nhận thức (Theory of Knowledge - ToK), một môn học trọng yếu trong Chương trình học lấy Bằng Tú Tài Quốc Tế IBDP (International Baccalaureate Diploma Programme)dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19.
Theo thầy Bradley, một điều đặc biệt nữa về chương trình giảng dạy tại BIS Hà Nội đó là sự linh hoạt. Ở trường, giáo viên không bắt buộc phải dạy theo những chủ điểm được quy định sẵn. Vì vậy, các giáo viên đã tự lựa chọn những chủ đề phù hợp và thú vị nhất đối với các em học sinh, bao gồm rất nhiều chủ điểmcủa lịch sử thế giới từ thời cổ đại đến thế kỷ 20. Ví dụ, đối với khối 12 và 13, học sinh tập trung vào những chủ đề như Đức Quốc xã, Chiến tranh Lạnh và Cuba dưới thời anh em Fidel Castro.
Ngoài ra, học sinh còn được tìm hiểu một cách chi tiết về những vấn đề gây tranh cãi trong lịch sử, như tại sao Sa hoàng Nicholas II có thể giữ được ngai vàngsau Cách mạng Nga (1905) nhưng lại thoái vị vàoCách mạng Nga tháng 3 năm 1917? Đây là một ví dụ về những câu hỏi mở, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích và đánh giá các lập luận khác nhau.
Bên cạnh những tiết học trên lớp, các em học sinh còn được khuyến khích tìm hiểu về lịch sử của gia đình để hiểu thêm về nguồn gốc và tổ tiên của mình.
“Chúng tôi cũng khuyên các em nên nắm bắt cơ hội học hỏi mỗi khi có dịp đi du lịch, dù là trong nước hay nước ngoài. Những chuyến đi sẽ giúp các bạn trẻ hiểu biết thêm về quá khứ cũng như hiện tại của những địa danh mà mình tới”, thầy Bradley chia sẻ.
“Sàn vững” -Sự hỗ trợ và tạo điều kiện học tập từ trường học và đội ngũ giáo viên
Với những học sinhtrường BIS Hà Nội mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ, việc học Lịch sử đã giúp các em cải thiện khả năng tiếng Anh một cách đáng kể nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình giáo dục quốc tế bậc đại học.
“Chúng tôi chủ động điều chỉnh các bài học và phương pháp giảng dạy của mình để đảm bảo mọi rào cản về mặt ngôn ngữ đều bị xóa bỏ. Tất cả các giáo viên trong Khoa Lịch sử đều được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc giảng dạy những học sinh sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Chúng tôi dùng phương pháp học tích hợp ngôn ngữ và nội dung, gọi tắt là CLIL (Content and Language Integrated Learning), để lên giáo án và giảng bài trên lớp. Như vậy, kiến thức và hiểu biết về Lịch sử của học sinh được nâng cao song song với khả năng ngôn ngữ. Việc học môn Lịch sử còn tạo điều kiện cho học sinh luyện tập tiếng Anh bằng nhiều hình thức khác nhau, như viết báo cáo, thuyết trình và thảo luậnnhóm.
![]() |
Học sinh chuẩn bị cho bài tập thuyết trình nhóm |
Chuyển đến BIS Hà Nội từ các trường công lập tại Hàn Quốc và Việt Nam, em Jung Eun Ji (Lớp 13) và Nguyễn Hà Minh (Lớp 11) cảm nhận được một sự thay đổi rõ rệt trong phong cách giảng dạy và học tập qua những tiết học Lịch sử. Ban đầu, cả hai em đều gặp khó khăntrong việc sử dụng tiếng Anh và chỉ có thể hiểu được một phần của bài giảng. Tuy nhiên, sau thời gian học tập trong môi trường quốc tế, đặc biệt là ở lớp Lịch sửhọc sinh phải đọc và viết bằng tiếng Anh học thuật, Hà Minh và Eun Ji nhận thấy bản thân tiến bộ rất nhiều về khả năng ngôn ngữ.
Bên cạnh cơ hội rèn luyện tiếng Anh, theo Hà Minh, với môn Lịch sử, các em còn được dạy cách đánh giá tính đa chiều của một sự vật hay sự việc, phân tích các nguồn thông tin và xây dựng luận điểm trong bài tiểu luận. Đây là những kĩ năng sẽ giúp ích cho các em rất nhiều khi học lên bậc đại học.
“Môn Lịch sử dạy chúng em biết nhìn nhận cả hai mặt của một vấn đề và đưa ra những dẫn chứng cho cách hiểu của chính mình. Không phải môn học nào cũng cho phép chúng em được tự do phân tích và đưa ra lập luận của riêng mình như vậy,” Hà Minh chia sẻ.
“Tại BIS Hà Nội, em được học về lịch sử của nhiều quốc gia trên thế giới và được tự do chia sẻ ý kiến với các bạn cùng lớp, những người có quốc tịch và góc nhìn văn hóa rất khác nhau,” Eun Ji nói.
Trường Quốc Tế Anh Hà Nội (BIS Hanoi)
Đường Hoa Lan, Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội, Vietnam
+844 3946 0435/Ext: 222
bishanoi@bishanoi.com
www.bishanoi.com
Facebook page: https://www.facebook.com/BIS.Hanoi/
Lệ Thanh
" alt="Học Lịch sử ở trường quốc tế có gì khác?"/>