Toàn tỉnh đã có 3.475 lượt người dân tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vay vốn với số tiền 258,5 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập. Qua đó, tổng nguồn ủy thác tại địa phương đến nay đạt 1.025 tỷ đồng, đưa Quảng Ninh là địa phương top đầu cả nước về nguồn vốn ủy thác.
Những quyết sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết 06 đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm; không còn nhà ở tạm, nhà dột nát; cơ bản giải quyết dứt điểm nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, gia cảnh khó khăn.
Để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND phê duyệt chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tổng mức đầu tư dự kiến 4.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, Quảng Ninh tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cấp thẻ BHYT cho người DTTS sinh sống ở các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và người đang sinh sống ở những xã, thôn mới ra khỏi diện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 (theo số liệu của BHXH tỉnh, hiện toàn tỉnh có 71.812 người thuộc đối tượng trên được cấp 100% thẻ BHYT). Qua đó, góp phần bao phủ BHYT, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người dân vùng DTTS và miền núi, đảm bảo an sinh xã hội.
Đặc biệt, từ đầu năm 2023 đến nay, triển khai mạnh mẽ các chính sách hỗ trợ giáo dục vùng cao, vùng khó. Theo đó, hơn 2.100 lượt học sinh đã được hỗ trợ học phí (tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng); 3.171 lượt trẻ mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa 2 buổi/ngày (gần 3 tỷ đồng)... Sở Thông tin & Truyền thông tích cực phối hợp với các địa phương rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng gói dịch vụ viễn thông công ích theo quy định.
Quy định chuẩn nghèo đa chiều
Để đưa người dân trên khắp mọi miền Quảng Ninh, nhất là khu vực DTTS và miền núi được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 13/2023/NQ-HĐND quy định chuẩn nghèo đa chiều áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Theo đó, quy định chuẩn hộ cận nghèo cụ thể ở khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,6 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội; ở khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,1 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội. Với quy định này, Quảng Ninh nâng tiêu chí thu nhập của hộ nghèo trong tỉnh cao hơn so với Trung ương khoảng 1,4 lần.
Với lộ trình thực hiện trong 2,5 năm, Quảng Ninh phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo, 4.600 hộ cận nghèo; đến hết năm 2025 còn 1.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo dưới 0,5% theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh. Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới, giúp đối tượng thụ hưởng chính sách tiếp cận gần hơn với mức sống tối thiểu của người dân, rút ngắn khoảng cách chênh lệch mức sống của người dân các vùng miền trong tỉnh Quảng Ninh.
Đến cuối tháng 11/2023, 100% xã đặc biệt khó khăn của Quảng Ninh đã có đường ôtô được bê tông hóa đến trung tâm xã; 177/177 xã phường, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 97,82% số hộ dân tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. |
Công Duy
" alt=""/>Quảng Ninh: An sinh xã hội tạo động lực giảm nghèo bền vững ở miền núi, hải đảoCăn hộ chung cư rộng hơn 60 m2 của gia đình Tô Đình Khánh, 27 tuổi - chàng trai không chân ở đường Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Căn hộ này, gia đình anh thuê gần hai năm qua để ở và làm nơi chứa đồ cho Khánh bán hàng online.
Tô Đình Khánh trong một chuyến đi du lịch trước đây. |
Trước đây, Khánh là chàng thanh niên khỏe mạnh, cao 1m70, gương mặt điển trai. Ở tuổi 25, Khánh có bạn gái, nuôi giấc mơ mở shop thời trang thì căn bệnh quái ác làm anh phải cắt đi đôi chân.
Chuyện buồn của Khánh diễn ra vào ngày 23/4/2018. Trưa hôm đó, Khánh đang ngồi làm việc thì thấy các đầu ngón chân tê cứng, không di chuyển được, anh phải nhờ bạn gái và một người em đưa đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám.
Sau khi chụp chiếu, làm các xét nghiệm, các bác sĩ kết luận, Khánh bị tắc mạch máu ở bụng, hai chân đã hoại tử đến đầu gối, phải phẫu thuật cắt. Tỷ lệ thành công của ca mổ là 50/50. Khánh nghe như sét đánh bên tai.
Trấn tĩnh lại, Khánh tự nhủ, đôi chân cắt đến đầu gối thì có thể mang chân giả được. Quan trọng, mình được sống. Anh gọi về cho bố mẹ ở quê báo tin mình sắp phẫu thuật.
Hai giờ sáng ngày 24/4/2018, vợ chồng ông Tô Thuyên, 60 tuổi đang ngủ thì có cuộc gọi của cậu con cả nói bố mẹ xuống Sài Gòn ngay. Hiểu ra câu chuyện, ông gọi vợ dậy, gấp quần áo để hai vợ chồng bắt chuyến xe đi trong đêm.
Không còn đôi chân nhưng Khánh luôn tự tin, yêu cơ thể hiện tại của mình. |
6 giờ sáng, Khánh vào phòng mổ. Ca mổ được được xem là thành công.
Hơn 5 giờ hậu phẫu, Khánh mới mở mắt. Nhìn khắp người mình toàn dây truyền, ống thở, hai tay đã bị cột vào thành giường, anh tự hỏi: “Mình có phải là Khánh không?”. Đang miên man suy nghĩ, tay anh chạm phải vết mổ ở chân. "Thấy đau nên tôi mới tin mình còn sống”, Khánh nói. Nhìn con trai, vợ chồng ông Thuyên rơm rớm nước mắt.
Một tuần sau, phần chân còn lại của Khánh bị hoại tử, buộc phải cắt đến khớp háng. Nghe bác sĩ nói, gia đình chuẩn bị tâm lý, vì ca phẫu thuật tỉ lệ thành công thấp, người bà Trần Thị Nhiên, 60 tuổi, mẹ Khánh lạnh toát, ngã gục xuống nền nhà.
Để chồng chăm con, bà về căn phòng Khánh thuê dọn hết đồ của con đưa vào bệnh viện. “Tôi chuẩn bị để lỡ con có chuyện gì xấu sẽ đưa thẳng về quê”, mắt bà Nhiên ngấn lệ nhớ lại.
Mục tiêu của Khánh là mở được một shop thời trang, viết sách, đi du lịch khắp nơi và làm thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. |
Hôm Khánh vào phòng mổ lần hai, có hơn 20 người thân đến bệnh viện động viên, chuẩn bị sẵn tâm lý sẽ đưa anh về quê. Trước khi đưa con vào phòng gây mê, bà Nhiên nắm tay Khánh nói: “Con gắng ra với mẹ nhé” rồi ngồi gục xuống ủ rũ.
Ngay lúc đó, Khánh tự nhủ, mình phải sống, không được chết. Để bố mẹ yên tâm, anh xin bác sĩ lấy điện thoại quay lại hình ảnh mình tươi cười gửi cho mẹ như muốn nói: “Bố mẹ ơi, con ổn”.
10 ngày sau mổ, Khánh mới tỉnh lại. Suốt hai tháng sau đó, sức khỏe anh yếu, ăn không được. “Không biết sao tôi có thể sống được nữa”, Khánh nói.
Hết thuốc giảm đau, Khánh đau nhưng luôn vui cười với bố mẹ. “Tui biết, nó đau lắm nhưng chịu đựng. Nó sợ bố mẹ buồn, lo thêm. Nhiều đêm, tôi nghe nó khóc mà đứt ruột”, người mẹ quê gốc Hà Tĩnh nhìn con trai rơm rớm nước mắt.
Ngày nào trôi qua cũng ý nghĩa
Sáu tháng sau, Khánh mới được xuất viện. Đôi chân đã cắt tận đến khớp háng, không thể làm chân giả được nữa, anh quyết định chia tay bạn gái, vì sợ bạn gái vất vả vì mình. “Giờ, tôi với cô ấy vẫn là bạn”, Khánh chia sẻ.
Về nhà, vết thương chưa lành, Khánh phải nằm một chỗ. Mọi việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa phải nhờ mẹ, anh khó chịu, tinh thần xuống dần. “Trước mắt tôi lúc đó, chỉ có bốn bức tường. Bố mẹ thì lo lắng, nhìn tôi đau là khóc. Gia đình tôi khi ấy ảm đạm vô cùng”, chàng trai quê Đắk Lắk nhớ lại.
Tết năm 2019, cả gia đình 4 người của ông Thuyên về nhà ở Đắk Lắk đón năm mới. Đêm giao thừa, những tràng pháo hoa bắn lên bầu trời, tạo cảnh tượng lung linh. Nhưng nhà Khánh lại đón cái Tết ảm đạm.
Nhìn bố mẹ khóc, mặt lúc nào cũng buồn hiu, Khánh quyết tâm tìm lại mình trước đây, luôn vui vẻ, sống có mục tiêu cho tương lai. “Nếu mình cứ buồn, bố mẹ cũng buồn theo thì cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa”, Khánh quả quyết.
![]() |
Cuối năm 2019, Khánh gặp Nick Vujicic. Ảnh: NVCC. |
Khánh mua chiếc xe lăn để đi ra ngoài, gặp gỡ bạn bè. Cuối năm 2019, nghe tin Nick Vujicic, người đàn ông Australia gốc Serbia - không tay, không chân nhưng làm được mọi việc như người bình thường sang Việt Nam, diễn thuyết ở một hội trường lớn quận Gò Vấp, Khánh tự bắt xe đến nghe.
“Nick nói với tôi: 'Cậu hãy tự tin lên, hãy thay tôi truyền động lực sống cho người khuyết tật ở Việt Nam'". Từ đó, Khánh lấy hình mẫu Nick làm động lực cho mình. Rồi anh chụp hình ảnh hiện tại, kèm câu chuyện của mình đăng lên trang cá nhân. Những lời động viên, khích lệ tinh thần của những người không quen biết giúp Khánh tự tin, hạnh phúc.
Hằng ngày, Khánh giúp mẹ nấu ăn, rửa chén bát, dọn dẹp nhà cửa. |
Khánh cũng tập di chuyển, nâng đỡ cơ thể bằng đôi tay. Ban đầu, anh co duỗi tay để các cơ hoạt động. Khi đôi tay cứng cáp, anh tự ngồi dậy, rồi dùng tay nâng cơ thể lên xuống xe lăn, ghế ngồi, bồn vệ sinh...“Lúc tôi tự nâng được cơ thể lên, cảm giác rất tuyệt vời”, giọng Khánh hạnh phúc.
Rồi Khánh tập hít đất (chống đẩy) cho cơ thể khỏe mạnh. “Khi mới tập, tôi chỉ đẩy được 6-7 cái. Bây giờ, mỗi ngày, tôi đẩy được 15-20 cái”, Khánh khoe. Anh cũng tập chơi bóng bàn, leo cầu thang để rèn luyện thể lực.
Rồi Khánh bắt đầu bán hàng online, lập kênh Youtube để chia sẻ về những biến cố, cách mình đã vượt qua khó khăn.
Chàng trai Tây Nguyên cho biết, kế hoạch hiện tại của anh là học tiếng Anh để có thể giao tiếp với nhiều người, đi du lịch khắp nơi bằng xe lăn, rồi viết sách từ chuyến đi.
“Với tôi bây giờ, từng ngày trôi qua rất ý nghĩa. Tôi chỉ mong, mình sẽ làm được những điều như Nick đã làm", Khánh nói.
Từ một chàng công chức trẻ với tương lai tươi sáng, Trần Ngọc Hoàng (Lào Cai) bỗng trở thành người khuyết tật và mất tất cả cùng với cánh tay phải của mình.
" alt=""/>Chàng trai không chân mơ được như Nick VujicicGia đình chồng biết chuyện nhất quyết đuổi chị ra khỏi nhà. Trong lúc buồn bã nhất, cảm thấy cô đơn nhất, chị H. lang thang và mất lái đâm vào gốc cây nằm ngất ở ven đường.
May mắn có người đi qua phát hiện đưa chị đi cấp cứu kịp thời. Bố mẹ đẻ chị ở vùng quê nghèo tỉnh Thanh Hóa nghe tin con gái bị nạn vội vàng bắt xe ra thăm con. Tới nơi thấy con gái nằm trong phòng cấp cứu không người thân chăm sóc, bố mẹ chị không kìm được lòng.
Lúc biết được lý do khiến con gái bị nhà chồng đối xử như vậy, mẹ chị H. chỉ còn biết khóc ròng tìm đến nhà thông gia van xin, mong ông bà đừng đuổi con dâu ra khỏi nhà. Hai ông bà hơn 70 tuổi hứa sẽ về quê bán đất, đi vay để lấy tiền trả nợ cho con gái.
Đàn ông cũng có phút yếu lòng
Anh B.M.L. (SN 1995, Ninh Bình) làm việc xa nhà. Ở quê, vợ anh trở thành trụ cột gia đình, thay chồng đối nội đối ngoại và chăm sóc con cái.
Trước đây, trong một lần say rượu anh L. lái xe gây tai nạn. Để giải quyết các thiệt hại sau vụ tai nạn đó, anh phải bồi thường hơn 1 tỷ đồng. Khoản nợ đó, cả hai vợ chồng anh đồng lòng gánh vác. Thương vợ vất vả, anh tu chí làm ăn và cố gắng chi tiêu tằn tiện. Anh L. còn xin đi làm thêm, bán hàng tại căng tin để có thêm đồng ra đồng vào gửi về cho gia đình.
Một hôm, sau bữa cơm chiều, anh nhận được tin nhắn mời chào qua điện thoại từ một số điện thoại lạ. Tò mò, anh bấm thử vào đường link rồi được hướng dẫn tham gia vào một nhóm làm việc trên mạng. Công việc nhẹ nhàng, chỉ cần mỗi ngày anh dành thời gian từ 1-2 giờ vào mạng tham gia cùng nhóm. Vẫn kịch bản tương tự như những vụ lừa đảo trên mạng khác, anh L. bị dẫn dụ rơi vào bẫy làm nhiệm vụ.
Vì không có tiền trong tài khoản, anh vay bạn bè. Người cho vay vài triệu, người cho vay 10 triệu đồng. Anh còn gọi về vay tiền em gái ở quê để giải quyết việc gấp và dặn em không được nói với chị dâu.
Khoản tiền “cuối cùng” anh phải nộp để được rút cả gốc và lãi trong trò chơi nhiệm vụ là 98 triệu đồng. Anh đành đi vay nóng tín dụng đen với lãi suất cao. Lúc ấy, anh L. nghĩ đơn giản. Anh cho rằng nạp tiền vào là sẽ được nhận lại cả gốc và hoa hồng, anh sẽ có tiền trả lại mọi người luôn. Tổng cộng, anh vay nợ và mất hơn 200 triệu đồng cho nhóm lừa đảo trên mạng.
Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó. Vì không có tiền trả cho "tín dụng đen", lãi mẹ đẻ lãi con. Chỉ sau 2 tuần anh L. không còn khả năng trả nợ. Nhóm người đó nhắn tin thúc giục, gọi điện làm phiền liên tục. Nếu không giải quyết được khoản nợ này, công việc của anh L. chắc chắn bị ảnh hưởng.
Anh L. đành xin nghỉ phép về quê để thu xếp tiền.
Tình cờ, chị N. vợ anh đọc được tin nhắn của nhóm đòi nợ gửi tới điện thoại. Ban đầu anh vẫn quanh co giấu chị. Đến khi chị biết được cô em chồng và gia đình bên chồng bao che cho việc anh bị lừa mất tiền, chị mất hoàn toàn niềm tin vào chồng và gia đình chồng.
Chị N. một mực nộp đơn ly hôn ra tòa. “Tôi không thể dành cả đời cày cuốc để trả nợ cho những hành động bồng bột của anh được. Hơn nữa, vợ chồng với nhau gần 10 năm mà anh còn không tin tôi, coi tôi như người ngoài thì không có lý do gì tôi phải hy sinh cho anh và gia đình anh cả”, những lời chị N. nói khiến anh L. không thể níu kéo, đành ký vào đơn thuận tình ly hôn.
Bước đường cùng
Ngày 10/11, hình ảnh, video về một phụ nữ nhảy xuống sông từ cây cầu mới xây qua xã Hợp Nhất, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ lan truyền mạng xã hội khiến nhiều người xót xa. Nạn nhân là nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).
Nguyên nhân được đồn đoán là do người này tham gia vào các trò chơi trên mạng dẫn đến mất tiền và trở thành con nợ. Số tiền người này vay nợ hiện vẫn chưa xác định được.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Văn Học, Chủ tịch hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hệ thống y tế Hùng Vương cho biết: “Rất may nhờ được cấp cứu kịp thời, nữ nhân viên của chúng tôi đã qua cơn nguy kịch. Nhưng hiện tinh thần của bạn ấy vẫn chưa ổn. Bây giờ trên mạng xã hội có rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm, làm gì có chuyện dễ ăn, dễ kiếm tiền trên mạng như vậy. Hầu như giao ban nào của bệnh viện tôi cũng quán triệt vấn đề này, thế nhưng không ngờ vẫn có nhân viên của mình mắc phải”.
Nói về nguyên nhân dẫn tới bi kịch của người phụ nữ - nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, ông Học chia sẻ: “Thực tế không phải chỉ một mà có thể còn nhiều trường hợp khác lâm vào cảnh nợ nần giống như nữ nhân viên này, nhưng họ giấu và không chia sẻ với ai. Tôi chia sẻ câu chuyện của bạn đó để mọi người cảnh giác, xin đừng suy đoán và bình luận ác ý”.
Ảnh: NVCC
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình hoặc người thân/bạn bè về việc bị lừa đảo trên mạng về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn.Trân trọng! |