Người khuyết tật dù bị khiếm thị, khiếm thính hay phải dùng xe lăn cũng có đam mê du lịch, ưa thích tham gia các môn thể thao mạo hiểm như nhảy dù, lướt sóng như người khỏe mạnh, Hong Seo-yoon (31 tuổi), chia sẻ về sở thích của mình.
“Bị khuyết tật không phải điều gì kỳ lạ hay đặc biệt. Khuyết tật hay không cũng có nhu cầu đi chơi như những người lành lặn”, cô nói thêm.
Thành phố Paris là điểm dừng chân không thể bỏ qua của Hong khi ghé thăm Pháp. Ảnh:SCMP. |
Hong Seo-yoon là nhà sáng lập Tourism for All Korea - một tổ chức phi lợi nhuận Hàn Quốc ủng hộ phát triển ngành du lịch cho người khuyết tật, đồng thời đóng góp những kiến nghị để cải thiện chính sách du lịch của quốc gia này.
Ngoài ra, cô còn là tác giả của cuốn Europe, there’s no reason not to go (Tạm dịch: Chẳng có lý do nào để không ghé thăm Châu Âu). Đây là cuốn sách du lịch đầu tiên được viết bởi một người trên xe lăn tại xứ sở kim chi.
Nỗ lực biến Seoul trở nên thân thiện với mọi người
Những nỗ lực của Hong Seo-yoon đã làm thay đổi thành phố Seoul. Hiện nay, thành phố chủ trương nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm đường phố, giao thông công cộng và các trang web du lịch sao cho người dân và du khách khuyết tật dễ tiếp cận hơn.
Kể từ năm 2017, thủ đô của Hàn Quốc đã cài đặt hơn 9.000 thiết bị tiện lợi như thang máy, nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật hay lát gạch tăng xúc giác cho những người thị lực kém.
Đầu năm nay, Thành phố đã mở Trung tâm Danurim - văn phòng chuyên cung cấp thông tin về du lịch, phương tiện giao thông cho khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hong đã tới thành phố New York. Ảnh:SCMP. |
Bang Hye-min, một quản lý của Tổ chức Du lịch Seoul cho biết: “Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là biến Seoul trở thành một thành phố toàn cầu. Bất cứ ai cũng có thể tận hưởng du lịch tại đây một cách trọn vẹn mà không gặp bất kỳ bất tiện nào”.
Ông chia sẻ, những cải tiến này trùng hợp với sự phát triển của xu hướng bình đẳng với những người khuyết tật xuất hiện đầu những năm 2000 và câu chuyện của Hong Seo-yoon như tiếp thêm sức mạnh cho xu hướng đó.
“Cách đây một thế hệ, một người có vấn đề về thể lực hoặc trí tuệ có thể là nỗi xấu hổ của gia đình họ”, Hong Seo-yoon nói.
Khó khăn trở thành động lực tiến lên
Đối với Hong Seo-yoon, kinh nghiệm rút ra từ những trở ngại cả về sức khỏe và giao tiếp xã hội chính là động lực cho những gì cô đạt được hôm nay.
Sau một tai nạn trong bể bơi năm 10 tuổi, Hong gặp chấn thương cột sống khiến cô bị liệt từ thắt lưng trở xuống, hoàn toàn mất khả năng đi lại.
“Vào thời điểm đó, Hàn Quốc không hề có những 'tiện lợi' đối với những người sử dụng xe lăn”, cô chia sẻ.
Hong nhớ lại khoảng thời gian anh trai phải đẩy cô trên chiếc xe lăn ngay bên cạnh những ôtô trên đường vì đường phố lúc bấy giờ không có vỉa hè.
Bên cạnh đó, cô phải chịu sự phân biệt đối xử từ nhà trường. Họ yêu cầu cha mẹ Hong gửi cô đến một tổ chức xa xôi dành cho người khuyết tật thay vì tiếp tục học tại đây.
Thay vì làm theo đề nghị từ phía nhà trường, gia đình cô đã chuyển đến Philippines. Tại đây, một người giáo viên đã nói với Hong: "Khuyết tật không phải là một khiếm khuyết bất bình thường".
Cô gái đã tới Căn cứ không quân Mỹ trên đảo Gunsam (Hàn Quốc). Ảnh: SCMP. |
Khi trở về Hàn Quốc để học đại học, Hong Seo-yoon đã đấu tranh với ban quản trị nhà trường khi họ từ chối chuyển một lớp học ở tầng trên xuống tầng trệt để cô có thể tham dự. Cô gái đã giành chiến thắng và bảo vệ được quyền lợi của mình. Đây cũng là tiền đề cho sự nghiệp sau này của Hong.
Ngoài ra, du lịch thế giới là đam mê của Hong Seo-yoon. Tính đến nay, cô đã đặt chân lên hơn 30 quốc gia. Những trải nghiệm từ chuyến đi đã được cô viết lại thành một cuốn sách.
Tuy nhiên, một lần nữa, Hong phải đối mặt với sự kỳ thị. Hai nhà xuất bản sách đều từ chối ý tưởng viết sách của cô. Cô chia sẻ: “Họ nói rằng sẽ chẳng ai đọc những câu chuyện về người khuyết tật đâu. Tôi thực sự cảm thấy bị tổn thương”.
Hong chơi dù lượn tại Thụy Sĩ. Ảnh: SCMP. |
Năm 2016, sau khi cam kết mua hết những cuốn sách thừa, Hon Seo-yoon thuyết phục thành công nhà xuất bản Saenggak Bi Haeng phát hành Europe, there’s no reason not to go.
Tuy nhiên, cô không phải mua lại bất cứ cuốn sách thừa nào vì tất cả 3.000 bản đã được bán hết. Hiện nay, cuốn sách đang được tái bản lần hai.
Một số người khuyết tật đã gửi tin nhắn hỏi cô, làm thế nào để có thể thực hiện các hoạt động mà cô làm trong các chuyến du lịch nước ngoài, chẳng hạn như chơi dù lượn ở Thụy Sĩ.
Đáp lại câu trả lời của những người khuyết tật, cô nói rằng, họ không cần phải đến tận Châu Âu để chơi dù lượn, vì hiện nay thành phố Seoul có trò đó.
“Họ không bao giờ nghĩ, một người khuyết tật có thể chơi môn thể thao mạo hiểm”, cô chia sẻ.
Đó là câu chuyện cổ tích của cơ trưởng Mohammed Abubakar tới từ Nigeria.
" alt=""/>Cô gái Hàn Quốc liệt hai chân chu du thế giớiChị dâu đã đưa ra điều kiện trao đổi khá hấp dẫn để vợ chồng tôi coi như không nghe, không biết về vụ việc này.
" alt=""/>Đêm tân hôn, vợ 'nguyên vẹn' nhưng khi tàn cuộc, cô ấy lại nói một câu làm tôi giật nảyQuán cà phê xưa nhất của Sài Gòn còn sót lại
Hai phụ nữ và một thanh niên vừa pha chế vừa chạy bàn vẫn không sao phục vụ xuể... Chị chủ quán, Nguyễn Thị Sương (67 tuổi) nhận ra tôi mỉm cười, gật đầu chào.
Quán cà phê của chị tính đến nay đã liên tục hoạt động hơn 80 năm. Năm 1938, ông Vĩnh Ngô - người trong hoàng tộc nhà Nguyễn ngang vai với vua Bảo Đại - từ giã kinh thành Huế tìm đến khu Bàn Cờ này để lập nghiệp.
Lúc bấy giờ Sài Gòn còn thưa thớt nhà cửa. Khu Bàn Cờ lại còn thưa hơn.
Trải qua nhiều công việc để mưu sinh, cuối cùng ông Vĩnh Ngô quyết định mở quán cà phê trong căn nhà lợp lá. Do đặc trưng thưa thớt ở đây, ông đặt cho quán mình cái tên rất độc đáo: Cà phê Cheo Leo.
Cà phê Cheo Leo luôn đông khách. |
Thuở ấy nơi bán cà phê được gọi là tiệm nước đa phần do những người Các chú (cách đọc trại từ Khách trú, chỉ những người Hoa) làm chủ. Họ có cách pha cà phê riêng, rất ngon, hấp dẫn khách. Ông Ngô lân la, tìm tòi học hỏi và dần dần nắm được hầu hết những tinh túy của nghề.
Cheo Leo được mở ra đón khách. Những người khách đến với Cheo Leo ban đầu còn ít nên ông phải bán thêm nhiều thứ trong đó có rượu Vĩnh Xuân Hòa và Rhum Deoda (2 loại rượu của VN). Ngoài ra, ông còn phải hớt tóc thêm mới đủ tiền nuôi bầy con dại ...
Nhưng năm, mười năm sau hương vị cà phê của Cheo Leo đã thấm sâu vào hồn khách.
Mỗi buổi sáng, có người gọi một ly xây chừng (loại ly nhỏ), người gọi ly bạc xỉu (ly sữa thêm chút cà phê), đen đá rồi sữa đá, cứ thế hết người này đến người khác đến quán làm cho tiếng tăm của Cheo Leo vang xa.
9 người con sau này còn lại 6 của ông bà nhờ vậy lớn lên rồi ăn học thành tài.
Trên tường nhiều hình ảnh giới thiệu quá khứ của Cheo Leo cùng cung cách ứng xử với khách. |
Từ năm 1968 trở đi, Cheo Leo bước vào giai đoạn cực thịnh. Khách đông đến nỗi không còn chỗ để ngồi. Bên trong, bên ngoài bàn ghế nghẹt khách. Tiếng cười nói râm ran ...
Những người con gái của ông bà tiếp cận với nghề cà phê khi còn khá trẻ. Nhờ đó, các chị đã mạnh dạn nối gót cha khi đến năm 1993 ông Vĩnh Ngô qua đời. Cheo Leo tiếp tục góp mặt với đời cho đến hôm nay.
Hoài niệm về Sài Gòn những ngày xưa cũ
Có lẽ đến nay Cheo Leo đã trở thành quán cà phê xưa nhất còn mang dư vị của Sài Gòn.
Người Sài Gòn vốn không hối hả hấp tấp. Sáng, trưa, chiều tối lúc nào thảnh thơi họ vẫn ngồi bên ly cà phê, nghe tiếng nhạc du dương nhẹ nhàng để lắng đọng những mệt nhọc của một ngày lao động.
Khi đến Cheo Leo, chúng tôi rất dễ gặp lại những hình ảnh này.
Chị Sương, chủ quán hiện nay đang pha cà phê. |
Chị Sương cùng em gái và đứa cháu trai đang bị cuốn vào công việc. Khách đông quá mặc dù đã trưa. Trên những chiếc bàn bên trong và phía trước quán, bên cạnh khách người Việt có lẫn nhiều khách nước ngoài. Trên tường, nhiều hình ảnh giới thiệu quá khứ của Cheo Leo cùng cung cách ứng xử với khách. Tiếng nhạc từ những chiếc loa tỏa ra nhẹ nhàng và ấm cúng.
Trong bếp, chị Sương đang pha cà phê. Xung quanh chị, có khoảng 5 người nước ngoài và một anh thông dịch đang theo dõi. Thấy chúng tôi chăm chú nhìn bếp, chị nói: 'Những ngày đầu gây dựng quán, ba tôi tìm mua chiếc thùng phuy đựng dầu đem về cắt lấy 2/3. Sau đó, ông dùng xi măng trộn lẫn với cát, đường và kèm theo gạch để xây thành cái bếp. Bếp ấy là đây, đến nay đã hơn 80 năm vẫn còn sử dụng tốt'.
Bếp lò nấu nước do ông Vĩnh Ngô chế tạo hơn 80 năm trước vẫn còn sử dụng tốt. |
Chị bắt đầu thao tác. Son nước trên lò đã sôi. Bên cạnh son nước là 3 chiếc siêu loại dùng để sắc thuốc bắc. Chị cho nước sôi vào siêu. Trong siêu có vợt đựng cà phê xay nhuyễn. Ủ một lúc chị rót cà phê qua cái siêu khác. Các siêu đặt bên rìa lò nung giữ nóng.
Giải thích về ngọn lửa, chị Sương cho biết: 'Lửa để 'kho' cà phê rất quan trọng. Lửa lớn quá thì cà phê bị khét cho ra vị chua. Lửa yếu làm cà phê không có mùi thơm hấp dẫn. Chúng tôi hỏi chị thêm về cách pha bạc xỉu. Chị không ngần ngại thổ lộ: 'Cách pha món bạc xỉu cần tỉ lệ hợp lý về sữa và cà phê. Sữa pha trước rồi thêm chút cà phê thật nóng sau đó cho vào một ít nước sôi. Phải đúng trình tự như vậy thì mới có ly bạc xỉu ngon'.
Ngày nay, quán cà phê pha bằng vợt tại Sài Gòn hiện còn rất ít. Có lẽ ngoài Cheo Leo ra chỉ còn chừng 1 hay 2 quán mà thôi.
Khách nước ngoài chờ đợi uống cốc cà phê vợt ở quán. |
Người yêu mến Sài Gòn, họ yêu luôn cách pha bằng vợt đã quá thân thương nên không ai nỡ bỏ Cheo Leo. Có lẽ vì thế mà quán đã cũ kỹ nhưng cái hồn Sài Gòn vẫn phảng phất vương vấn đâu đây nên nhiều người còn muốn đến để thưởng thức hương vị cà phê và hoài niệm về Sài Gòn những ngày xưa cũ.
Từ giã chị Sương, bên tai chúng tôi vẫn còn văng vẳng câu nói của chị: 'Ba, má tôi mất đi để Cheo Leo lại cho chị em tôi. Đây là một tài sản vô giá mà chị em chúng tôi phải cố gắng duy trì bởi còn Cheo Leo này các bạn trẻ còn có nơi để tìm hiểu cái hồn xưa của Sài Gòn về cà phê vợt'.
Không có máy móc, không được làm bằng một thứ kim loại nào nhưng sau hơn 100 năm, chiếc đồng hồ Thái Dương ở Phường 3, TP. Bạc Liêu vẫn còn lưu lại đến ngày nay.
" alt=""/>Quán cà phê hơn 80 năm tuổi, khách đến đông nghịt ở Sài Gòn