Nhật Bản tự làm tổn thương chính mình khi cấm xuất khẩu ô tô cũ sang Nga
Reuters trích dẫn từ dữ liệu thương mại cho hay,ậtBảntựlàmtổnthươngchínhmìnhkhicấmxuấtkhẩuôtôcũkết quả tây ban nha quyết định cấm xuất khẩu ô tô đã qua sử dụng sang Nga của Nhật Bản sẽ khiến nước này thiệt hại gần 2 tỷ USD. Vào tháng 4/2022, Tokyo đã cấm xuất khẩu xe hạng sang sang Nga. Tiếp đến, vào tháng 6, Nhật Bản bổ sung thêm lệnh cấm bán xe tải hạng nặng. Từ đầu tháng 8/2023, Tokyo cấm xuất khẩu tất cả các loại ô tô, trừ xe cỡ nhỏ (subcompact), như Toyota Yaris hoặc Honda Fit, sang Nga, cắt đứt một kênh giao thương béo bở của nhiều công ty Nhật Bản. Trước khi các nước phương Tây và đồng minh đưa ra lệnh trừng phạt liên quan đến hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine, số lượng xe ô tô đã qua sử dụng được xuất khẩu sang Nga chiếm hơn 1/4 tổng lượng ô tô cũ xuất khẩu từ Nhật Bản. Cơ quan phân tích Autostat của Nga chỉ ra rằng, trong 8 tháng đầu năm nay, gần 150.000 xe ô tô đã qua sử dụng của Nhật Bản đã vào thị trường Nga, chiếm 50% tổng lượng ô tô cũ nhập khẩu của nước này. Ngoài ra, theo dữ liệu thương mại được Reuters trích dẫn, giá trị của các giao dịch mua bán xe cũ giữa Nga và Nhật Bản dự kiến sẽ đạt hơn 1,9 tỷ USD vào cuối năm nay nếu không vấp phải các biện pháp trừng phạt cứng rắn từ phía chính phủ Nhật Bản. Tuy nhiên, lệnh cấm của chính phủ Nhật Bản đang gây ra nhiều rắc rối cho chính các doanh nghiệp trong nước. Tại nhiều địa phương ở Nhật Bản như tỉnh Toyama, việc kinh doanh ô tô đã qua sử dụng chiếm tới 2-3% GDP. Chính vì thế, các biện pháp trừng phạt liên quan tới mặt hàng này có thể mang tới những tác động kinh tế nghiêm trọng. Ông Wataru Nishiwaki, Giám đốc điều hành tại Element Trading, một đại lý ô tô đã qua sử dụng ở tỉnh Niigata giáp Toyama, Nhật Bản cho biết, thị phần kinh doanh tại Nga của đại lý này đã giảm từ mức cao nhất, trên 50%, xuống dưới 20% do lệnh cấm của chính phủ. SV Alliance, một doanh nghiệp xuất khẩu ô tô hai năm tuổi có trụ sở tại Toyama, đã gửi trung bình khoảng 6.500 ô tô đã qua sử dụng đến Nga mỗi tháng cho đến tháng 7 năm nay. Thế nhưng lệnh cấm đã làm "hoạt động kinh doanh suy giảm khoảng 70% và chúng tôi đã buộc phải để một số nhân viên ra đi", Olesya Alekseeva, điều phối viên hậu cần tại SV Alliance cho biết. Không chỉ vậy, các lệnh trừng phạt nói trên đã khiến giá ô tô cũ ở Nhật Bản giảm mạnh. Theo dữ liệu của nhà đấu giá ô tô USS (Nhật Bản), giá bán ra của xe cũ trung bình đã giảm 7% khiến các doanh nghiệp môi giới liên quan hoạt động xuất khẩu xe cũ điêu đứng. Minh Nhật (Theo Reuters)
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Brest vs PSG, 22h00 ngày 1/2: Không dễ cho cửa trên
-
- Phí ghi danh, phí giữ chỗ, phí nhập học, phí tuyển sinh, … là tên gọi của những khoản tiền khác nhau mà các bậc phụ huynh phải nộp khi đăng ký cho con em mình vào lớp 10 tại hệ thống các trường ngoài công lập, các trường có yếu tố quốc tế. Tùy vào cách gọi, các trường sẽ đưa ra những loại phí khác nhau ở mức từ 1 triệu đến cả chục triệu đồng. Thông thường khi thông báo tuyển sinh, ngoài tiền học phí và quỹ xây dựng trường, các trường còn thông báo những khoản đóng góp thêm như: phí ghi danh, phí giữ chỗ, đặt cọc, tiền hỗ trợ đầu tư phát triển nhà trường,… Một số khoản được quy định rõ sẽ không hoàn lại trong trường hợp học sinh rút hồ sơ.
Tại Hà Nội, một số trường để phí ghi danh ở mức 1-2 triệu đồng. Riêng trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu, mức phí ghi danh lên tới 10 triệu đồng. Tuy nhiên, trường này ghi rõ, nếu học sinh không đến học tại trường với bất kỳ lý do gì, phí giữ chỗ sẽ không được hoàn lại.
Đối với các trường có yếu tố quốc tế, mức đóng được thông báo tỉ mỉ và đa dạng, tùy vào hình thức của từng hệ đào tạo. Chẳng hạn, tại trường phổ thông Newton, khi đăng ký vào Hệ bán Quốc tế, phụ huynh phải nộp phí phỏng vấn là 500.000 đồng. Đối với Hệ Cambridge hay Hệ song ngữ GW, mức phí phỏng vấn là 1,5 triệu đồng.
Phụ huynh sẽ phải nộp phí giữ chỗ lên tới 10-45 triệu đồng khi đăng ký vào các trường như Trường Phổ thông Việt – Úc Hà Nội hay Trường Quốc tế Anh Việt Hà Nội. Phí này được quy định không hoàn lại đối với học sinh mới đã hoàn thành thủ tục nhập học nhưng không theo học tại trường nữa và có thông báo bằng văn bản gửi nhà trường trước 4 tuần.
Tại TP.HCM đa số các trường đều thu phí ghi danh. Khoản phí này ở các trường tư thục, dân lập thường để “giữ” chỗ học. Thông thường những khoản tiền này từ 1 đến vài triệu đồng để giữ chỗ cho học sinh.
Tuy nhiên, ở các trường quốc tế, mức thu này lớn hơn và có nhiều loại phí hơn (phí ghi danh, phí tuyên sinh, phí nhập học) và không hoàn lại. Cụ thể như Trường Quốc Canada quy định, sau khi học sinh nhận được thư mời nhập học, phụ huynh đóng Phí tuyển sinh không hoàn lại 45,5 triệu đồng. Phụ huynh chỉ đóng Phí tuyển sinh một lần duy nhất để giữ chỗ cho học sinh tại trường. Ngoài ra, trước khi học sinh nhập học, phụ huynh được yêu cầu đóng khoản tiền đặt cọc 34 triệu. Tiền đặt cọc chỉ được hoàn lại khi phụ huynh gửi thông báo việc ngừng học của học sinh bằng văn bản tới trường 90 ngày trước khi học sinh xin ngừng học. Nếu phụ huynh không nộp phiếu thông báo nghỉ học trước 90 ngày tính từ ngày học cuối cùng, nhà trường không có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc.
Dưới đây là những khoản tiền mà các trường thông báo (qua website hoặc trực tiếp tới phụ huynh) trong kỳ tuyển sinh năm học mới:
Tại TP.HCM
Tại Hà Nội
Lê Huyền - Thúy Nga
Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 trên VietNamNet
Tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2018 trên Vietnamnet áp dụng cho 63 tỉnh thành của bộ Giáo dục và Đào tạo. Xem điểm thi THPT quốc gia năm 2018 đầy đủ nhất.
" alt="Các trường tư thục, quốc tế thu phí ghi danh, giữ chỗ như thế nào?">Các trường tư thục, quốc tế thu phí ghi danh, giữ chỗ như thế nào?
-
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh:BNG.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Đảng, Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh, bền vững với Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị đẩy nhanh kết nối đường sắt, ưu tiên triển khai 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, khôi phục tuyến vận tải liên vận đường sắt quốc tế giữa hai nước; tạo điều kiện về slot máy bay cho các hãng hàng không Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị vận hành an toàn Khu cảnh quan Bản Giốc Đức Thiên; đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam, tạo thuận lợi để Việt Nam mở thêm Văn phòng Xúc tiến thương mại tại một số địa phương Trung Quốc...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và ông Vương Nghị tham quan Triển lãm ảnh phân giới cắm mốc và hợp tác biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: BNG.
Ông Vương Nghị khẳng định, Trung Quốc coi trọng thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực mua bán điện; phối hợp xử lý vướng mắc trong một số dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam.
Ông đề nghị hai bên tăng cường kết nối chiến lược phát triển, hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất ổn định ở khu vực; đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới.
Hai bên trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên kiên trì lấy thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, luật pháp quốc tế làm nền tảng; đặt mình vào vị trí của nhau, tôn trọng chủ quyền, lợi ích hợp pháp của nhau...
Nhân dịp phiên họp, hai bên đã trao thỏa thuận giữa hai Chính phủ về hợp tác xây dựng 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng.
Cũng trong hôm nay, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Hàn Chính.
Phó Chủ tịch nước Hàn Chính cho biết Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược với Việt Nam, luôn coi đây là phương hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị Trung Quốc mở rộng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp uy tín đầu tư vào dự án quy mô lớn, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc.
Phó Chủ tịch nước Hàn Chính hoan nghênh Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc, đồng chủ trì phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương. Ảnh:BNG.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị hai bên phối hợp triển khai tốt hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung 2025.
Phó Chủ tịch nước Hàn Chính nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam duy trì trao đổi chiến lược giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp, thúc đẩy làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược không ngừng đi vào chiều sâu.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14; tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, đẩy mạnh hợp tác du lịch, giáo dục đào tạo, đạt kỷ lục mới trong quan hệ thương mại và thúc đẩy hợp tác đa phương; ủng hộ Việt Nam đăng cai thành công năm APEC 2027.