您现在的位置是:Thời sự >>正文
Phản ứng của mẹ Hương Giang Idol khi lần đầu thấy con sau chuyển giới
Thời sự8321人已围观
简介 - Hương Giang đã kể lại hành trình đầy gian khó khi một mình sang Thái Lan chuyển giới và phản ứng ...
- Hương Giang đã kể lại hành trình đầy gian khó khi một mình sang Thái Lan chuyển giới và phản ứng đầu tiên của mẹ cô khi nhìn thấy con trong hình hài một cô gái.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4: Chia điểm
Thời sựNguyễn Quang Hải - 21/04/2025 08:56 Ý ...
【Thời sự】
阅读更多Bà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồng
Thời sựBà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồng Khổng Chiêm
(Dân trí) - Bà chủ chuỗi Katinat Trương Nguyễn Thiên Kim và chồng là ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap, sở hữu khối cổ phiếu VCI trị giá khoảng 3.600 tỷ đồng.
Bà Trương Nguyễn Thiên Kim vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap. Bà Kim là vợ ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap.
Bà Kim cũng được biết đến là chủ chuỗi cafe Katinat, Phê La. Chuỗi đồ uống Katinat thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat và bà Kim góp hơn 84,2% vốn để thành lập công ty này.
Bà Thiên Kim - chủ chuỗi cafe Katinat - vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI.
Ngoài ra, nữ doanh nhân còn được biết đến khi đảm nhận chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác như Thành viên HĐQT tại Công ty cổ phần Sữa quốc tế (mã chứng khoán: IDP), Thành viên HĐQT độc lập tại Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Bến Thành (mã chứng khoán: BTT), Thành viên ban kiểm soát tại Công ty cổ phần Bến xe miền tây (mã chứng khoán: WCS).
Giao dịch tại Chứng khoán Vietcap của bà Kim được thực hiện từ ngày 4/9 đến ngày 11/9. Trong thời gian này, cổ phiếu VCI dao động trong khoảng 33.690-35.310 đồng/đơn vị. Ước tính theo giá trị khớp lệnh trên sàn, bà Kim thu về hàng trăm tỷ đồng.
Sau giao dịch, bà Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn tại Chứng khoán Vietcap. Còn ông Tô Hải hiện sở hữu hơn 99,1 triệu cổ phiếu VCI, tỷ lệ 22,44% vốn.
Tổng số cổ phần 2 vợ chồng ông Hải, bà Kim sở hữu tại Chứng khoán Vietcap là hơn 108,7 triệu cổ phiếu VCI, tương đương khoảng 3.600 tỷ đồng.
">...
【Thời sự】
阅读更多Đội đua ghe nhận "mưa" vật cứng, vận động viên phải nhảy sông Lợi Nông
Thời sựĐội đua ghe nhận "mưa" vật cứng, vận động viên phải nhảy sông Lợi Nông Vi Thảo
(Dân trí) - Tại giải đua ghe cấp phường ở Thừa Thiên Huế xảy ra sự việc đáng xấu hổ, nhiều người đứng trên bờ đã dùng vật cứng ném về phía đội đua.
Ngày 21/4, lãnh đạo UBND thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội ghi lại cảnh đội đua ghe trên sông bị ném nhiều vật cứng.
Trước đó, ngày 20/4, một số nền tảng mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một đội đang tham gia giải đua ghe truyền thống trên sông Lợi Nông (phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị nhiều người đứng ở trên bờ liên tục ném vật cứng vào ghe.
Các thành viên của đội đua đã phải nhảy xuống sông tránh các vật cứng để đảm bảo an toàn, tạo nên cảnh tượng không đẹp tại giải đua ghe truyền thống.
Một clip khác đăng trên nền tảng Youtobe cho thấy, người dân đứng xem, cổ vũ 2 bên bờ sông có nhiều lúc quá khích, đã cầm đất, đá, vật cứng liên tiếp ném xuống sông nơi có các đội đang tham gia giải đua.
Thành viên ban tổ chức liên tục phát loa yêu cầu người dân cổ vũ giữ bình tĩnh, không thực hiện các hành vi phản cảm, ảnh hưởng đến giải đua.
Bên cạnh đó, một số đội đua trong quá trình thi đấu cũng không có tinh thần chơi đẹp, dùng mái chèo tấn công bạn bơi của đội đối thủ. Các lực lượng phải rất vất vả để điều hành giải đua.
Các thành viên đội đua phải nhảy xuống sông để tránh những vật cứng bay vào người (Ảnh cắt từ clip).
Sau khi các clip được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ quan điểm về giải đua đã để lại hình ảnh quá xấu xí, công tác tổ chức kém nên để xảy ra sự việc nêu trên.
Được biết, sáng 20/4, tại sông Lợi Nông, phường Thủy Châu diễn ra giải đua ghe chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm ngày quốc tế lao động.
Giải quy tụ 10 đội, tranh tài 12 độ đua (gồm 1 độ cúng, 1 phá và 10 độ tiền). Giải đua ghe truyền thống trên sông Lợi Nông đã thu hút đông đảo người dân tham gia cổ vũ.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Naft Al Basra vs Al Minaa, 21h00 ngày 22/4: Khó tin chủ nhà
- Từ năm 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn chứa đường link tới khách
- Con trai cố doanh nhân Đoàn Quốc Việt làm chủ tịch BIM Group
- Nhận định Quảng Nam vs HAGL 17h00, 21/04 (V
- Nhận định, soi kèo Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4: Chia điểm
- Cổ phiếu ô tô vọt tăng; bà trùm trang sức đột ngột cháy hàng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Stromsgodset vs Brann, 22h00 ngày 21/4: Tự tin trên sân khách
-
Nhiều đại gia vẫn "hốt bạc" trên thị trường chứng khoán Mai Chi
(Dân trí) - Trong khi thị trường "xanh vỏ đỏ lòng", nhiều cổ phiếu bị điều chỉnh do áp lực chốt lời thì một số mã cổ phiếu như MSN, FPT, GVR, FTS vẫn tăng giá mạnh. Nhiều mã thiết lập đỉnh mới.
Sau pha điều chỉnh mạnh cuối tuần trước, thị trường chứng khoán giằng co trong phiên sáng nay (11/3). Phần lớn thời gian chỉ số dao động trên ngưỡng tham chiếu dù phần lớn cổ phiếu bị chốt lời và giảm giá.
Cụ thể, tạm đóng cửa phiên sáng, VN-Index tăng 4,58 điểm tương ứng 0,37% lên 1.251,93 điểm dù độ rộng sàn HoSE nghiêng hẳn về phía các mã giảm giá. Có 253 mã giảm giá so với 182 mã tăng trên sàn HoSE. Tính chung toàn thị trường có 420 mã giảm giá, 343 mã tăng.
HNX-Index tăng 0,22 điểm tương ứng 0,09% lên 236,54 điểm trong khi UPCoM-Index vẫn điều chỉnh 0,14 điểm tương ứng 0,15% còn 91,09 điểm.
Thanh khoản suy giảm với 387 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng giá trị 9.649 tỷ đồng trên HoSE và gần 32,5 triệu cổ phiếu tương ứng 717,1 tỷ đồng trên sàn HNX. Thị trường UPCoM có gần 13,7 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 214,7 tỷ đồng.
BID, GVR, FPT, VNM, MSN… là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số sáng nay. Trong đó, BID đóng góp 1,12 điểm, GVR đóng góp 0,93 điểm; FPT đóng góp 0,62 điểm và VNM đóng góp 0,62 điểm cho VN-Index.
Diễn biến giá cổ phiếu MSN 1 tháng qua (Nguồn: Investing).
MSN lấy lại 1.500 đồng tương ứng 1,91% sau khi để mất 2,85% ở phiên cuối tuần trước. Tính chung 1 tuần, MSN vẫn tăng 13% và tăng 23,3% trong vòng 1 tháng (tương ứng tăng 15.100 đồng/cổ phiếu).
Nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan - cũng hồi phục ấn tượng thời gian qua. Vị tỷ phú được xác định đang sở hữu 1,2 tỷ USD.
Cổ phiếu FPT tiếp tục thiết lập đỉnh mới, xô đổ mọi kỷ lục về giá. Phiên sáng nay, FPT tăng 2.000 đồng tương ứng 1,82% lên 112.000 đồng. Mức giá hiện tại của FPT cao hơn 6,8% so với 1 tháng trước và tăng gần 18% trong vòng 3 tháng qua.
Tương tự, GVR tăng 3,28% lên 29.950 đồng - mức giá cao nhất 52 tuần. Tính chung trong 1 tuần, GVR chỉ tăng nhẹ 0,5% nhưng tăng mạnh tới 47,2% trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Rổ VN30 có 13 mã tăng, 14 mã giảm; phần lớn cổ phiếu HoSE bị điều chỉnh, nhưng do ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu đầu ngành nên thị trường rơi vào trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng".
Trong đó, một bộ phận cổ phiếu ngành bất động sản có diễn biến khá tích cực. Nhóm Vingroup tăng nhẹ: VIC tăng 0,8%; VHM tăng 0,5%. VRC tăng kịch biên độ, dư mua giá trần; SIP tăng 2,9%; CKG, D2D, SZC, SGR tăng khá mạnh.
Nhóm ngành dịch vụ tài chính có nhiều mã tăng giá tốt: FTS tăng 4,9% lên 62.200 đồng; BSI tăng 2,1% lên 58.800 đồng; CTS tăng 1,1%; VCI tăng 1,1%. Như vậy, phiên sáng nay cũng là thời điểm FTS ghi nhận đạt đỉnh mới, mức giá cao hơn 52 tuần qua.
" alt="Nhiều đại gia vẫn "hốt bạc" trên thị trường chứng khoán">Nhiều đại gia vẫn "hốt bạc" trên thị trường chứng khoán
-
Nhận định dự đoán vòng 6 V
-
Lý do Việt Nam hai lần từ chối dự King Cup ở Thái Lan
-
Nhận định, soi kèo Naft Al Basra vs Al Minaa, 21h00 ngày 22/4: Khó tin chủ nhà
-
Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sàn Mai Chi
(Dân trí) - Trong phiên có hơn 550 mã trên thị trường điều chỉnh, VNZ giảm sàn sau 3 phiên tăng mạnh, ngược lại, VLA của Công nghệ Văn Lang tăng trần.
Thị trường chứng khoán có diễn biến kém khả quan ngay trong phiên đầu tuần. Áp lực bán mạnh hơn vào phiên chiều khiến 552 mã cổ phiếu trên toàn thị trường suy giảm, chỉ có 268 mã tăng.
Riêng sàn HoSE, với 313 mã giảm, gấp hơn 3 lần số mã tăng (96 mã), theo đó, chỉ số chính VN-Index lao dốc mất 12,45 điểm tương ứng 1% còn 1.239,26 điểm, đóng cửa dưới ngưỡng 1.240 điểm.
VN30-Index giảm 12,93 điểm tương ứng 1%; HNX-Index giảm 1,58 điểm tương ứng 0,68% và UPCoM-Index giảm 0,38 điểm tương ứng 0,41%.
Hầu hết các nhóm ngành trên thị trường giảm điểm (Nguồn: VNDS).
Thanh khoản mất hút trên các sàn giao dịch. Toàn sàn HoSE chỉ có 608,01 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 13.485,25 tỷ đồng; trên HNX là 39,48 triệu cổ phiếu tương ứng 708,91 tỷ đồng và trên UPCoM là 21,13 triệu cổ phiếu tương ứng 330,81 tỷ đồng.
Phiên này, rổ VN30 chỉ có duy nhất 1 mã tăng giá là GVR. Việc 25 mã trong VN30, trong đó có nhiều mã là cổ phiếu đầu ngành đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung. VCB và VHM lần lượt lấy đi của VN-Index 1,37 và 1,33 điểm.
Duy nhất NAB là cổ phiếu ngân hàng trên HoSE tăng giá. Mã này tăng mạnh 6,1% lên 17.500 đồng, khớp lệnh gần 7,5 triệu đơn vị. Các mã khác cùng ngành bị điều chỉnh, VCB giảm 1,1%; ACB giảm 1%; BID giảm 0,9%.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng loạt nhuốm đỏ trên bảng điện tử. Một số mã có mức điều chỉnh khá mạnh như HCM giảm 3,4%; VDS giảm 2,7%; VCI giảm 2,7%; VIX giảm 2,2%; EVF giảm 2,2%.
Mặc dù số lượng giảm giá chiếm phần lớn nhưng không có nhiều mã giảm sàn. Trên HoSE, SMC là một trong số ít mã giảm kịch biên độ. Mã này giảm sàn về 8.930 đồng, trắng bên mua. Trong khi đó, các mã khác cùng ngành như NKG, HSG và HPG có mức độ điều chỉnh nhẹ hơn.
Cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG giảm sàn trên UPCoM, mất 15% tương ứng thiệt hại 65.000 đồng mỗi đơn vị, còn 370.300 đồng. Mã này khớp lệnh 33.400 đơn vị, không có dư mua. Diễn biến giảm sàn tại VNZ sau 3 phiên tăng giá, trong đó có 2 phiên tăng trần vào ngày 11 và 12/9.
Trong một văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây, VNG cho hay, ông Wong Kelly Yin Hong đang thực hiện theo sự phân công, giao nhiệm vụ từ ông Lê Hồng Minh để hỗ trợ điều hành, đảm bảo sự hoạt động của công ty, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông. Trong khi đó, VNG chưa nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Lê Hồng Minh. Do đó, ông Lê Hồng Minh vẫn đang là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty này.
Doanh nghiệp cho biết, hoạt động, sản xuất cũng như quản trị của công ty đang diễn ra bình thường.
Trái ngược với thị trường chung, cổ phiếu VLA của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang, doanh nghiệp bán khóa học làm giàu, lại tăng trần trên HNX. Tuy tăng trần nhưng thanh khoản tại VLA rất thấp, chỉ đạt 200 đơn vị.
Mã này trước đó đã có 3 phiên tăng giá mạnh: Phiên 11/9 tăng 8%; phiên 12/9 tăng 6,48% và phiên 13/9 tăng 7,83%.
Cổ phiếu VLA đi ngược thị trường dù mã này bị HNX cắt margin từ 21/8, lợi nhuận nửa đầu năm và lãi lũy kế tại ngày 30/6 là số âm.
" alt="Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sàn">Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sàn