

Tác giả Phạm Thị Bích Thủy tại tọa đàm chiều 24/10.
"Vấn đề mà tác giả đặt ra trong cuốn tiểu thuyết rất rộng. Đời sống thường nhật như được cô đọng, ép vào trang sách. Người đọc có thể đổ vỡ theo đời sống đương đại nhiều ích kỷ, hủ lậu, mưu mô, đê tiện trong tác phẩm, nhưng có khi cũng được hàn gắn những vết thương sẵn có. Bốn chị em gái đại diện cho bốn cách nhìn khác nhau về thế giới", nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói. Ông khẳng định càng đọc càng thấy sự kinh hoàng trong đời sống.
Tác giả Phạm Thị Bích Thủy "giải thiêng" quan niệm có từ lâu đời mà dân gian đúc kết "tứ nữ bất bần". Tính cách của bốn cô gái Hiền Thương, Thuận Ái, Khánh An, Bảo Yên được đẩy lên đến tận cùng, thậm chí đến mức cực đoan.
Một cô Thương "chịu thương chịu khó, vun vén cho gia đình tới mức vơ váo, thèm khát vật chất đến tuyệt vọng", ghen ghét đố kỵ thù địch với cả những con chó, con mèo.
Cô Ái "dễ dãi đến lười biếng, không bao giờ đọc hết được một trang sách, không bao giờ biết nhường cho chị hay em một miếng bánh lớn hơn, thực dụng tới mức độ thô tục".
Cô An trung thực tới mức bị nghĩ là dở hơi hoặc giả dối, còn cô Yên cứ mặc kệ mọi thứ rồi đâu sẽ vào đấy.
 |
Tác phẩm dày hơn 600 trang. |
Khác biệt trong tính cách, đời sống cá nhân khiến thù hận nghiệt ngã giữa Thương và Ái càng được khoét sâu. Nhân vật trong truyện cũng đón nhận cái kết bi thảm.
PGS.TS Phạm Xuân Thạch - Chủ nhiệm Khoa Văn học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) - bày tỏ: "Tràn ngập những phương ngữ, biệt ngữ xã hội, tiếng chửi tục và bạo lực ngôn từ. Tiểu thuyết của Phạm Thị Bích Thủy là một hình phản chiếu của xã hội Việt Nam đương đại, khi mà những khái niệm về quê hương và gia đình, đồng hương... bị tha hóa và trở thành thuốc độc làm ô nhiễm và băng hoại xã hội đương đại".
Cây viết thông minh
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng Gia đình có bốn chị em gái thể hiện lối viết cao tay, nghệ thuật của một nhà văn thông minh, thời thượng. Nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam khẳng định nữ tác giả đã bộc lộ năng lực hư cấu và khái quát hóa nghệ thuật từ những chất liệu đời thường.
"Thành công nhất của Phạm Thị Bích Thủy là viết như một cách can dự tích cực vào cuộc sống. Viết không phải đi tìm câu trả lời mà là liên tục tra vấn thế giới đầy những đổ vỡ và khủng hoảng", nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam bày tỏ. Tác giả tài tình vẽ biếm họa nhân vật thông qua hệ thống lời thoại.
 |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định Phạm Thị Bích Thủy là cây viết thông minh. |
Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy cho biết ái ngại khi cuốn sách có dung lượng lớn tới vậy. Tác giả nói Gia đình có bốn chị em gáicó thể khiến những ông bố, bà mẹ trong xã hội phải nhìn nhận lại. Và trong cuốn tiểu thuyết cũng không có nhân vật chính diện tuyệt đối.
Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy sinh năm 1964. Từ 1986-2000, bà là giảng viên Văn học Nga tại Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Từ năm 2000 đến nay, bà làm việc cho các tổ chức quốc tế và tập đoàn đa quốc gia, từng đoạt giải nhì cuộc thi viết truyện ngắn 2016-2017 (không có giải nhất) do quỹ Nhà văn Lê Lựu tổ chức.
Các tác phẩm đã xuất bản của Phạm Thị Bích Thủy là tập truyện ngắn Chạy trốn(2013), tiểu thuyết Đồi cát bay(2014), tiểu thuyết Tiếng sáo lạc(2015), tiểu thuyết Đáy giếng(2015), tập truyện ngắn Zero(2017) và tiểu thuyết Gia đình có bốn chị em gái (2024).
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Phơi bày tật xấu trong gia đình người Việt

Trung tá Hồ Minh Hoan – Phó phòng Tham mưu BĐBP Nghệ An - Ảnh: Từ ThànhTheo đại úy Hà Huy Thành – Chính trị viên Đồn Biên phòng Keng Đu (huyện Kỳ Sơn) - chia sẻ: Đầu tháng 10/2019, đồn được giao nhiệm vụ nuôi 2 cháu Lo Văn Diệu (2008) và Xeo Văn Điệp (2008), cả hai em đều học lớp 6 Trường THCS – DTBT Keng Đu.
 |
Đại uý Hà Huy Thành – Chính trị viên Đồn Biên phòng Keng Đu (phải). Ảnh: Quốc Huy |
“Phần lớn các cán bộ ở đồn đều đã có gia đình, vợ con nên phần nào có kinh nghiệm trong dạy dỗ, chăm sóc các cháu nhỏ. Các con ở đồn cứ xưng bố với con. Tuy nhiên, khó khăn nhất với 2 cháu là mỗi tháng riêng tiền ăn uống đã hết hơn 3 triệu đồng. Do không có nguồn thu nhập nào khác nên tất cả các chi phí đều vận động từ nguồn lương của các cán bộ chiến sỹ” – Đại uý Thành tâm sự.
Hàng tháng hơn 40 cán bộ ở đồn trích hơn 100 nghìn đồng mỗi người từ tiền lương của mình để dành quỹ nuôi 2 cháu.
 |
Đại uý Nguyễn Xuân Sơn – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Mỹ Lý cùng các con nuôi trong 1 chuyến đi |
 |
Lần đầu tiên các cháu ở miền biên viễn được về thành phố Vinh, Nghệ An |
“Tôi quán triệt với anh em rằng chúng ta nhận 2 con về nuôi ở đồn thì phải rèn giũa các con về nhân cách, thói quen sinh hoạt phải tốt hơn” – Chính trị viên đồn Keng Đu chia sẻ.
Không phụ lòng của những người cha nuôi đặc biệt, tháng 5 vừa qua, em Lo Văn Diệu vinh dự là cháu ngoan Bác Hồ toàn huyện Kỳ Sơn.
Đại uý Thành kể lại từ gần 4h sáng, mấy “bố con” dậy khăn gói vượt hơn 300km xuống đến Vinh. Vợ anh dạy ở TP.Vinh còn gọi điện hỏi “Anh có đưa đứa nào về không đó?", rồi cả hai cười xoà mà anh không kịp ghé về thăm gia đình.
Cả hai con ở đồn Keng Đu đều nuôi ước mơ sau này sẽ trở thành người lính mang quân hàm xanh.
Còn Đại uý Nguyễn Xuân Sơn – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn) - kể đồn nuôi 2 cháu Già Bá Thông (sinh năm 2010, lớp 3) và Kha Ngọc Chuyên (sinh năm 2009, lớp 5).
“Mới đầu, các cháu về đồn là khóc suốt, chúng tôi phải dỗ dành, chờ cuối tuần bố mẹ đến thăm. Sau này, việc đến thăm ngày càng thưa dần. Các cháu là người Mông ăn uống bằng thìa, chan nước và bây giờ đang tập cho các con ăn bằng đũa” - Đại uý Sơn nói.
Trở thành học sinh giỏi toàn diện
Đại uý Trần Văn Tùng – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) - thì cho biết đồn nhận nuôi 2 cháu Thò Bá Xa (SN 2008) và Xồng Bá Tu (SN 2008) là người dân tộc Mông, năm nay lên lớp 7.
Ngoài ra, đồn còn đỡ đầu 3 cháu trong chương trình “Nâng bước đến trường”.
“Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, chúng tôi phải thành lập tổ chăm sóc sức khoẻ dạy các cháu học và nấu phù hợp với món ăn lúc ở nhà” – Đại uý Tùng nhớ lại.
 |
Cô La Thị Hà giáo viên chủ nhiệm hai em Xa (phải) và Tu (trái) |
Khoảng 5 tháng đầu, cứ tới cuối tuần các con tại đồn lại muốn về nhà thăm bố mẹ. Lâu dần, các con quen nề nếp và chịu ở lại để học tập, rèn luyện.
Cô La Thị Hà - giáo viên chủ nhiệm Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - THCS Nậm Càn - chia sẻ lúc đầu các cháu còn rụt rè, giao tiếp ít với thầy cô và học lực yếu, trung bình. Sau 1 năm được đồn Biên phòng nhận làm con nuôi thì các cháu tiến bộ rõ rệt. Kết quả học kỳ 1, em Thò Bá Xa được cử làm lớp trưởng của lớp 6B, học sinh gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp. Đến học kỳ 2, em Xa là một trong 2 cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện của trường.
“Học xong, lớn lên con thích được làm lính bộ đội Biên phòng” – cháu Thò Bá Xa thổ lộ.
Một số hình ảnh Bộ đội Biên phòng Nghệ An chăm lo cho các con nuôi:
 |
Đồn Biên phòng Nậm Càn |
 |
Thượng uý Trần Minh Hiếu đang dạy học cho 2 con nuôi ở đồn |
 |
Buổi sáng chuẩn bị đi học |
 |
Chở các con đi học |
 |
Em Thò Bá Xa |
 |
Bên trong lớp học của em Xa và Tu ở Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - THCS Nậm Càn. Ảnh: Quốc Huy |

Hành trình bám trụ trường Y của nam sinh mồ côi cha, nuôi em trầm cảm
Mẹ bỏ đi từ năm hơn 1 tuổi, năm 17 tuổi, Lê Thanh Truyền (SV năm thứ 5, ĐH Y Dược TP.HCM) lại mồ côi cha. Một mình Truyền vừa đi học vừa đi làm nuôi em trai bị trầm cảm.
" alt=""/>Người lính góp lương, nhận nuôi hơn 100 học sinh ở đồn biên giới Nghệ An