Nhận định

Số phận bi thảm của hoàng hậu luôn xinh đẹp, kiêu sa trong tranh

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-03-31 00:20:17 我要评论(0)

Elisabeth Amalie Eugenie thường được gọi là Hoàng hậu Sisi sau khi kết hôn với Hoàng đế Franz Josephlịch vilich 2024lịch vilich 2024、、

Elisabeth Amalie Eugenie thường được gọi là Hoàng hậu Sisi sau khi kết hôn với Hoàng đế Franz Joseph của Áo vào năm 1854. Những bức tranh và nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy bà có nhan sắc tuyệt trần với mái tóc xoăn dài màu hạt dẻ,ốphậnbithảmcủahoànghậuluônxinhđẹpkiêlịch vilich 2024 gương mặt thanh tú, luôn vận những bộ xiêm y lộng lẫy. 

Hoàng hậu Sisi dường như sở hữu quá nhiều lợi thế so với người khác nhưng thực tế, bà phải trải qua không ít bi kịch trong 61 năm cuộc đời. Phía sau những bức chân dung tuyệt đẹp của Hoàng hậu Sisi là một tâm hồn bị giày vò do mắc kẹt trong chiếc lồng mạ vàng. 

hoang hau 2.jpg
Chân dung Hoàng hậu Sisi do họa sĩ Franz Xaver Winterhalter vẽ năm 1864.

Sinh ra trong nhung lụa

Sisi sinh năm 1837 tại Munich, Đức. Từ khi còn rất nhỏ, bà đã thích cưỡi ngựa, khám phá những khu rừng ở Bavaria và leo núi cùng bảy anh chị em của mình. Cha của bà là Công tước Maximilian Joseph, người mà Sisi thừa hưởng những tư tưởng dân chủ tiến bộ khá hiếm gặp trong hoàng gia vào thời điểm đó. Mẹ của bà, Công tước Ludovika, là người yêu thích sự riêng tư và sợ hãi các nghĩa vụ cộng đồng. Thật không may, Sisi lại thừa hưởng tính cách này của mẹ - điều không tốt khi bà trở thành hoàng hậu.

Năm 1853, chị gái của Sisi được gia đình dự định gả cho Franz Joseph (sau này là Hoàng đế nước Áo). Nhưng Franz lại mê mệt Sisi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Mặc dù thích vị hoàng đế tương lai nhưng Sisi vẫn lo lắng đến mức không thể ăn trong thời gian đôi bên tán tỉnh. Hai ngày sau, Franz ngỏ lời cầu hôn Sisi. Năm 1854, hai người kết hôn.

Theo Daily Art, sống trong giàu sang và tình yêu của chồng nhưng Sisi vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Bà không chịu được áp lực của hoàng gia. Với tư tưởng tự do và cầu tiến, bà cố gắng trốn khỏi cung điện và đi du lịch khắp thế giới. 

Hoàng đế Franz Joseph yêu vợ say đắm, luôn muốn được nhìn ngắm bà mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, ông đã đặt các họa sĩ tài ba vẽ chân dung của Sisi và đặt các tác phẩm trong văn phòng - nơi ông dành phần lớn thời gian của mình. Hai người có bốn người con nhưng một người mất sớm. 

hoang hau 4.jpg
Hoàng hậu Sisi rất quan tâm tới nhan sắc, vóc dáng của mình. Tranh của họa sĩ Franz Xaver Winterhalter.

Ám ảnh với nhan sắc 

Dù đã rất đẹp nhưng Hoàng hậu Sisi vẫn muốn mình phải hoàn hảo hơn nữa. Bà dành ba tiếng mỗi ngày để chăm sóc mái tóc dài. Thêm một giờ nữa để làm săn chắc vòng eo nhỏ nhắn. Bà rất chú ý đến vóc dáng của mình, tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và tập luyện không ngừng. 

Để giữ được thân hình thon thả (nặng 47 kg và cao 1,72m), bà chỉ uống nước dùng loãng trong một thời gian, sau đó, uống sữa tươi, ăn cam và trứng. Ngoại lệ trong thực đơn của bà là món kem tím của Demel Confectioner và bánh chocolate của Khách sạn Sacher. 

Hoàng hậu Sisi vận động nhiều giờ mỗi ngày. Thói quen tập luyện của bà bao gồm cưỡi ngựa, đấu kiếm, đi bộ nhanh và các bài tập phỏng theo nghệ sĩ xiếc. Trong cung điện, bà có phòng tập thể dục cá nhân với thiết bị nâng tạ, vòng tập. Sisi là một trong những người giỏi nhất ở các môn thể thao mà bà tham gia.

thu vui.jpg
Họa sĩ Vinzenz Katzler vẽ Hoàng hậu Sisi đi săn cáo.

Tâm hồn mong manh, dễ suy sụp 

Những bức tranh mô tả Sisi là một người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, diện những bộ váy đẹp nhất. Ngoài đời, bà cũng là người có lý tưởng, quan tâm tới người dân. Hoàng hậu thường đến bệnh viện hoặc khu từ thiện mà không báo trước và chỉ có một người hầu đi cùng. Ở đó, bà dành thời gian nói chuyện với bệnh nhân về nhu cầu của họ hoặc nắm tay an ủi những người sắp mất. 

Tâm thần học là một chủ đề khiến Sisi say mê. Bà ấp ủ ý tưởng mở bệnh viện tâm thần. Để giải thích cho niềm đam mê của mình, bà đã trích dẫn Shakespeare rằng những kẻ điên thường là người nhạy cảm nhất. 

Tuy nhiên, Hoàng hậu Sisi cũng là người u sầu, không thích cuộc sống xã giao đông người. Mẹ chồng của bà, Nữ công tước Sophie, cho rằng bà cư xử như con nít. Chồng của bà là Hoàng đế Franz Joseph khoan dung hơn nên cố gắng để vợ tự do nhất có thể. 

Năm 1862, Sisi bị suy nhược thần kinh do áp lực của hoàng gia. Sau đó, bà rời khỏi Cung điện Hofburg và du lịch đến Hy Lạp, Ireland, Thụy Sĩ, Anh và Hungary. Nhưng đến những năm 1880, bệnh tâm thần của bà trở nên nghiêm trọng. Một ngày nọ, Công chúa Marie Valerie thấy mẹ cười điên loạn trong bồn tắm. Hoàng hậu Sisi cũng thường xuyên nói về việc tự sát với chồng mình khiến ông sợ hãi. 

hoang hau 5.jpg
Hoàng hậu Sisi trong tranh của họa sĩ Georg Raab.

Bi kịch cuối đời 

Năm 1889, người con trai yêu quý của Sisi là Hoàng tử Rudolf được phát hiện nằm chết bên cạnh bạn gái 17 tuổi - Mary Vetsera. Cả hai đều không để lại thư tuyệt mệnh. 

Ban đầu, người ta tin rằng Vetsera đã đầu độc Rudolf rồi kết thúc cuộc đời. Thế nhưng, một thời gian sau, lại có tin đồn Rudolf bắn chết người yêu của mình rồi tự sát. Điều này khiến Sisi càng đau buồn và tuyệt vọng hơn.

Cân nặng của Sisi bắt đầu giảm mạnh. Luôn mặc đồ đen, che mặt, bà đi phiêu dạt khắp châu Âu và Bắc Phi. Bà chờ đợi cái chết của mình và từ chối sự bảo vệ. Ở tuổi 51, vị hoàng hậu có một hình xăm mỏ neo trên cánh tay, biểu thị sự ổn định và gốc rễ mà bà cảm thấy mình chưa từng có.

Ngày 10/9/1898, Sisi đến thăm Geneva dưới một cái tên giả. Vào thời điểm đó, Luigi Lucheni, một kẻ vô chính phủ người Italy, cũng có mặt trong thị trấn để ám sát một vị hoàng tử. Tin tức về chuyến thăm của Sisi rò rỉ, tên sát thủ âm mưu giết chết vị hoàng hậu. Hắn đã dùng dao đâm Sisi khi bà đang chuẩn bị lên tàu. Bà đã qua đời khi 61 tuổi. 

Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi

Picasso từng thề sẽ hủy hoại nàng thơ kém 40 tuổi

Khi Françoise Gilot chia tay Pablo Picasso sau thời gian yêu đương đầy sóng gió, bà bị danh họa người Tây Ban Nha tìm mọi cách hủy hoại sự nghiệp.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Các phi hành gia sẽ có một bữa ăn đặc biệt trong ngày lễ. Morgan tiết lộ, bữa tối Giáng sinh sẽ có món cá hồi hun khói. Nghe có vẻ khá tuyệt, nhưng có một thiếu sót nhỏ là họ không thể làm món bánh trái cây. “Chúng tôi đã cố gắng làm món bánh trái cây ngoài không gian nhưng đã thất bại”, Christina Koch nói.

Đây không phải là một bữa ăn quá hoàn hảo, nhưng khi phải trôi trong không gian với gần năm dặm mỗi giây, các phi hành gia chỉ có thể dùng những thứ có sẵn trên tàu.

Ngày 3/10, đoàn thám hiểm Expedition 61 đã di chuyển vào không gian. Hiện tại, Expedition 61 đã đến Trạm Vũ trụ Quốc tế. Nhiệm vụ này kéo dài trong nhiều tháng và phi hành đoàn đã hoàn thành rất nhiều việc.

Nhóm nghiên cứu đã sửa chữa một số bộ phận ở bên ngoài trạm vũ trụ. Bên cạnh đó, họ đã lắp đặt các bộ phận mới nhằm đảm bảo hoạt động của trạm vũ trụ trong tương lai.

Trường Giang (Theo GBR)

Cực từ Trái Đất di chuyển về phía Nga với tốc độ nhanh kỷ lục

Cực từ Trái Đất di chuyển về phía Nga với tốc độ nhanh kỷ lục

Cực từ phía Bắc của Trái Đất đóng vai trò quan trọng trong sự điều hướng của con người, đang di chuyển nhanh về phía Nga khiến các nhà khoa học đau đầu đi tìm nguyên nhân.

" alt="Xem cách đón Giáng sinh của các phi hành gia trong không gian" width="90" height="59"/>

Xem cách đón Giáng sinh của các phi hành gia trong không gian

{keywords}Trường THPT Đa Phước tọa lạc trong con hẻm nhỏ của quốc lộ 50. Con hẻm thưa thớt dân cư và nối thẳng ra cánh đồng.

Ông Nguyễn Hồng Châu, Hiệu trưởng Trường THPT Đa Phước (TP.HCM) cho biết, bữa cơm tình thương xuất phát từ thời của hiệu trưởng tiền nhiệm. Nhận thấy sự tận tâm, nhiệt tình của các thầy cô giáo và tính nhân văn của hoạt động, ông Châu khuyến khích các thầy cô giáo tiếp tục phát huy để mang đến sự an tâm cho học trò.

{keywords}
Mỗi học sinh đạt tiêu chuẩn sẽ được tặng 3 phiếu ăn/1 tuần (tương đương với 3 ngày học 2 buổi). 

Ông Lê Phú Hải, Hiệu phó Trường THPT Đa Phước, người phụ trách "Bữa cơm tình thương" cho biết, vào đầu năm học mới, giáo viên chủ nhiệm sẽ tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em, sau đó đề nghị lên nhà trường.

Tiêu chí để học sinh nhận được phiếu ăn bao gồm, học sinh có nhà cách xa trường học, đạt học lực khá trở lên (đôi khi có những em học lực trung bình), gia cảnh khó khăn, và đặc biệt là phải có chí học tập.Nếu không có chí sẽ khó để vượt qua được nghịch cảnh.

{keywords}
Hoàn cảnh gia đình của 25 em học sinh nhận được phiếu ăn tình thương năm học 2018-2019.

Mỗi học sinh đạt tiêu chuẩn sẽ được tặng 3 phiếu ăn/1 tuần, vì chỉ có 3 ngày trong tuần học sinh học 2 buổi.

Người hiểu rõ nhất và đặt nhiều tâm tư nhất là cô giáo Võ Thị Mỹ Phượng, giáo viên môn Ngữ văn, đã giảng dạy tại trường đến nay là 25 năm.

{keywords}
Cô giáo Võ Thị Mỹ Phượng.

Tấm phiếu ăn bắt đầu từ tình thương của cô chủ nhiệm với cậu học trò nghèo

Cách đây 8 năm, lớp 12 do cô Phượng chủ nhiệm có cậu học trò nghèo tên Lợi. Ngày nào học buổi chiều, cô cũng thấy Lợi đến sát giờ hoặc bị trễ giờ. Hỏi ra mới biết nhà Lợi rất xa trường học, ba mẹ  đã ly hôn, mình mẹ tần tảo làm thuê để nuôi 3 đứa con ăn học. Mỗi ngày, mẹ cho em 2 nghìn đồng để gửi xe đạp, ngoài ra không có khoản tiền nào khác. Trưa nắng tháng 3, thấy cậu học trò chăm chỉ chịu khó mà đi học vất vả, cô Phượng nói với Lợi: “Để cô giúp đỡ con, buổi trưa con ở lại trường, ăn uống nghỉ ngơi, buổi chiều học hành cho tốt”.

Rồi cô Phượng báo cáo lại với nhà trường. “Vừa nghe tôi trình bày hoàn cảnh của học sinh và ý định của mình, thầy hiệu trưởng lúc bấy giờ lập tức ủng hộ, quyết định kêu gọi Chi bộ nhà trường cùng nhau giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn”.

Bắt đầu từ Lợi, sau đó, các giáo viên chủ nhiệm khối 12 tìm hiểu thêm những học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Ví dụ như, có một học sinh trưa nào cũng về nhà chăm sóc ba bị bại liệt, một mình mẹ kiếm tiền nuôi chồng và 4 đứa con. Sau khi có bữa cơm do thầy cô trợ cấp, buổi trưa, em mang về, cả ba và con cùng ăn.

Từ đó, chương trình mang tên “Bữa ăn tình thương” cho học sinh chính thức đi vào hoạt động. Cô Phượng cho biết, những ngày đầu, do kinh phí thu được chưa nhiều, hoàn toàn là sự đóng góp của các thầy cô trong trường, mới chỉ có học sinh lớp 12 được ưu tiên, vì các em sắp bước vào kỳ thi lớn. Về sau, nhận được sự ủng hộ từ phụ huynh, chính quyền địa phương, chương trình được mở rộng đối với học sinh toàn trường.

{keywords}
Học sinh đổi phiếu ăn lấy bữa trưa tại trường (Ảnh: Trường THPT Đa Phước).

“Có trò cần giúp đỡ bằng vật chất, có trò lại cần giúp đỡ mặt tình cảm”

Ngôi trường Đa Phước thuộc huyện Bình Chánh, nằm ven thành phố Hồ Chí Minh.Học sinh trong trường đa số có cha mẹ làm nông nghiệp, công nhân, có em ba mẹ đã ly hôn, nhiều gia đình phải đi ở trọ nên cuộc sống khá khó khăn.

“Toàn trường có tới 30% học sinh thuộc diện miễn giảm học phí. Con số ấy mới là do xã chứng thực, còn thực tế thì có nhiều hơn như vậy”, thầy  hiệu trưởng cho hay.

{keywords}
Cô giáo Võ Thị Mỹ Phượng, sinh năm 1968, từng là cựu học sinh trường THPT Đa Phước. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm TPHCM năm 1994, cô về công tác tại trường đến nay.

Có lần, đang ngồi trong lớp thì một học sinh chạy tới đưa cho cô Phượng một phong thư. Về nhà mở thư, cô bỗng chùng cõi lòng. Trong thư, em học sinh lớp 12 đã kể về hoàn cảnh của mình. Ba của em thường xuyên say xỉn, mỗi lần như vậy, ông lại đuổi đánh mấy mẹ con. Em không thể học bài buổi tối, hôm sau đến lớp thường xuyên không thuộc bài. Có những hôm hôm phải mang sách vở, ngồi dưới ngọn đèn đường để học. Cảm thấy mệt mỏi, áp lực quá, muốn tìm đến cái chết, muốn xin cô giáo một lời khuyên.

“Đọc từng chữ trong bức thư mà tôi run rẩy, chỉ lo mình sẽ chậm mất”.

Ngay ngày hôm sau, cô Phượng tìm xem đứa trẻ tội nghiệp ấy là ai, bởi trong thư, người viết chỉ đề cập là chưa từng học lớp của cô. Cuối cùng, cô chỉ còn cách ngồi đợi ở ghế đá trong trường, khi các học sinh khác đã về hết, một bạn nữ mới đi lại chỗ cô và khóc.

Về sau, nhà trường tạo điều kiện cho em ở lại trường học bài buổi trưa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ấy, em được bằng khá.

 

{keywords}
Khuôn viên khang trang, sạch đẹp của Trường THPT Đa Phước.

Theo ông Nguyễn Hồng Châu, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT của trường THPT Đa Phước luôn đạt mức cao trong huyện, có những năm đạt 100% như 2007-2008 hay 2016-2017. Được kết quả đó là nhờ vào tình yêu thương của các thầy cô giáo trong nhà trường. Và nhờ những bữa cơm tình thương đã giúp những đứa trẻ kém may mắn vượt lên trong học tập.

Khánh Hòa

Những màn chào hỏi yêu thương của cô trò ở các trường học

Những màn chào hỏi yêu thương của cô trò ở các trường học

- Màn chào hỏi trẻ ấn tượng và đầy yêu thương của các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình (Hải Dương) giờ đây đang được nhân lên ở nhiều trường, lớp học trên khắp cả nước.

" alt="Ngôi trường ven TPHCM phát phiếu ăn miễn phí hàng tuần cho học sinh nghèo" width="90" height="59"/>

Ngôi trường ven TPHCM phát phiếu ăn miễn phí hàng tuần cho học sinh nghèo