Thời sự

Vỏ Sò, Postmart sẽ thêm tính năng gắn sản phẩm với thương hiệu từng hộ nông dân

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-01 14:00:08 我要评论(0)

Tính năng mới sẽ sớm được Vỏ Sò,ỏSòPostmartsẽthêmtínhnănggắnsảnphẩmvớithươnghiệutừnghộnôngdâhang anhhang anhhang anh、、

Tính năng mới sẽ sớm được Vỏ Sò,ỏSòPostmartsẽthêmtínhnănggắnsảnphẩmvớithươnghiệutừnghộnôngdâhang anh Postmart cho ra mắt

Là các sàn thương mại điện tử thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post), thời gian vừa qua, Postmart và Vỏ Sò đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân tại Hải Dương và một số địa phương trên cả nước ứng dụng công nghệ số, tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), góp phần chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.

Từ thực tế triển khai, bên cạnh việc khó khăn trong tiếp cận bà con nông dân do họ vẫn nặng tư duy, cách làm cũ, các sàn TMĐT của doanh nghiệp bưu chính còn nhận thấy nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chưa được sản xuất, nuôi trồng theo các quy chuẩn kiểm soát chất lượng.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ TT&TT sẽ có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp cùng với các sàn TMĐT Việt Nam (Postmart, Vỏ Sò), các công ty bưu chính để hỗ trợ các hộ nông dân đưa sản phẩm lên sàn.

Bộ TT&TT cũng dự kiến sẽ làm việc với Bộ NN&PTNT để mở rộng việc đưa các sản phẩm nông nghiệp sạch lên các sàn Postmart, Vỏ Sò.

Tuy nhiên, về phía các sàn, Bộ TT&TT cũng đề nghị xây dựng thêm các tính năng để gắn giá trị sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng gia đình nông dân. Việc này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm bà con nông dân cung cấp tới người tiêu dùng, thông qua các sàn TMĐT.

Vỏ Sò, Postmart sẽ thêm tính năng gắn sản phẩm với thương hiệu từng hộ nông dân
Chương trình hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số, đưa nông sản lên sàn TMĐT sẽ tiếp tục được Vietnam Post, Viettel Post mở rộng trong thời gian tới.

Trao đổi với ICTnews, ông Trần Trung Hưng, Tổng giám đốc Viettel Post nhấn mạnh, việc gắn sản phẩm với thương hiệu gia đình nông dân sẽ khiến họ có ý thức bảo vệ thương hiệu gia đình, uy tín của sản phẩm. Đồng thời, người tiêu dùng cũng có thể biết rõ nguồn gốc và an tâm về chất lượng khi lựa chọn sản phẩm của gia đình được đánh giá tốt.

“Về mặt kỹ thuật, việc này hoàn toàn có thể triển khai được ngay vì các sàn đều đã xây dựng “tên shop”, cũng như tính năng đánh giá của người tiêu dùng với sản phẩm, với người bán”, ông Hưng chia sẻ.

Tuy chưa tiết lộ cụ thể thời điểm chính thức cung cấp tính năng mới cho phép gắn sản phẩm với thương hiệu hộ nông dân trên sàn, song đại diện Viettel Post khẳng định Vỏ Sò sẽ sớm ra mắt tính năng này.

Còn theo đại diện Vietnam Post, với yêu cầu cấp thiết về việc gắn thương hiệu gia đình nông dân với sản phẩm họ làm ra và đưa lên bán trên sàn, Postmart đã khởi động xây dựng tính năng “Bảo trợ thương hiệu” (Postmart Mall). Sắp tới, Postmart sẽ triển khai thử nghiệm, trước khi cung cấp chính thức vào khoảng cuối năm 2021.

“Việc triển khai tính năng “Bảo trợ thương hiệu” sẽ mang lại cho những người nông dân/ hộ kinh doanh cá thể nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu cá nhân, có trách nhiệm với sản phẩm thương hiệu của mình”, đại diện Vietnam Post cho hay.

Sàn Postmart cũng dự kiến sẽ triển khai các chương trình hỗ trợ người nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm của cá nhân và hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể, Postmart sẽ hỗ trợ nông dân bằng việc hướng dẫn, trang bị cho họ kiến thức cơ bản về nhận diện thương hiệu (nhận diện hình ảnh, bộ logo, màu sắc cho bao bì sản phẩm); hỗ trợ tạo landing page bán hàng cá nhân cho hộ nông dân…

Hoàn thiện quy trình đưa nông sản lên sàn TMĐT

Thực tế triển khai hỗ trợ nông dân Hải Dương trong hơn 1 tháng đã là phép thử để Vietnam Post, Viettel Post hoàn thiện quy trình đưa nông sản của các hộ nông dân lên tiêu thụ trên các sàn TMĐT.

Đại diện Vietnam Post khẳng định, hiện quy trình triển khai đưa nông sản của các hộ nông dân ở các vùng miền lên tiêu thụ trên sàn Postmart và vận chuyển đến tay người tiêu dùng đã được tối ưu, thông qua triển khai mô hình kinh doanh mới.

Với mô hình kinh doanh mới, bưu cục các tỉnh sẽ đứng ra với vai trò là đầu mối tiếp nhận sản phẩm nông sản trực tiếp từ hộ nông dân, sau đó hỗ trợ hộ nông dân bán hàng trên sàn Postmart.

Quy trình thu gom sản phẩm cũng được tối ưu về mặt thời gian: khi phát sinh đơn hàng, bưu cục có thể tiến hành lấy hàng và giao hàng ngay cho người mua, không mất nhiều thời gian thu gom như trước đây.

So với trước, mô hình trên mang lại nhiều lợi ích hơn cho cả hộ nông dân bán hàng và người tiêu dùng. Bởi lẽ, các bưu cục được trực tiếp thu gom sản phẩm từ bà con nông dân, không cần theo hình thức bán buôn “ôm hàng”, tiết kiệm chi phí tồn kho, bảo quản sản phẩm...

Từ đó, người mua sẽ không mất thời gian chờ đợi lâu như trước đây để nhận được đơn hàng, trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Với các hộ nông dân, họ sẽ được lợi ích từ việc các sản phẩm được trực tiếp đưa thẳng lên sàn để kinh doanh, không cần qua trung gian, nhờ đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho. 

Với Viettel Post, theo chia sẻ của ông Hưng, doanh nghiệp này xác định mỗi loại sản phẩm ở từng địa phương cần phải chọn thị trường trọng điểm, khách hàng tiềm năng và làm truyền thông trước, sau đó mới điều chỉnh cách thức vận chuyển để đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng còn tươi ngon.

Hiện tại, sàn Vỏ Sò đang cung cấp công cụ đặt đơn trước, mua chung, flash sales, giúp người bán gom trước một số lượng lớn đơn hàng để vận chuyển theo lô, từ đó giảm chi phí trên một đơn hàng.

Bên cạnh việc được khai thác tối đa lợi thế mạng lưới logistics thông minh của Viettel Post để trữ hàng theo nhu cầu, tần suất tại địa phương, sàn Vỏ Sò cũng đã có kế hoạch đầu tư thêm kho lạnh, xe lạnh để đảm bảo giữ được độ tươi ngon cho nông sản.

Vân Anh

Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính

Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính

Trong 10 ngày đầu tháng 4, hai sàn thương mại điện tử của Vietnam Post và Viettel Post đã ghi nhận hơn 2.600 đơn nông sản và có thêm 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mở mới gian hàng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Sáng 8/2/2017 tại TP.HCM, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tổ chức buổi Lễ trao giải Jackpot - Mega 6/45 các kỳ quay số mở thưởng: 76, 83 và 85. Tổng trị giá 3 giải Jackpot được trao lần này là 126.821.490.000 đồng được trao cho 3 khách hàng đến từ TP.HCM và tỉnh Long An.

Trong cùng ngày 6/2/2017 (tức ngày Thần Tài, năm Đinh Dậu), 3 khách hàng may mắn sở hữu những chiếc vé có bộ số lần lượt trùng với bộ số trúng giải Jackpot - Mega 6/45 của các kỳ quay số mở thưởng thứ 76 ngày 11/01/2017 (bộ số: ‎02-08-21-29 -37-45);  kỳ 83 ngày 29/01/2017 (05-13-21-27-29-45); kỳ 85 ngày 03/02/2017 (08-17-31-32-33-39) đã đến Chi nhánh TP.HCM-Vietlott yêu cầu thực hiện thủ tục trả thưởng. Qua xác minh trên hệ thống và hồ sơ kèm theo, Vietlott xác định 3 vé của khách hàng mang đến là hợp lệ và có tổng trị giá trúng Jackpot là 126.821.490.000 đồng (chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật). Cả 3 vé được bán ra tại các điểm bán hàng tại TP.HCM.

Theo yêu cầu của người trúng thưởng, Vietlott bảo mật thông tin trả thưởng và chỉ được phép công bố thông tin tên viết tắt, nơi cư trú và hình ảnh che mặt của khách hàng trúng Jackpot.

" alt="Vietlott trao giải Jackpot cho 3 khách hàng" width="90" height="59"/>

Vietlott trao giải Jackpot cho 3 khách hàng

Khi Travis Kalanick hỏi Jeff Jones về biểu hiện của mình trên TED, cựu Giám đốc marketing Target đã cho ông điểm B - và nói ông cần sửa lại các điểm trong bài nói chuyện. Đây là câu trả lời khắt khe đối với Kalanick nhưng rất đáng giá. Khi Uber đang lăn bánh trên mọi nẻo đường khắp thế giới, cần phải giải quyết các vấn đề về nhãn hiệu toàn cầu. Tháng 8/2016, Uber thông báo đã “bắt cóc” Jones từ Target để trở thành Chủ tịch của dịch vụ gọi xe, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Amit Singhal

Sau thời gian nghỉ hưu, cựu Giám đốc tìm kiếm Google, Amit Singhal, gia nhập Uber vào tháng 1/2017 để trở thành Phó Chủ tịch kỹ thuật. Với vai trò này, Singhal, người từng dành 15 năm tại Google để dẫn dắt bộ phận tìm kiếm, sẽ trực tiếp cố vấn cho CEO Kalanick và Anthony Levandowski, người đứng đầu bộ phận xe tự lái. Ông phụ trách giám sát kỹ thuật cho hai nhóm quan trọng là nhóm bản đồ và thị trường của Uber.

Anthony Levandowski

Công trình xe tự lái của Levandowski đã nổi tiếng trước khi ông đến với Uber. Chiếc xe máy tự lái, Ghostrider, đã có mặt tại Smithsonian. Ông nghiên cứu về xe tự động trước khi làm việc tại Google và chế tạo nguyên mẫu đầu tiên cho công ty. Sau đó, Levandowski rời Google để khởi nghiệp với startup Otto. Tháng 8/2016, Uber mua lại Otto và có được tất cả nhân viên.

Nay, Levandowski dẫn dắt mọi nỗ lực xe tự lái cho Uber, báo cáo trực tiếp cho Kalanick. Nó không chỉ bao gồm xe hơi tự lái và còn lấn sang lĩnh vực xe tải và chuyển phát.

Thuan Pham

Là Giám đốc Công nghệ Uber, Thuan Pham phụ trách toàn bộ nhân viên công nghệ của công ty với hơn 1.200 kỹ sư. Đây chắc chắn không phải nhiệm vụ đơn giản khi theo một bài báo trên The Information, ông từng nói “sợ đến chết” nếu ứng dụng gặp sự cố. Dù vậy, người tị nạn gốc Việt này luôn được xem là nhà lãnh đạo truyền cảm hứng của dịch vụ đi chung xe.

Ed Baker

Nếu Uber muốn giao thông thông suốt, họ phải bảo đảm tăng trưởng. Ed Baker từng phụ trách nỗ lực tăng trưởng quốc tế tại Facebook trước khi gia nhập Uber năm 2013 với vai trò tương tự. Dưới trướng của Baker, các kỹ sư, giám đốc sản phẩm, bộ phận tiếp thị phải cố gắng thu hút thêm cả tài xế lẫn hành khách mới. Năm 2016, Baker có thêm bộ phận sản phẩm trong tay và trở thành Phó Chủ tịch sản phẩm và tăng trưởng.

Ryan Graves

Graves là CEO đầu tiên của Uber, từ tháng 2/2010 đến tháng 12/2010. Ông phụ trách tăng trưởng và mở rộng thị trường quốc tế của Uber với tư cách Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc kinh doanh toàn cầu cho đến khi Jones gia nhập. Vai trò mới của Graves tại Uber là cai quản UberEverything và hợp tác với Kalanick trong các dự án đặc biệt.

Liane Hornsey

Tháng 11/2016, Uber tiếp cận Liane Hornsey, Phó Chủ tịch lâu năm tại Google và đối tác kinh doanh của Softbank và đưa bà về làm Giám đốc nhân sự. Như vậy, Uber có trong tay một lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, giúp quản lý công ty và dẫn lối vượt qua vô vàn thách thức mà startup này đối mặt trong quá trình phát triển.

Gautam Gupta

" alt="Những nhân vật quyền lực thực sự đang điều hành Uber là ai?" width="90" height="59"/>

Những nhân vật quyền lực thực sự đang điều hành Uber là ai?

Theo hãng nghiên cứu IDC, Oppo, Huawei, Vivo đang chiếm 3 trị trí đầu bảng Trung Quốc, cùng nhau chiếm 48% doanh số cả năm 2016. Với các thiết bị màn hình cong, họ dường như sẽ thống trị thị trường năm 2017. Sự sụt giảm trong đơn hàng Apple quý cuối năm ngoái cho thấy iPhone 7 đã thất bại khi không tạo được tiếng vang trong bối cảnh cạnh tranh leo thang.

Apple và Samsung liên tục bị lấn lướt tại thị trường này kể từ khi Xiaomi xuất hiện khoảng năm 2011. Bản thân Xiaomi cũng xếp hạng 5 trong năm 2016, đẩy Apple xuống hạng 4. IDC cho rằng dù bản màu đen của iPhone 7 gây chú ý, về tổng thể, nó không gây ra cơn sốt như trong quá khứ. Lượng iPhone xuất xưởng năm vừa rồi giảm 23,2%, thị phần chỉ còn 9,6%, mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây. Samsung còn “thảm” hơn khi không có mặt trong tốp 5.

Trong nhiều năm, Trung Quốc là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng của Apple bất chấp nhu cầu smartphone tại các thị trường khác chững lại. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế, chướng ngại pháp lý và đặc biệt là sự nổi lên từ các đối thủ nội địa rẻ nhưng tốt khiến nhà sản xuất iPhone mất đi phần lớn sức mạnh. Dù vậy, đây vẫn là thị trường then chốt với việc kinh doanh của công ty, đặc biệt vì thị trường phát triển đã bão hòa và Apple vẫn đang khai phá các quốc gia hứa hẹn như Ấn Độ, nơi giá cả là “vua” và họ vẫn chưa có dấu ấn rõ ràng.

" alt="Apple đang bị “quây” tại Trung Quốc" width="90" height="59"/>

Apple đang bị “quây” tại Trung Quốc