图片精选

Cái nhìn cơ giới

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chắc cũng rất trăn trở với điều này và một trong những ý tưởng đề nghị là xóa bỏ chế độ viên chức hay còn gọi là ‘biên chế giáo viên” – một đề xuất mang tính cá nhân và đã có nhiều ý kiến trái chiều. Dưới đây tôi trao đổi thêm về vấn đề hỗ trợ giáo viên để tăng thêm động lực đổi mới từ góc độ của cơ chế quản lý.

Trước hết, chất lượng giáo viên không hoàn toàn do chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm quyết định.

Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra rằng hiệu quả của việc đào tạo ban đầu trong các trường sư phạm đối với phương pháp giảng dạy của giáo viên là rất hạn chế vì sau khi ra trường giáo viên thường dạy theo cách bản thân họ được dạy trong suốt cuộc đời đi học.

{keywords}
Một giờ học của học sinh tiểu học Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

Vì vậy, các nghiên cứu khuyến cáo giáo viên cần đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng - hay còn gọi là phát triển chuyên môn thường xuyên.

Hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên lại mang tính tự giác và chịu tác động của các yếu tố xã hội.

Do vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo viên, trước tiên phải có một cơ chế quản lý giáo dục phù hợp: Đó phải là cơ chế “lấy giáo viên làm trung tâm”.

Những nghiên cứu về giáo viên trên thế giới đều có chung một kết quả là giáo viên luôn có ‘sức ỳ tâm lý’, ngại vượt ra bên ngoài ‘khu vực an tâm’ (comfort zone), tức là ngại thay đổi cách dạy quen thuộc.

Phần lớn những nghiên cứu này được thực hiện ở các quốc gia thực hiện việc tuyển dụng giáo viên theo chế độ hợp đồng. Như vậy, biên chế hay không biên chế không phải là động lực đổi mới của giáo viên.

Quan niệm bỏ biên chế đối để nâng cao chất lượng giáo viên, từ đó chất lượng giáo dục sẽ đương nhiên được nâng lên là cái nhìn của cơ giới luận, không phù hợp với quan điểm hiện nay của khoa học giáo dục, đặc biệt là khoa học về giáo dục giáo viên.

Đừng áp đặt giáo viên

Để giúp giáo viên vượt qua trở ngại đổi mới cách dạy vì những rào cản tâm lý, cơ chế quản lý phải luôn yêu cầu cao đối nhưng luôn có sự hỗ trợ tương ứng.

Trước hết, cần tạo ra môi trường dân chủ để giáo viên được tham gia vào những quyết định lớn của giáo dục vì họ là những người hiểu thực tế nhà trường và các điều kiện xã hội bên ngoài nhà trường tác động đến hoạt động dạy và học, hiểu học sinh hơn ai hết.

Mặc dù quyết định cuối cùng về những vấn đề lớn là do các nhà quản lý đưa ra nhưng các nhà quản lý cần lắng nghe và phân tích ý kiến của giáo viên một cách chân thành.

Một môi trường giáo dục dân chủ thực sự sẽ giúp giáo viên có đủ tự tin để tìm tòi và thử nghiệm những cách dạy mới sáng tạo hơn để mang lại kết quả học tập cao hơn.

Đáng tiếc là ở nước ta, hầu hết những thay đổi lớn trong giáo dục phần nhiều mang tính áp đặt, thiếu sự trao đổi giữa cán bộ quản lý với giáo viên.

Mọi vấn đề từ một việc nhỏ như đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng mang tính áp đặt, chủ quan.

Tính gian dối, bệnh thành tích, bệnh hình thức trong các cơ sở giáo dục cũng góp phần làm giảm tâm huyết của giáo viên.

Tất cả những yếu tố mang tính xã hội đó đã và đang và sẽ còn tiếp tục làm giảm nhiệt huyết và tính chủ động của giáo viên trong thực hiện đổi mới giáo dục. Họ trở nên thụ động, thậm chí thờ ơ vì chẳng ai hỏi ý kiến họ và nếu có nói thì cũng chẳng ai nghe.

Hoạt động phản tỉnh

Có thể nói nền giáo dục nước ta rất may mắn có một đội ngũ giáo viên đa số rất tận tâm với nghề nghiệp.

Đương nhiên có một tỷ lệ nhất định giáo viên an phận, không chịu học hỏi, phấn đấu vươn lên. Điều đáng quan tâm là đội ngũ giáo viên có rất ít cơ hội để tham gia các hoạt động phát triển chuyên môn dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là cơ hội trao đổi, học hỏi với các đồng nghiệp trong và ngoài trường, với các chuyên gia từ các trường đại học, kể cả trao đổi với người học.

Kết quả nghiên cứu về hoạt động học của giáo viên cho thấy con đường giúp giáo viên nâng cao kỹ năng sư phạm tốt nhất là qua hoạt động phản tỉnh (reflection), tức là tự đánh giá lại giờ dạy của mình để đề ra những thay đổi cần thiết, và qua trao đổi cởi mở với đồng nghiệp.

Hiệu quả của các hoạt động phát triển chuyên môn của giáo viên chỉ có thể đạt được trong một môi trường xã hội thuận lợi cho lòng say mê học suốt đời, tinh thần hợp tác, tính năng động và sáng tạo cá nhân của giáo viên được phát huy đến mức cao nhất.

Sự hỗ trợ đối với giáo viên tất nhiên phải đi kèm với yêu cầu cao. Những yêu cầu cao đó phải được thể hiện bằng những đổi mới trong cách đánh giá giáo viên. Đánh giá giáo viên phải trên cơ sở những sản phẩm cụ thể của kết quả của quá trình tự học, tự đổi mới bằng phương pháp định lượng.

Không thể đánh giá giáo viên qua một vài giờ giảng hay bằng những tiêu chí định tính nặng về cảm tính như hiện nay.

Chẳng hạn, mỗi giáo viên phải tự xây dựng kế hoạch tự học, tự đổi mới cho chính mình và kế hoạch đó sẽ được đánh giá định kỳ 2 - 3 một lần một cách công minh. Nếu qua vài lần đánh giá không đạt yêu cầu thì cần đưa ra khỏi ngành – như vậy giáo viên vẫn ‘tâm phục, khẩu phục’ mà không cần thiết phải thay đổi chính sách khác.

Tóm lại, nếu giáo dục theo phương châm ‘lấy người học làm trung tâm’ thì phương châm cho cơ chế quản lý giáo dục mới phải là ‘lấy giáo viên làm trung tâm’. Trong bối cảnh Đảng và Chính phủ đang quyết tâm ‘xây dựng một nhà nước kiến tạo’, không có lý do gì để ngành giáo dục và đào tạo cứ giữ mãi cơ chế quản lý lấy cán bộ quản lý làm trung tâm.

" alt="Đổi mới giáo dục: Cần lắng nghe giáo viên một cách chân thành"/>

Đổi mới giáo dục: Cần lắng nghe giáo viên một cách chân thành

  • {keywords}
    Zhang Juncheng với bức thư trúng tuyển ĐH Bắc Kinh

    41 tuổi, tới từ tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, anh tin rằng vị trí trong xã hội của một người không phải do người khác quyết định, mà là do chính mình.

    Năm 1995, tốt nghiệp trung học, Zhang thử nhiều công việc khác nhau trước khi được thuê làm bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh.

    Đứng trước cổng một trường đại học danh giá, ban đầu Zhang khá hài lòng.

    “Lúc đó tôi đã ngu dốt” – anh nhớ lại.

    Anh chỉ thay đổi tư tưởng của mình sau khi đọc được một câu chuyện từ cuốn sách cổ. Một câu chuyện khác cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho Zhang. Đó là vào một ngày trực, anh nhìn thấy một người đàn ông già đạp xe về phía cổng trường. Khi người đàn ông tới gần, ông gật đầu và nói với Zhang “Cảm ơn vì đã làm việc chăm chỉ”.

    Sau đó, anh biết rằng người đàn ông chính là chủ tịch của ngôi trường.

    Ở ĐH Bắc Kinh, Zhang bắt đầu con đường học hành với sự giúp đỡ của một số giảng viên.

    Họ cho anh ngồi nhờ các lớp học, gợi ý cho anh những cuốn sách hay, động viên anh học tập và lên kế hoạch cho cuộc đời mình.

    Dưới sự hướng dẫn của những giáo viên này, anh bắt đầu đọc kỹ. Tan làm, anh đọc sách, chép tay chúng và viết nhật ký. Khi đèn ký túc xá tắt, anh soi đèn pin đọc trong chăn.

    {keywords}
    Giấp phép được tham gia lớp học tiếng Anh của một giáo sư ở ĐH Bắc Kinh dành cho Zhang

    Đội trưởng đội bảo vệ còn kéo dài thời gian bật điện trong phòng họp để Zhang và một số đồng nghiệp đọc sách vào buổi tối.

    Mùa thu năm 1995, anh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học dành cho người lớn tuổi và đăng kts vào khoa Luật của ĐH Bắc Kinh.

    Từ nhân viên bảo vệ trở thành sinh viên đại học, Zhang nổi tiếng khắp trường và được mời đi giảng bài cho những sinh viên khác.

    Suốt 20 năm qua, anh luôn duy trì 2 thói quen: viết nhật ký và dậy sớm mỗi buổi sáng.

    {keywords}
    Zhang vẫn duy trì thói quen viết nhật ký mỗi ngày

    Câu chuyện của Zhang đã truyền cảm hứng cho nhiều người thay đổi cuộc sống của mình. Theo thông tin từ truyền thông trong nước, hơn 500 nhân viên bảo vệ ở ĐH Bắc Kinh đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học dành cho người lớn tuổi, thậm chí một số còn có bằng Thạc sĩ.

    Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1998, Zhang trở về quê và làm việc ở một vài trường dạy nghề trước khi thành lập một trường dạy nghề của riêng mình vào năm 2015 cùng với 4 người bạn.

    Ngôi trường của anh quản lý theo mô hình trường quân sự, bởi vì những học sinh tới đây thường học kém và có những thói xấu như hút thuốc, uống rượu, đánh nhau. Hệ thống này là để sửa những hành vi xấu của họ.

    {keywords}
    Ngôi trường của anh được xây dựng theo mô hình trường quân đội

    Nói về lý do làm việc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Zhang nói: “Năm 15-16 tuổi, những đứa trẻ tốt nghiệp cấp 2 còn quá trẻ để bước ra xã hội, mà nên học tiếp. Khi tâm tính chúng chưa được hình thành, chúng dễ bị nhiễm những thói quen xấu”.

    Anh dự định sẽ xây dựng trường nghề của mình thành một mô hình kiểu mẫu trong thành phố, và cũng lên kế hoạch xây dựng trường đại học tư nhân đầu tiên ở Changzhi trong vòng 10 năm tới.

    • Nguyễn Thảo(Theo China Daily)
    " alt="Truyện cổ tích của nhân viên bảo vệ trở thành hiệu trưởng"/>

    Truyện cổ tích của nhân viên bảo vệ trở thành hiệu trưởng

  • image001.jpg

    Cisco Hypershield bảo vệ các ứng dụng, thiết bị và dữ liệu trên các trung tâm dữ liệu chung lẫn trung tâm dữ liệu riêng, đám mây cũng như các vị trí vật lý - bất cứ nơi nào khách hàng cần. 

    “Cisco Hypershield là một trong những cải tiến về bảo mật nổi bật nhất trong lịch sử của chúng tôi. Với lợi thế và thế mạnh của chúng tôi về bảo mật, cơ sở hạ tầng và nền tảng giám sát, Cisco sở hữu vị thế độc tôn để giúp khách hàng khai thác sức mạnh của AI’’, ông Chuck Robbins - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Cisco chia sẻ. 

    Hypershield là một kiến trúc về bảo mật mang tính cách mạng, được xây dựng bằng công nghệ ban đầu được phát triển cho đám mây công cộng quy mô lớn và hiện có sẵn cho các nhóm CNTT của doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. 

    Giống như là một tấm vải hơn là một hàng rào, Hypershield cho phép triển khai các biện pháp bảo mật ở mọi nơi cần thiết, ở mọi dịch vụ ứng dụng trong trung tâm dữ liệu, mọi cụm Kubernetes trong đám mây chung hay mọi vùng chứa và máy ảo (VM). 

    Jeetu Pate - Phó Chủ tịch điều hành kiêm Tổng Giám đốc Khối Bảo mật & Cộng tác tại Cisco cho biết: “Sức mạnh của Cisco Hypershield ở chỗ có thể triển khai bảo mật ở bất kỳ nơi nào bạn cần - trong phần mềm, trong máy chủ hoặc thậm chí trong tương lai ở bộ chuyển mạch mạng. Khi bạn sở hữu một hệ thống phân tán có thể bao gồm hàng trăm nghìn điểm thực thi bảo mật, việc đơn giản hoá quản trị là nhiệm vụ tối quan trọng. Và chúng ta cần trở nên tự chủ gấp nhiều lần hơn, với chi phí thấp hơn nhiều lần”.  

    Theo Cisco, việc triển khai bảo mật bằng Hypershield diễn ra ở ba lớp khác nhau: trong phần mềm, trong máy ảo, trong mạng cũng như máy chủ và thiết bị điện toán, tận dụng các bộ tăng tốc phần cứng mạnh mẽ tương tự đang được sử dụng rộng rãi trong điện toán hiệu năng cao và đám mây công cộng quy mô lớn.

    Hypershield được xây dựng dựa trên ba trụ cột chính: AI-Native, Cloud-Native, và Hyper-Distributed.

    Cisco cùng với NVIDIA, cam kết phát triển và tối ưu hoá các giải pháp bảo mật dựa trên AI để bảo vệ và mở rộng quy mô các trung tâm dữ liệu trong tương lai. Sự hợp tác này bao gồm việc tận dụng khung an ninh mạng AI NVIDIA Morpheus, nhằm đẩy nhanh việc phát hiện bất thường trên không gian mạng, kết hợp cùng các vi dịch vụ NVIDIA NIM để hỗ trợ trợ lý bảo mật AI được tuỳ chỉnh cho doanh nghiệp. 

    Ông Kevin Deierling - Phó Chủ tịch cấp cao về Mạng tại NVIDIA cho biết: “Các doanh nghiệp ở tất cả mọi ngành đang tìm kiếm giải pháp bảo mật có thể bảo vệ họ trước các mối đe doạ mạng ngày càng phát triển. Cisco và NVIDIA đang chung tay tận dụng sức mạnh của AI để cung cấp cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu mạnh mẽ và an toàn, cho phép các doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình và mang lại lợi ích cho khách hàng ở khắp mọi nơi”. 

    Được tích hợp vào Đám mây bảo mật (Security Cloud), nền tảng bảo mật hợp nhất đa miền được điều khiển bởi AI của Cisco - Cisco Hypershield dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào tháng 8/2024. 

    Ngọc Minh

    " alt="Cisco Hypershield"/>

    Cisco Hypershield

  • 全网热点