Hãng điện thoại Trung Quốc ngày 28/9 đã cho trình làng 2 smartphone kế nhiệm mẫu flagship Mi 5 của hãng, với tên gọi là Mi 5s và Mi 5s Plus. Những mẫu smartphone này sẽ chính thức được bán ra ở Trung Quốc kể từ ngày 19/9 với giá tương đối thấp hơn các mẫu smartphone cao cấp khác trên thị trường, dù sở hữu các đặc điểm tương đương.
Mi 5s và Mi 5s Plus được bán với giá lần lượt là 1.999 Nhân dân tệ (299,57 USD) và 2.299 NDT (344,53 USD), trong khi giá đề xuất khởi điểm cho iPhone 7 phiên bản bộ nhớ thấp của Apple lên tới 649 USD.
"Các điện thoại mới trông rất tuyệt, nhưng vấn đề mà Xiaomi và các tất cả các hãng sản xuất smartphone mới đang phải đối mặt là sự suy giảm các cải tiến quan trọng. Ngày nay, mọi hãng đều cung cấp các camera tốt hơn đôi chút, vi xử lý nhanh hơn một chút và các cải biến tương đối nhỏ khác", Bob O'Donnell, người sáng lập và chuyên gia phân tích hàng đầu tại công ty Technalysis Research, nhấn mạnh.
Theo ông O'Donnell, việc bổ sung thêm vài tính năng nhỏ không đủ tạo nên sản phẩm nâng cấp đủ sức hấp dẫn vào thời điểm mà người dùng đang gắn bó với cùng một chiếc smartphone lâu hơn.
Xiaomi đã tăng thêm sức mạnh cho 2 mẫu smartphone vừa ra mắt, với vi xử lý Snapdragon 821 mới. Hãng cũng trang bị cho chúng màn hình 5,7 inch lớn hơn và một hệ thống camera kép gồm 2 cảm biến 13MP dành cho Mi 5s Plus, trong khi đưa một cảm biến hình ảnh Sony CMOS, vốn thường xuất hiện trong các máy ảnh compact, vào Mi 5s để cho những bức ảnh chất lượng tốt hơn.
Tính năng nổi bật nhất ở 2 mẫu smartphone đời mới của Xiaomi là công nghệ cảm biến vân tay siêu âm. Theo công ty, công nghệ này giúp máy thể đọc được vân tay của người dùng thông qua sóng siêu âm khi họ đặt ngón tay lên cảm biến. Nó cho phép Xiaomi đưa cảm biến vân tay xuống phía dưới lớp kính bề mặt của điện thoại, không cần đến một nút bấm vật lý hay touchpad phổ biến trên các thiết bị khác.
Song, cả ông O'Donnell và bà Tay đều nhất trí rằng, Mi 5s và 5s Plus có thể không giúp Xiaomi tăng trưởng như kỳ vọng trong thị trường smartphone. Ông O'Donnell nói, thị trường này đã đạt đỉnh vào quý 4/2015 và đang trong xu hướng duy trì, thậm chí đi xuống trong năm nay.
Khoảng cách giữa Xiaomi và các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới cũng đã nơi rộng trong năm 2016 này. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Gartner cho thấy, trong quý 2/2016, Xiaomi là nhà cung cấp smartphone lớn thứ 5 thế giới và chiếm 4,5% thị phần, giảm so với con số 4,7% thị phần cách đây một năm. Ngược lại, công ty dẫn đầu thị trường - Samsung - đã tăng thị phần trong quý 2/2016 lên 22,3% từ mức 21,8% thị phần một năm trước đó.
Tuấn Anh(Theo CNBC)
" alt=""/>Tại sao các smartphone mới không giúp Xiaomi tạo ưu thế trong thị trường?
Nếu kéo dài, game thủ rất dễ rơi vào trạng thái suy kiệt cơ thể, luôn cảm thấy cáu bẳn và khó chịu. Trường hợp quá nặng có thể dẫn tới tử vong.
Nghỉ học hoặc nghỉ làm liên tục để chơi game
Đây là một trong những hậu quả của triệu chứng đầu tiên. Việc ngủ vùi ban ngày khiến game thủ không thể theo kịp giờ học tại trường hay giờ làm việc của các công ty. Bên cạnh đó, họ cũng sẵn sàng bỏ học hay nghỉ việc để ở nhà chơi game.
|
Việc liên tục nợ môn, bị buộc thôi học hoặc đuổi việc chính là hệ quả trực tiếp của dấu hiệu này.
Thời gian chơi ngày càng kéo dài
Với nhiều game thủ, việc chơi game trong vòng một giờ đồng hồ có thể đem lại cảm giác phấn khích và sảng khoái cho họ. Nhưng với con nghiện game, họ cần phải chơi nhiều giờ liền, hay thậm chí là nhiều ngày liên tục để tìm thấy niềm vui tương tự.
Lý do là người nghiện game đã chìm đắm quá sâu vào quá trình chơi game. Có thể ví điều này với những con nghiện luôn tìm tới các liều thuốc lớn và mạnh hơn sau thời gian dài sử dụng.
Luôn thèm muốn chơi game
Những người nghiện game và Internet thường trở nên khó chịu và căng thẳng khi không được kết nối mạng. Họ sẽ tìm mọi cách để lên mạng và vào game nhằm thỏa mãn sự thèm muốn của mình.
|
Đối tượng người chơi này thường sống trong thế giới ảo và không thiết tha gì với cuộc sống ngoài đời. Một số trường hợp đã tử vong ngay bên chiếc máy tính của mình vì quá mải mê với thế giới game và quên đi nhu cầu thiết yếu nhất của con người, như ăn uống hay nghỉ ngơi.
theo gamethu
" alt=""/>Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nghiện game nặngDo địa hình phức tạp, đèo Cả nằm giữa rừng núi nên để phát sóng được trạm này, Viettel đã triển khai hơn 3km cáp quang, kéo mới 100m cáp và lắp đặt thiết bị trạm phát sóng BTS. Sau khi hoàn thành, trạm được UBND tỉnh Phú Yên, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên đánh giá rất cao về khả năng đáp ứng dịch vụ nhanh.
Theo ông Trịnh Ái Dương- Phó giám đốc Viettel Phú Yên, vào ngày thường, ở Đèo Cả có khoảng 700 công nhân làm việc, lúc cao điểm lên tới hơn 1.000 người nên nhu cầu liên lạc và truy cập Internet rất lớn, trong khi đó sóng của cả Viettel và các nhà mạng khác ở khu vực này đều yếu do địa hình khó khăn, đèo nằm giữa rừng núi. “Nhu cầu sử dụng viễn thông của Ban quản lý dự án công trình, các kỹ sư, công nhân là rất lớn. Chính họ đã giúp Viettel đổ bê tông để tạo mặt bằng dựng trạm. Nhờ đó, trạm phát sóng tại đây mới nhanh chóng được hoàn thành”, ông cho biết.
Dự án hầm đường bộ qua đèo Cả được khởi công từ 18/11/2012, nằm trên địa bàn 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, có chiều dài 13,4 km, trong đó gồm hai hầm song song, mỗi hầm dài 4.125m, được thiết kế cho hai làn xe chạy với tốc độ 80 km/giờ. Đây là hầm dài thứ 2 cả nước, đứng sau hầm Hải Vân.
Là công trình trọng điểm quốc gia, hầm đường bộ qua đèo Cả là dự án hầm đường bộ đầu tiên do người Việt Nam thiết kế, thi công. Hạng mục hầm đèo Cả đã thông hầm kỹ thuật vào cuối tháng 7/2016, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch và đang trong giai đoạn hoàn thiện công trình. Việc lắp đặt trạm cơ động dành riêng cho các công nhân đang xây dựng một công trình - niềm ự hào của đất nước là cách Viettel thể hiện trách nhiệm xã hội của mình.
Nguyễn Long (Ảnh: Xuân Ngọc)
" alt=""/>Viettel phủ sóng hầm đường bộ đầu tiên tại Việt Nam