当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Norwich City với Cardiff City, 22h00 ngày 17/2: Điểm tựa sân nhà 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Thầy giáo bị phụ huynh mắng te tát vì cái quần: "Tôi rất sốc"
Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớp
Vợ mắng thầy vì cái quần, chồng đến trường xin lỗi thầy giáo
Câu chuyện một phụ huynh ở miền Tây chỉ vì chiếc quần đùi của con bị thất lạc đã có lời nói khiếm nhã với thầy giáo, khiến dư luận xôn xao vừa qua, chỉ là một trong những trường hợp điển hình của tình trạng coi thường giáo viên, vốn đã không còn là hiếm.
Hình minh họa: DAD |
Đó chỉ là một trong hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện ứng xử của phụ huynh với giáo viên hiện nay. Trên thực tế, thậm chí nhiều phụ huynh có địa vị, kinh tế còn cho mình "quyền" xúc phạm nhà giáo.
Hiệu trưởng, đồng thời là người sáng lập một trường tiểu học quốc tế ở Bình Chánh, TP.HCM (xin giấu tên), kể rằng hơn 20 năm làm nghề, cô gặp phải nhiều tình huống dở khóc dở cười mà phụ huynh đưa lại.
Nhưng điều khiến cô thấy tổn thương nhất là phụ huynh nghĩ mình giàu mà thiếu tôn trọng giáo viên.
Vì không hài lòng, phụ huynh là chủ một tiệm vàng đã chạy xộc vào phòng, chỉ tay vào mặt cô và quát lớn "Cô không dạy được con tôi thì để người khác dạy. Tôi thừa tiền cho con học trường tốt hơn ở đây".
"Cách đây một năm, trường chúng tôi có một học sinh rất cá biệt. Cháu chống đối mọi việc giáo viên yêu cầu, không tự giác tham gia các hoạt động trường lớp.
Ở trường chúng tôi dạy học sinh tự giác. Ngay cả việc ăn uống, sau thời gian ban đầu học sinh được hướng dẫn cụ thể thì sau khi quen, tới giờ các phải tự lấy đồ ăn. Khi ăn xong, học sinh cũng biết đổ thức ăn thừa, để chén đĩa bẩn vào nơi quy định.
Nhưng với học sinh kia, dù giáo viên đã cố gắng rất nhiều để hướng dẫn nhưng vẫn không cải thiện. Có lẽ, cháu được gia đình bao bọc quá kỹ nên ỉ lại. Nhà trường thông báo với phụ huynh để cùng phối hợp thì không ngờ, gia đình lại nổi đóa lên" - cô hiệu trưởng kể.
"Hôm ấy, phụ huynh đánh thẳng xe vào trường. Chị chạy thẳng vào phòng tôi nói to "Các cô không dạy được con tôi thì để người khác dạy. Cô đừng nghĩ trường của các cô là tốt nhất. Tôi thừa điều kiện cho con học trường tốt hơn ở đây" - cô hiệu trưởng kể tiếp.
Cô cho hay, làm lãnh đạo trường quốc tế nên cô hiểu những phụ huynh cho con theo học là gia đình có điều kiện kinh tế. Việc mỗi tháng chi vài chục triệu cho con đi học không phải là nhỏ, nhà trường ý thức được trách nhiệm nên luôn cố gắng rèn dũa học sinh với điều kiện tốt nhất.
Nhưng không chỉ học, mà môi trường ở đây còn cố gắng rèn luyện cho các em tính tình tự lập, tự chủ.
Cô hiệu trưởng đồng ý rằng ý phụ huynh hoàn toàn có quyền lựa chọn trường cho con. "Nhưng nếu không hài lòng có thể chuyển trường hoặc cả hai bên cùng bàn bạc phối hợp. Đừng nghĩ mình có tiền mà thiếu tôn trọng giáo viên".
Còn chỉ vì hai bé trêu chọc nhau dẫn tới xây xát mà cô Liên, giáo viên trường mầm non K, ở Thủ Đức, TP.HCM từng bị phụ huynh bóng gió "không hoàn thành nhiệm vụ thì chuyển nghề".
Cô Hương kể, lớp mầm có 30 bé, được nhà trường phân công hai giáo viên. Ngoài cô Liên còn có một giáo viên khác đã tương đối lớn tuổi.
Trong lớp 30 bé thì 1 bé có triệu chứng tự kỷ, không hòa đồng với các bạn mà ra ngồi ngoài cửa lớp. Bé không tự thay quần áo hay vệ sinh cá nhân từ những việc đơn giản nhất, nên giáo viên phải ưu tiên chăm nhiều hơn. Thành ra, 29 bé còn lại phần lớn do một tay giáo viên còn lại đảm nhiệm.
Cả lớp đều rất ngoan nhưng có vài em nam hiếu động hay lao vào đánh, bứt bấu, cắn bạn dẫn tới xây xước. Biết điều này, hai cô giáo gắng tách các bé ra - khi bé này ngồi đằng này thì cho bé còn lại ngồi đằng kia.
Cô Liên kể, một hôm do cô giáo không quán xuyến hết nên hai bé nam đánh nhau và bị trầy xước. Một bé bị bạn cắn 5 miếng vào lưng, một bé cũng bị trầy xước mặt, cổ.
Khi thấy con như vậy, một trong hai phụ huynh khó tính hơn đã không kiềm chế được.
Đưa con tới lớp, anh chạy vào chỉ thẳng vào mặt bé kia rồi dọa dẫm. Chiều tới đón con, gặp phụ huynh của bé kia, anh này cũng chỉ mặt và nói rằng "Đây là con cô phải không? Cô về dạy lại con đi, đi học sao cứ đánh con tôi'.
"Khi thấy anh làm lớn chuyện, tôi lên tiếng mong phụ huynh thông cảm vì một phần là lỗi của cô giáo. Không ngờ, vị phụ huynh còn làm ầm lên và nói rằng "các cô không hoàn thành công việc thì chuyển nghề đi". Lúc đó, tôi chỉ biết im lặng.
Rất may, vị phụ huynh còn lại rất điềm tĩnh, chị nhỏ nhẹ nói với anh kia rằng "Anh không nên chỉ tay vào mặt đứa trẻ như vậy. Chúng tôi cũng muốn dạy con thật ngoan, tới lớp hòa đồng với bạn bè. Nhưng tuổi các bé ở tuổi còn quá nhỏ, các cháu năng động, trêu chọc dẫn tới trầy xuớc là bình thường""...
Một thầy giáo dạy cấp 3 ở TP.HCM cho hay chuyện giáo viên gặp phải những phụ huynh thiếu tôn trọng là... bình thường.
Trong cuộc đời đi dạy, đặc biệt khi dạy lớp có nhiều học sinh cá biệt, anh từng gặp rất nhiều lần và lần nào cũng dở khóc dở cười. Trong môi trường sư phạm, các anh gọi đó là tai nạn nghề nghiệp.
"Bây giờ, phụ huynh còn không nói giáo viên nữa mà đi thẳng lên hiệu trưởng "tố cáo". Nhưng điều kỳ lạ là những phụ huynh tác quái thường thường là trí thức, có điều kiện kinh tế. Tất nhiên, đây không phải số đông và tôi không vơ đũa cả nắm. Còn phụ huynh bình dân, buôn thúng bán bưng, họ rất nể và tôn trọng giáo viên" - thầy giáo này nhận xét.
Lê Huyền
Chị Hạnh đã dạy con nhẹ nhàng, không roi đòn, lớn tiếng hay nặng nhẹ nhưng đã đem lại một kết quả vô cùng to lớn.
" alt="Chủ tiệm vàng chạy xộc vào nói 'cô không dạy được con tôi thì để người khác'"/>Chủ tiệm vàng chạy xộc vào nói 'cô không dạy được con tôi thì để người khác'
NSND Thái Bảo hát "Thăm bến Nhà Rồng":
NSND Thái Bảo hào hứng thăm Bảo tàng Louvre, dạo chơi đường phố Paris
Mẹ tôi bị bại liệt từ khi mới sinh ra. Bà vú được nhà ngoại tôi thuê về để chăm sóc mẹ. Mọi việc, từ tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ, di chuyển của mẹ do một tay bà làm. Bà chỉ xa mẹ tôi những lúc đi chợ, đi nhà thờ.
Ở tuổi đôi mươi, mẹ tôi có thai. Người đàn ông biết tin mẹ mang thai đã trốn tránh trách nhiệm. Đến giờ, tôi không biết bố mình là ai.
Chuyện mẹ tôi mang thai, lúc đầu không ai tin. Ai cũng nghĩ, mẹ tôi xấu xí, nằm một chỗ, thân hình không lành lặn thì ai mà chịu yêu và ngủ cùng. Cho đến khi có kết quả xét nghiệm.
Mẹ tôi bị hàng xóm dị nghị, nhà ngoại xua đuổi. Còn bà vú thì bị nhà ngoại tôi mắng chửi vì để mẹ tôi có thai. Sau đó, cả bà và mẹ tôi bị nhà ngoại đuổi ra khỏi nhà. Bà chỉ biết im lặng, đi xin ăn về nuôi mẹ tôi.
Mẹ tôi mang thai được khoảng 8 tháng, bác sĩ yêu cầu phải mổ gấp vì sự an toàn của mẹ. May mắn, tôi chào đời lành lặn, bụ bẫm.
Từ ngày có tôi, bà vú vất vả hơn. Tôi nghe mọi người kể, bà đã đi nhặt những lon sữa bò người ta dùng còn sót sữa bên trong mang về, chế nước sôi cho tôi uống. Thấy thức ăn thừa ở quán, bà xin mang về sơ chế lại làm bữa ăn cho cả nhà. Rồi tranh thủ những lúc rảnh, bà lại đi ăn xin, kiếm ít tiền về đi chợ mua gạo, thức ăn cho mẹ tôi, sữa cho tôi.
Năm tôi 7 tuổi, bà qua đời.
Bây giờ, tôi nghe mọi người kể, lúc sức khỏe đã yếu, các con cháu ở quê gọi bà về để họ chăm sóc, nhưng bà nhất định không chịu. Bà muốn đưa cả hai mẹ con tôi về cùng. Không được các con đồng ý, bà quyết tâm ở bên chăm sóc mẹ con tôi đến ngày bà gần mất.
Trước lúc nhắm mắt, bà vẫn không bỏ rơi mẹ con tôi. Bà dặn các con để một phần đất bên mộ bà, khi mẹ tôi mất hãy chôn mẹ bên bà.
Năm tôi 26 tuổi thì mẹ mất. Các con của bà biết tin đã cùng tôi đưa mẹ đến chôn bên bà. Bây giờ, tôi đã 44 tuổi, đang đi làm xa quê.
Mỗi năm, vào dịp tiết Thanh minh tôi đều về quê thăm hai mẹ. Ngồi trước 2 ngôi mộ, tôi thấy mình thật hạnh phúc khi có đến hai người mẹ.
Giữa trưa nắng, cặp vợ chồng chở nhau qua nhà bé Phúc cho bú nhờ. Qua đọc báo, người vợ đang nuôi con nhỏ quyết định san sẻ dòng sữa cho bé kém may mắn.
" alt="Tôi hạnh phúc vì có hai người mẹ"/>Nhận định, soi kèo Samaxi vs Zira, 17h00 ngày 24/1: Khó tin cửa dưới
OpenAI lần đầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu GPT vào tháng 5/2023 và đã bị từ chối. Sau đó, OpenAI đã tiến hành các bước nhằm yêu cầu Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) đẩy nhanh thủ tục xem xét đơn đăng ký, nhưng cũng bị từ chối do thiếu bằng chứng đầy đủ về nhu cầu xem xét nhanh vấn đề này.
Ngày 6/2/2024, USPTO đã một lần nữa thông qua quyết định từ chối cấp phép sở hữu nhãn hiệu GPT của OpenAI với lý do ‘GPT là một thuật ngữ quá rộng để đăng ký và có thể cản trở khả năng mô tả chính xác sản phẩm của đối thủ cạnh tranh’.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, nhiều công ty trên toàn cầu đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ GPT (Generative Pre-training Transformer) trong tên sản phẩm của mình. Vì vậy, quan điểm của USPTO là việc người tiêu dùng có biết GPT là gì không quan trọng, miễn là những người sử dụng công nghệ này hiểu rằng thuật ngữ đề cập đến một loại phần mềm chung, không chỉ riêng các sản phẩm OpenAI.
Mặc dù vậy, OpenAI vẫn sẽ còn có một cơ hội cuối cùng nhằm khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu GPT bằng cách nộp đơn kháng cáo lên Hội đồng xét xử nhãn hiệu Mỹ.
(theo Kapital)
Mỹ từ chối chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu GPT cho công ty OpenAI
Thí sinh đặc biệt
Ngày 26/4 vừa qua, một phụ huynh chạy xe máy, đưa con đến tận phòng thi học sinh giỏi cấp huyện, xin phép thầy giám thị cho nam sinh ngồi cạnh ổ điện. Yêu cầu kỳ lạ này khiến thầy ngỡ ngàng.
Thuận tại kỳ thi học sinh giỏi huyện môn Toán vừa qua. |
“Và chị ấy trình bày vì cháu nhà em không viết được nên cháu xin thi bằng máy tính thầy cho cháu ngồi gần ổ điện để cắm điện. Em em sợ đang thi máy tính hết điện. Lúc đó tôi nhìn sang bên cạnh. mới biết đó là em học sinh khuyết tật, tự dưng trong tôi có một sự xúc động và cảm phục. Và tôi bảo: vâng chị cứ ra ngoài cổng trường chờ đi.
Khi làm bài thi tôi càng khâm phục em hơn khi em sử dụng máy tính một cách thành thạo với những ngón tay co cứng run run nết chậm chạp trên bàn phím. Sau 120 phút em đã hoàn thành bài thi mà không đầu hàng trước một phép tính nào” – thầy Ngô Trường, giám thị trong kỳ thi học sinh giỏi huyện môn Toán cấp THCS ở huyện Quế Võ, Bắc Ninh chia sẻ.
Thí sinh đặc biệt đó là Nguyễn Đức Thuận, học sinh lớp 7 Trường THCS Đại Xuân (Quế Võ).
Thuận em trai trong gia đình có 4 người, trên là anh trai đang học Trường ĐH Y Hà Nội, bố làm quân đội, mẹ làm nông nghiệp.
Thuận khuyết tật bẩm sinh, không thể cầm bút. Gia đình đã xin phép Phòng giáo dục huyện cho phép em sử dụng máy tính. Người mẹ sợ máy hết pin khi con đang làm bài nên mới mở lời với giám thị.
Mẹ con và hành trình gian nan
Trò chuyện với VietNamNet, bà Hoài-mẹ Thuận tâm sự: “Thuận bẩm sinh đã thiếu may mắn hơn các bạn. Con 4 tháng khóc ròng rồi phải đi mổ mắt ở bệnh viện Mắt TƯ. Tay con lúc mới sinh đã co quắp lại như chiếc còng gà. Cháu lại bị thêm các bệnh về phổi. Thuận không thể cầm bút, gặp khó khăn trong đi lại và phát âm”.
Thuận trên bục nhận giải thưởng học sinh giỏi cấp huyện môn Toán vừa qua. |
Sau nỗi buồn và những giọt nước mắt xót xa, người mẹ vẫn quyết tâm không gục ngã. Thấy con từ nhỏ đã hiếu học, mong muốn con phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa, gia đình xin cho con vào trường mẫu giáo cho trẻ bình thường.
3 năm đầu khi học mẫu giáo, 2 năm học tiểu học bà Hoài ngày đều đặn vài lượt cùng con đi học, về nhà. Thời gian đầu, người mẹ phải bên cạnh giữ con trong suốt giờ học vì người Thuận mềm oặt.
Kinh tế gia đình khi đó chỉ trông vào đồng lương hơn 1 triệu đồng của bố Thuận. Những khi cuối tuần bà Hoài tranh thủ đi làm thêm đủ thứ việc để có tiền nuôi con: từ đi làm đồng thuê, nấu cỗ thuê, nhận may thêm,vv.
Năm lớp 3, Thuận mới tự lên lớp, gia đình phải đóng thêm chỗ kê chân để em ngồi vững. Đến lớp 6, em chủ động đề nghị nhà trường cho phép sử dụng máy tính trong quá trình ghi chép bài ở lớp.
Hỏi người mẹ sức mạnh nào khiến bà kiên trì, nỗ lực cùng con như vậy, người mẹ chỉ cười hiền hậu: “Là mẹ ai chắc cũng như tôi, muốn điều tốt đẹp nhất cho con mình. Nghĩ vậy nên mọi vất vả đến mấy rồi cũng vượt qua”.
Những ngày đầu đưa con lên lớp, bà Hoài nhớ lại: “Trong khi nhiều bạn bè, thầy cô giúp đỡ thì không ít bạn nghịch ngợm, chọc ghẹo, đánh con khiến tôi buồn lắm”.
“Rồi ở trường có người hiểu những cũng có người coi thường cháu. Biết con học tốt, giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học đề nghị hiệu trưởng cho cháu đi thi học sinh giỏi, thi giải toán trên mạng nhưng bị từ chối. Mãi đến năm lớp 5, Thuận và mẹ cứ lên xin thầy hiệu trưởng và đề xuất việc sử dụng máy tính thay vì ghi chép vào giấy. Thuyết phục mãi rồi gần đến ngày thi con cũng được chấp nhận. Nào ngờ năm này chỉ mình cháu được giải”.
Năm lớp 5, em giành giải ba Toán qua mạng, giải khuyến khích Tin học trẻ. Lên lớp 6, nam sinh tiếp tục gặt hái thành công trong kỳ thi Toán qua mạng. Trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua, em đoạt giải khuyến khích môn Toán cấp huyện và giải Nhì thi giải Tin học trẻ qua mạng của huyện..
Năm ngoái, Thuận và gia đình phải trải qua quãng thời gian đặc biệt khó khăn. Em chưa thể hòa nhập với môi trường mới, thêm căn bệnh bẩm sinh khiến Thuận khó kiểm soát, thường bật cười khi bị kích thích, dễ bị các bạn hiểu nhầm em đang khiêu khích. Năm nay, tình hình được cải thiện, bạn bè, thầy cô hiểu rõ hơn hoàn cảnh của Thuận.
Nhìn con kiên trì học tập, không bao giờ nản lòng hoặc buồn vì số phận, người mẹ như bà Hoài thấy nhẹ lòng hơn.
Trò chuyện với Thuận, dù khó khăn nhưng em luôn lạc quan và hy vọng có thể trở thành nhân viên công nghệ thông tin. Bà Hoài và gia đình đều mong và tin tưởng với quyết tâm Thuận sẽ sớm hiện thực hóa những ước mơ của mình.
Văn Chung (Ảnh: NVCC)
Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (người đại diện hợp pháp cho Ban quản trị tòa nhà NO17-1, NO17-2), ngày 21/11, ông đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm để khởi kiện Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 với lý do bàn giao Quỹ bảo trì chung cư.
Đơn khởi kiện của Ban quản trị tòa nhà |
Đây là vu việc thứ 2 chỉ trong vòng một tháng, Ban quản trị tòa nhà khởi kiện chủ đầu tư đòi quỹ bảo trì chung cư sau vụ việc cư dân chung cư D11 khởi kiện Công ty Cổ phần xây dựng số 3 Hà Nội.
Dự án nhà ở chung cư NO17-1 và NO17-2 do Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 làm chủ đầu tư được đưa vào sử dụng từ năm 2011 với 192 căn hộ. Và từ khi đi vào hoạt động đến nay, Hội nghị nhà chung cư đã bầu ra Ban quản trị nhiệm kỳ 2014-2017 và được UNND quận Long Biên công nhận theo Quyết định số 9524/QĐ-UBND ngày 18/12/2014.
Dự án nhà ở chung cư NO17-1 và NO17-2 khu đô thị mới Sài Đồng – Long Biên |
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 có hiệu lực ngày 1/7/2015 có ghi:”Trong vòng 7 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị chung cư có quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế chủ đầu tư phải thực hiện giao theo quy định của Chính phủ”
Kể từ đó đến này đã gần 1 năm, Công ty CP Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 vẫn găm giữ, chây ì không chịu trao trả phí bảo trì.
Không chỉ có vậy, ngày 9/9/2015, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì tổ chức cuộc họp tại nhà chung cư NO17-2 khu đô thị Sài Đồng về nội dung bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư NO17-1, NO17-2 Khu đô thị Sài Đồng – Long Biên với sự tham gia của Sở Xây dựng, UBND quận Long Biên, UBND phường Phúc Đồng, công ty CP Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 5, Ban quản trị nhà chung cư NO17-1, NO17-2 thống nhất thông qua biên bản hội nghị với kết luận:”Chủ đầu tư sẽ tổ chức bàn giao kinh phí bảo trì (bao gồm gốc và phần lãi không kỳ hạn tính đến hết năm 2014) vào tài khoản của Ban quản trị nhà chung cư NO17-1, NO17-2 khu đô thị Sài Đồng trong thời gian 5 ngày kể từ sau ngày ký biên bản.
Sau đó, sở Xây dựng Hà Nội cũng đã 2 lần có văn bản số 8362/SXD-QLN và 9662/SXD-QLN gửi công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bàn giao kinh phí bảo trì cho Bản quản trị tòa nhà đã được thành lập theo quy định nhưng đến nay công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 vẫn chưa thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó UBND quận Long Biên cũng đã có văn bản số 2058/UBND-QLĐ, trong đó có nêu để tránh việc sử dụng số tiền bảo trì được công khai minh bạch, không gây thất thoát, lãng phí; đồng thời thực hiện theo đúng các quy định vì bản chất số kinh phí bảo trì 02 tòa nhà trên là của các chủ sở hữu 02 tòa nhà đóng góp nên UBND quận đề nghị BQT tòa nhà phối hợp với đại diện công ty CP phát triển nhà Hà Nội số 5 tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản có chữ ký của đầy đủ các chủ sở hữu tòa nhà NO17-1 và NO17-2 về việc chuyển số tiền bảo trì từ tài khoản công ty CP phát triển nhà Hà Nội số 5 sang tài khoản đồng sở hữu do BQT tòa nhà đã lập.
Theo đó đến thời điểm này do chưa lấy được đầy đủ chữ ký đồng thuận của các hộ dân sinh sống tại 02 tòa nhà NO17-1 và NO17-2 nên số tiền bảo trì vẫn chưa thể chuyển vào tài khoản cho BQT tòa nhà.
Hàng loạt đơn kiến nghị của Ban quản trị tòa nhà cùng với 2 văn bản của sở Xây dựng yêu cầu nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, những công văn của UBND quận Long Biên đốc thúc giải quyết vụ việc, nhưng đến nay lùm xùm về việc tranh chấp quỹ bảo trì tại đây vẫn chưa được giải quyết.
Báo VietNamNetsẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Minh Cường
Toà tối cao lên tiếng về vụ kiện lớn nhất Đà Nẵng" alt="Thêm một ban quản trị tòa nhà khởi kiện chủ đầu tư"/>