Trong báo cáo PII 2023, mỗi địa phương đều có một bảng thông tin tổng hợp trình bày chi tiết kết quả đánh giá, điểm số và xếp hạng theo từng chỉ số (52 chỉ số), nhóm chỉ số (16 nhóm) và trụ cột (7 trụ cột). Bên cạnh đo lường năng lực đổi mới sáng tạo, 5 điểm mạnh và 5 điểm yếu cũng được chỉ rõ.
Theo Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh, bộ chỉ số PII nhằm cung cấp bức tranh thực tế, tổng thể, đa chiều, cho thấy các điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
"Việc so sánh trực tiếp giữa các địa phương là mang tính tương đối, không phải mục đích chính của bộ chỉ số, bởi mỗi địa phương có các điều kiện, đặc điểm khác nhau và có định hướng phát triển khác nhau", ông nói. Ví dụ các địa phương ở vùng miền núi sẽ có các điều kiện, đặc điểm khác với các địa phương ở vùng đồng bằng hay ở vùng duyên hải. Có địa phương có điều kiện thuận lợi và định hướng để phát triển nông nghiệp, nhưng địa phương khác lại có điều kiện và định hướng để phát triển dịch vụ - du lịch hay phát triển công nghiệp...
Theo đó, thay vì chỉ quan tâm đến thứ hạng, các địa phương nên đi sâu tìm hiểu chi tiết số liệu mà PII cung cấp, phản ánh về địa phương mình, lấy dữ liệu PII làm tiền đề (cùng với dữ liệu khác) để tổ chức những diễn đàn với sự tham gia của đa dạng các bên liên quan cùng nhận định đúng những điểm mạnh, điểm yếu, yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết. Từ đó, đề ra những quyết sách về mô hình tăng trưởng, những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện.
Là con người, hẳn ai cũng đều muốn bạn bè trên mạng xã hội sẽ thấy những điều đẹp đẽ nhất mà mình phô ra. Ví dụ như việc phần đông người lớn tuổi về hưu thường đăng ảnh đi du lịch đây đó, chẳng phải chúng ta cũng đang muốn cho bạn bè nhìn thấy cuộc sống hưởng thụ khi về già của mình sao? Nói cách khác, đó là cuộc sống hưởng thụ trong mơ, kiểu mẫu của phần lớn người lớn tuổi ở Việt Nam.
Trong khi phần đông người lớn tuổi ở nước ta sống cùng con, phụ thuộc kinh tế vào con, hằng ngày chăm những đứa cháu lười ăn, thậm chí phải đi làm thuê để không phải xin con tiền tiêu xài cá nhân. Và đương nhiên, chẳng ai muốn đăng những thứ đó lên mạng. Chúng ta ai cũng muốn mình nổi bật, được người khác khen ngợi, ngưỡng mộ.
Giới trẻ cũng giống như vậy. Thử hỏi bao nhiêu bạn trẻ (con nhà nghèo) tự hào về hoàn cảnh nghèo khó của mình để mà khoe lên mạng? Chẳng ai muốn bạn bè trên mạng xã hội biết mình nghèo như thế nào cả? Trong khi phần đông chúng bạn thường xuyên đăng ảnh check-in quán cà phê sang chảnh, điện thoại mới, quần áo đẹp đi sự kiện, thậm chí bắt đầu khoe cơ thể với dáng chuẩn, thì việc những đứa trẻ của chúng ta đăng lên mạng xã hội những thứ tương tự cũng chẳng có gì lạ cả.
>> Đâm đầu vào 'sống ảo'
Người lớn thừa biết mặt trái của "lối sống ảo" vì chúng ta đã có đủ trải nghiệm những điều đó trong cuộc sống. Trong khi đó, bọn trẻ học còn chưa nên hồn, làm sao có được những chiêm nghiệm như người lớn để hiểu rõ vấn đề. Chẳng nói đâu xa, xung quanh chúng ta, có không ít những người đã lập gia đình và thường xuyên đăng ảnh gia đình du lịch, hạnh phúc, yêu thương con cái, yêu chồng, yêu vợ. Nhưng thực tế ngoài đời, ai ở gần mới biết được cuộc sống gia đình họ không được toàn màu hồng như thế.
Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, liệu những thứ "giả tạo" mà họ đăng lên mạng có phải chỉ xấu xa? Đôi khi, có những điều người ta đăng lên, dẫu không có thực, nhưng lại là ước muốn, khát khao, mong được giải tỏa trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc sống mà thôi. Đó chẳng phải là "sống ảo" sao, nhưng có đáng bị đánh giá bằng ánh nhìn ác cảm?
Tôi không phải là người phản đối cuộc sống gia đình, tuy nhiên, phải thành thực công nhận có không ít những trường hợp như trên. Nếu tư duy của bọn trẻ không được khai mở thì việc khoe mấy chuyện "sống ảo" trên mạng như vậy cũng là điều bình thường.
" alt=""/>Nhu cầu 'sống ảo'Tháng 7 năm ngoái dì tôi đổ bệnh đột ngột. Sau mấy ngày đau đầu như búa bổ, mấy anh chị đưa dì đi bệnh viện tỉnh điều trị. Chỉ sau một ngày nằm viện, dì bị tai biến và phải chuyển từ Quảng Nam ra Đà Nẵng để mổ gấp. Máu đông do xuất huyết não được bác sĩ lấy ra ngay trong buổi sáng dì bất tỉnh. Ca mổ tốn gần 150 triệu đồng đã giành giật sự sống của dì với tử thần nhưng không thể làm cho dì tôi tỉnh lại. Sau 6 tháng nằm yên, sống đời thực vật, dì rời cõi tạm.
Sinh, già, bệnh, chết là quy luật tất yếu của đời người. Hàng xóm an ủi, dì mất sớm nhưng đã sống một cuộc đời trọn vẹn.
Có lẽ hiểu được quy luật và cân đo hết những sẻ chia chân thật đó mà mọi người trong gia đình cũng nhẹ lòng. Với những người thân thương, khi sống mình cố gắng chăm lo, săn sóc, yểm trợ đời sống vật chất, tinh thần trong khả năng. Lúc họ mất, mình cũng hết lòng tổ chức đám tang, hướng tâm đến họ - cho sự ra đi ấy trở nên nhẹ nhàng nhất trong khả năng. Tôi nghĩ dì Ba tôi cảm được tất cả tâm nguyện của con cháu và đã yên lòng.
Điều áy náy nhất khi dì Ba tôi mất, như chị Năm, con gái Út của dì nhận ra, là cả nhà chưa có một tấm ảnh gia đình. Dì dượng tôi có bốn người con (hai trai hai gái), ai cũng đã thành gia lập thất. Kể cả dâu rể, cháu nội ngoại, quân số nhà dì dượng tăng từ 6 lên 18 người - không nhiều so với những đại gia đình khác, nhưng chưa có một tấm ảnh chung.
Chị Năm tôi kể, vài năm trước, cứ Tết đến chị lại nhắc mọi người hẹn nhau về chung ngày chung giờ dịp đầu năm, trước mừng tuổi ba mẹ, sau chụp hình chung. "Thế nhưng vì nhiều lý do mà dự định ấy chưa thực hiện được", chị chia sẻ.
"Không ai nghĩ mẹ bị bệnh đột ngột và đi sớm vậy", chị nói mà rưng rưng.
Trong cuộc sống, đôi khi ta cứ bình tâm nghĩ người thân người thương của mình vẫn còn đó, hôm nay chưa về thăm thì ngày mai, ngày kia. Rồi không ít người hẹn lần hẹn lữa những cuộc điện thoại, những buổi đoàn viên, hoặc bữa cơm chung. Ta thậm chí sẽ dễ thốt ra những câu nói đau lòng, gây tổn thương, khiến ngăn cách tình nghĩa ruột thịt chỉ vì giận dỗi, bực bội người kia một vấn đề nào đó. Chỉ đến khi mất mát ập tới ta mới biết mình đã hoang phí cơ hội, thời gian để yêu thương và được yêu thương, nhất là với những người thân, người trong gia đình.
Trong một buổi chia sẻ với Phật tử, thầy trụ trì một ngôi chùa tại Bình Thạnh (TP HCM) nói rằng, phần lớn mọi người đều đặt kỳ vọng vào các mối quan hệ thân gần nên khi không được đáp ứng sẽ dễ sinh ra phiền não, khổ đau. "Người ta hay mặc nhiên rằng người thân phải hiểu mình, dù nhiều khi mình cũng không hiểu được họ và chưa bao giờ ngồi lắng nghe hoặc giãi bày nỗi lòng cùng họ một cách gần gũi, chân thành", thầy nói.
Mối quan hệ thân gần - người thân, gia đình - ở chiều thuận là quan hệ ấm áp, giúp mỗi người có điểm tựa, có bệ phóng để thành công, hạnh phúc, nơi để quay về. Nhưng cũng mối quan hệ này, nếu vô tâm (hoặc vô ý) trong ứng xử, có thể sẽ gây tổn thương nặng nề hơn bất cứ quan hệ nào khác cho người trong cuộc.
Xã hội hiện đại, con người ngày một thực dụng, sẵn sàng dành nhiều thời gian, tâm sức cho công việc, bạn bè, các mối quan hệ xã giao... và vì thế bớt xén đi những bận tâm cần thiết cho người thân.
Trong khi đó, bớt đi một chút việc không cần thiết, bớt đi những giờ phút sống ảo ít ý nghĩa, dành thời gian chất lượng cho người thân, người thương thì vẫn có thể hiểu được, thương đúng, thương sâu. Tình thương trên cơ sở hiểu biết có thể giúp hàn gắn, quan trọng hơn, giúp cho đối tượng mình thương và cả mình được hạnh phúc. Tình thương ấy chính là sự thụ hưởng chứ không phải buộc ràng.
Dành thời gian chất lượng cho gia đình nghĩa là sẽ không viện cớ để bỏ qua những cơ hội gặp gỡ và có mặt trọn vẹn cho người thân, người thương. Có mặt cho nhau trong một khung hình để ghi lại khoảnh khắc nụ cười tươi nở của mỗi thành viên, ít nhất vào dịp đầu năm có lẽ không phải là quá khó.
Tôi nhớ phút rưng rưng về bức ảnh không bao giờ được chụpmà cũng tiếc lây cho chị Năm. Nhưng với dì Ba, chị Năm tôi dù sao cũng chỉ áy náy duy nhất về một tấm ảnh gia đình chụp chung. Tôi e là, ngoài kia, có những nỗi buồn, sự dằn vặt với người thân lớn gấp nhiều lần nỗi buồn của chị Năm tôi.
Lưu Đình Long
" alt=""/>Bức ảnh không bao giờ được chụp