Ngoại Hạng Anh

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-26 05:29:59 我要评论(0)

NSND Trà Giang là thuộc thế hệ diễn viên đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Tên tuổi sáng chó câu lạc bộ bóng đá nam địnhcâu lạc bộ bóng đá nam định、、

NSND Trà Giang là thuộc thế hệ diễn viên đầu tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Tên tuổi sáng chói của bà gắn liền với hàng loạt bộ phim kinh điển như: Chị Tư Hậu,àGiangtiếtlộlýdokhôngđóngphimtrongsuốtnăcâu lạc bộ bóng đá nam định Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Ngày lễ thánh, Mối tình đầu, Em bé Hà Nội...

Trò chuyện với phóng viên VTC News trong những ngày đầu năm Tân Sửu, NSND Trà Giang chia sẻ về niềm hạnh phúc của sự tận hiến, tìm tòi sáng tạo trên con đường điện ảnh bà đi qua.

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua - 1

NSND Trà Giang.

"Đừng gọi tôi là minh tinh"

- Thưa NSND Trà Giang, bà dừng đóng phim 30 năm, thế nhưng rất rất nhiều người vẫn nhớ tới bà như một minh tinh của điện ảnh Việt…

Chưa bao giờ tôi dám nhận mình là minh tinh, mặc dù có thời điểm truyền thông nước ngoài gọi tôi là “Huyền thoại điện ảnh Việt Nam”.

Ở thời điểm tôi nhận giải Nữ diễn viên xuất sắc nhấttại Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1973, có nhà báo viết bài về tôi và gọi tôi là minh tinh. Trong một lần gặp mặt, tôi nói: "Anh chữa giúp em đi chứ gọi em là minh tinh, em ngại lắm".

Tôi nói những lời này rất thật lòng, không một chút màu mè. Thế hệ chúng tôi ngay ngày đầu tiên đến với nghề diễn đã được các thầy cô dạy dỗ rất kỹ lưỡng. Các thày cô luôn nói rằng, diễn xuất là công việc đặc thù, nhưng diễn viên cũng giống như những người lao động khác, phải bỏ sức lao động, phải làm việc nghiêm túc thì mới có được thành quả.

Tôi nghĩ từ “minh tinh” hợp với các diễn viên phương Tây hơn. Còn với tôi, xin hãy cứ gọi tôi là diễn viên Trà Giang. Chỉ cần được gọi thế thôi, tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc.

- Từng đảm nhận vai chính trong rất nhiều bộ phim, trong đó có những phim được coi là kinh điển của điện ảnh Việt, bà thấy, cái khó khăn nhất của nghề diễn là gì?

Khó khăn lớn nhất của nghề diễn là làm sao sống được trong nhân vật. Muốn làm được điều đó, diễn viên phải có sự hiểu biết. Những người trong nghề như chúng tôi thường dặn nhau phải hiểu biết thì mới có thể sáng tạo.

Ngày xưa, chúng tôi làm việc cẩn thận lắm. Khi nhận vai diễn nào là phải nghiên cứu cả lý lịch của nhân vật. Sau khi đọc kịch bản, phải hình dung được nhân vật này là người thế nào, gia đình họ ra sao, họ yêu ai, gia đình người yêu thế sao, bối cảnh xã hội lúc đó có gì đặc biệt. Diễn viên phải hiểu về nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện sâu hơn cả những từ ngữ trong kịch bản.

Có nghiên cứu kỹ như thế thì mỗi khi cất lời thoại, diễn viên mới diễn đạt được cái ý ngầm mà nhân vật gửi gắm trong đó, chứ không chỉ đọc những câu chữ trơn tuột.

Tôi còn nhớ, trước khi đóng phim Lửa rừng, tôi và các đồng nghiệp như Ngọc Lan, Trần Phương, Trịnh Thịnh phải đi thực tế ở miền tây Nghệ An. Lúc đó, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc. Chúng tôi vào Nghệ An bằng tàu hỏa vào buổi tối, sau đó lại mất thêm hai ngày leo núi, lội suối mới tới được ngôi làng nơi câu chuyện trong phim diễn ra.

Chúng tôi phải tới tận nơi, sống với người dân ở đó một thời gian để hiểu được không gian sống của nhân vật, hiểu được cuộc sống của người dân tộc, cách phụ nữ ở đó yêu chồng thế nào, thậm chí ngay cả cách họ ngồi bên bếp lửa ra sao, rồi mối quan hệ của họ với những người lính biên phòng… Phải hiểu được những điều đó, chúng tôi mới có thể hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, mới khiến khán giả tin vào câu chuyện chúng tôi đang kể.

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua - 2

- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của bà trong chuyến đi thực tế này?

Tôi và các diễn viên được sống ngay tại ngôi nhà của người phụ nữ có chồng làm phỉ. Tôi và Ngọc Lan là nữ nên được ưu ái hơn, ở trong một căn phòng nhỏ. Còn các nam diễn viên khác phải ngủ phía ngoài nhà, trên chiếc sạp dài đan bằng tre nứa.

Đêm đầu tiên, tôi và Ngọc Lan không ngủ được, cứ vừa ngả lưng lại nghe thấy tiếng sột soạt bên ngoài. Chúng tôi sợ có thú dữ nên không dám chợp mắt. Về sau mệt quá, chúng tôi mới ra ngoài. Hai người phụ nữ nằm ở giữa sạp, còn những người khác nằm ngoài.

Có đi, có tiếp xúc mới thấy thương các chú bộ đội biên phòng. Bộ đội nơi chúng tôi đi thực tế khi đó thường để những cây gỗ to, được đục như quan tài dựng sẵn trong nhà, phòng khi sự cố xảy ra. Họ luôn sống trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng ra đi bất cứ khi nào. Thương lắm.

Hòa bình lặp lại, tôi khi đó là đại biểu Quốc hội khóa VI có dịp đi về vùng biên giới với Campuchia. Có một anh bộ đội biên phòng tới gặp tôi. Hóa ra, anh là một trong những chiến sĩ biên phòng ở miền tây Nghệ An - nơi tôi đi thực tế năm xưa. Anh vẫn còn nhớ khi đó tôi hát bài gì, Ngọc Lan ngâm thơ ra sao. Tôi mừng, hạnh phúc lắm. Không ngờ sau 11 năm, chúng tôi lại có dịp hội ngộ.

- Thời của bà, mỗi khi đóng phim, các diễn viên thường phải đi thực tế trong thời gian khá dài, đôi khi phải sống ở những nơi rất thiếu thốn về điều kiện vật chất. Có khi nào bà thấy nản?

Lúc đó chúng tôi còn trẻ, hơn nữa lại rất yêu nghề nên có khó khăn, vất vả bao nhiêu cũng không nề hà, miễn sao là thu được nhiều trải nghiệm để hiểu nhân vật hơn, thể hiện nhân vật một cách tốt hơn.

Với thế hệ chúng tôi, việc đi thực tế, trải nghiệm những khó khăn mà nhân vật đã trải qua là điều hết sức bình thường.

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua - 3

“Tôi chưa bao giờ giải nghệ”

- Đang ở đỉnh cao, vì sao bỗng dưng bà giải nghệ mà không có bất cứ thông báo nào?

Tôi chưa bao giờ giải nghệ (cười). Sau khi đóng phim Huyền thoại người mẹ, tôi được mời tham gia một phim về Sơn Mỹ. Ê-kíp làm phim đã hoàn thiện, tôi và các bạn diễn cũng đã đi thực tế, chỉ đợi qua Tết Nguyên đán năm 1988 là bắt tay vào thực hiện.

Tuy nhiên, sau đó biến cố xảy ra, bộ phim không được thực hiện nữa. Giai đoạn này, đất nước cũng đang có nhiều thay đổi. Mô hình kinh tế đang chuyển từ bao cấp sang thị trường. Những phim về đề tài chiến tranh không còn được yêu thích như trước đây. Các nhà làm phim chuyển sang làm phim video. Có nhiều đạo diễn mời tôi tham gia các phim của họ nhưng tôi cứ đợi tìm được vai ưng ý mới nhận lời. Tôi cứ đợi mãi cho tới tận hôm nay.

- Bà có phải là người cực đoan trong nghệ thuật không?

Không, tôi không phải là người cực đoan. Tôi chỉ nghĩ, nếu nhận lời đóng một vai mà mình không yêu thì chắc chắn không thể hóa thân trọn vẹn vào nhân vật này được. Nhân vật của mình, mình không yêu thì làm sao có thể khiến khán giả yêu được.

Trong sự nghiệp của mình, tôi đã đóng nhiều phim, có vai thành công, có vai không nhưng đó đều là những vai tôi cảm thấy yêu, thấy muốn thể hiện. Khi tôi rời xa màn ảnh, cũng có hai luồng ý kiến. Có người luyến tiếc khi tôi dừng lại ở thời điểm vẫn còn sung sức, vẫn còn đam mê, vẫn còn nhiệt huyết và vẫn nhận được nhiều lời mời từ các đạo diễn, được khán giả yêu quý. Nhưng cũng có người cho rằng, tôi dừng lại ở thời điểm đó là hợp lý.

Tôi dừng lại để chờ đợi những vai diễn thực sự ưng ý là đúng, dù thời gian chờ đợi của tôi đã hơn 30 năm.

Còn với riêng tôi, tôi nghĩ mình dừng lại để chờ đợi những vai diễn thực sự ưng ý là đúng, dù thời gian chờ đợi của tôi đã hơn 30 năm và giờ bước sang tuổi 80, tôi gần như không còn cơ hội tìm được vai diễn khiến mình cảm thấy yêu, thấy muốn hóa thân nữa.

- Khi không đóng phim nữa, cuộc sống của bà thay đổi thế nào?

Tôi dành thời gian cho gia đình, điều mà trước đây khi bận rộn với phim ảnh tôi không làm được. Sau đó, tôi tình cờ phát hiện ra niềm đam mê với vẽ. Tôi mới đi học được 3 - 4 tháng thì chồng lâm bệnh và ra đi. Thời gian sau đó, tôi miệt mài vẽ.

Tôi cảm ơn ông trời cho tôi niềm đam mê mới vào đúng thời điểm tôi chênh vênh nhất. Tôi rất thích vẽ, thậm chí trong giấc mơ cũng thấy màu sắc, khung hình, hệt như khi còn đóng phim, tôi hay mơ thấy các cảnh quay hay giật mình thức giấc vì mơ thấy mình quên thoại.

Tôi thấy mình là người hạnh phúc vì luôn tìm được cái mình yêu và hết lòng với nó. Trước đây, tôi dành tình yêu, đam mê và nỗ lực thế nào với điện ảnh, thì giờ đây, tôi cũng tìm được niềm vui và sự say mê trong vẽ.

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua - 4

NSND Trà Giang kể, bà thích vẽ phong cảnh thiên nhiên, đặc biệt là những bông hoa đang khoe sắc chứ không bao giờ dám vẽ nhưng bông hoa đang tàn úa.

- Với điện ảnh, bà không nhận mình là minh tinh, còn với hội họa, dù đã có các tác phẩm được chú ý, có cả triển lãm riêng, bà cũng không nhận mình là họa sĩ?

Nghề chính của tôi là diễn viên. Tôi chỉ dám nhận mình là diễn viên vẽ chứ không bao giờ dám nhận mình là họa sĩ. Tôi không có sáng tạo gì ghê gớm trong hội họa. Tôi chỉ vẽ lại những cái mình thấy. Thấy bông hoa đẹp thì tôi vẽ, đi đâu chơi thấy cảnh đẹp tôi cũng tranh thủ chụp lại, rồi về nhà vẽ thành bức tranh của riêng mình.

Hơn 20 năm qua, tôi chỉ vẽ tranh phong cảnh và hoa thôi. Đặc biệt, tôi chỉ vẽ những bông hoa đang tươi thắm chứ không bao giờ dám vẽ những bông hoa đang tàn úa.

Vẽ với tôi như sự cứu rỗi, giúp tôi giải tỏa được tâm lý khi chồng mất. Lúc chồng ra đi, tôi mới 57 tuổi, vẫn còn sức khỏe. Từ ngày đó tới giờ, nếu không làm việc, không tìm thấy niềm đam mê trong vẽ, làm sao tôi sống được cho tới bây giờ? Hằng ngày, tôi vẫn dậy sớm, tập thể dục rồi ngồi vào vẽ. Chỉ hôm nào thấy mệt, tôi mới nghỉ ngơi.

Bạn bè nói, tôi có cuộc sống bình dị, bình dị hơn cả những người bình dị nhất.

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua - 5

NSND Trà Giang từng có triển lãm tranh nhưng bà không dám nhận mình là họa sĩ, chỉ dám nhận là diễn viên thích vẽ.

- 30 năm không đứng trước máy quay, tình yêu bà dành cho điện ảnh có giảm đi?

Tôi chỉ không đứng trước ống kính máy quay chứ vẫn luôn đồng hành với các đồng nghiệp trong các hoạt động của Hội Điện ảnh. Tôi không có bất cứ mưu cầu riêng gì trong các hoạt động này mà chỉ muốn sự xuất hiện của mình giống như sự động viên, khuyến khích thế hệ trẻ, những người đang nỗ lực vì nền điện ảnh Việt Nam.

Tôi trân trọng thế hệ đi trước và cả những đồng nghiệp trẻ tuổi. Có khán giả nói với tôi, họ ít xem phim Việt vì nội dung không còn sát với cuộc sống. Nhưng là người trong nghề, tôi rất hiểu và trân trọng sức lao động của các bạn trẻ bây giờ.

Thế hệ của chúng tôi có những khó khăn riêng, nhưng thế hệ hiện nay cũng đâu chỉ có toàn thuận lợi. Diễn viên bỏ sức lực cho các vai diễn không khác gì thế hệ chúng tôi trước đây. Các nhà sản xuất hiện nay muốn làm phim phải bỏ ra số tiền rất lớn. Nếu làm theo kiểu mà chúng ta tạm gọi là “thiên về nghệ thuật” thì không thu hồi được vốn, làm giải trí đơn thuần thì lại bị phê bình thiếu nhân bản, nhân văn. Thế hệ trẻ ngày nay cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và tôi nghĩ, điều chúng ta có thể làm là động viên họ, giúp họ vững tin vào sự lựa chọn của mình.

Là người gắn bó cả thời thanh xuân với Hãng Phim truyện Việt Nam, tôi rất thương những đồng nghiệp ở đây. Thanh tra Chính phủ đã kết luận quá trình cổ phần hóa của hãng có quá nhiều sai phạm và nhà đầu tư chiến lược phải thoái vốn. Tuy nhiên, vụ việc kéo dài nhiều năm vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm, các nghệ sĩ của hãng phim không có lương, không được đóng bảo hiểm, vậy họ sống bằng gì?

Mỗi lần có việc ra Hà Nội, tôi đều cố gắng ghé qua hãng phim. Nhìn thấy cảnh hãng phim hoang tàn, tôi rất đau lòng.

Hay như vừa rồi, Hội Điện ảnh tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ 2020 -2025 nhưng chưa bầu được chủ tịch. Đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc này. Có lẽ chưa có hội nghề nghiệp nào bầu được ban chấp hành rồi nhưng không bầu ra được chủ tịch hội. Tôi chỉ mong các lãnh đạo quan tâm nhiều hơn tới điện ảnh và các nghệ sĩ nỗ lực hơn để chúng ta có thêm nhiều tác phẩm hay.

NSND Trà Giang tiết lộ lý do không đóng phim trong suốt 30 năm qua - 6

NSND Trà Giang.

-Bà yêu nền điện ảnh Việt Nam nhưng trong chia sẻ vừa rồi của bà, liên tiếp là những câu chuyện buồn...

Đúng, đó là những câu chuyện không vui nhưng không có nghĩa vì những điều đó mà chúng ta đánh mất niềm tin vào nền điện ảnh Việt Nam.

Thế hệ của chúng tôi đã ở phía sau, giờ là lúc những bạn trẻ tỏa sáng và điều chúng ta có thể làm tốt nhất là trao cho họ niềm tin và hy vọng.

Theo VTC

Tài lẻ ít biết của NSND Trà Giang, Việt Trinh, Chiến Thắng

Tài lẻ ít biết của NSND Trà Giang, Việt Trinh, Chiến Thắng

NSND Trà Giang, NSND Lan Hương, danh hài Chiến Thắng, diễn viên Bảo Thanh,... ngoài khả năng diễn xuất còn có những tài lẻ ít người biết.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
z5233658395974 fe49953144ee22d4d25dff38c471ed67.jpg
Chân dung nữ sinh từng đạt thủ khoa khi thi tốt nghiệp THPT trên bộ đề thi đặc biệt, em Huỳnh Ngân Giang. Ảnh NVCC

Với nhiều học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, em Huỳnh Ngân Giang không còn là cái tên xa lạ bởi những thành tích đáng nể trong những năm theo học cấp 3 tại trường.

Giang cho biết, năm 14 tuổi, em được các bác sĩ khám và chẩn đoán mắc bệnh viêm màng bồ đào hiếm gặp. Các bác sĩ thông báo, đây là căn bệnh tự miễn về mắt khiến khiến đôi mắt bị mờ, không nhìn thấy rõ mọi vật xung quanh, đặc biệt là chữ in trong sách giáo khoa. 

Cũng chính từ thời điểm đó, việc sinh hoạt của em gặp rất nhiều khó khăn, việc học vì thế cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. 

Tuy nhiên, với ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch, em không muốn bỏ dở việc học và quyết tâm thi vào khoa Du lịch (nay là trường Du lịch, Đại học Huế).

Vượt qua mọi khó khăn của bản thân để đạt được những thành quả tốt trong 3 năm học THPT, những tưởng cánh cổng trường đại học và ước mơ trở thành một nữ hướng dẫn viên du lịch đang rộng mở trước mắt, oái oăm thay, bước qua những tháng cuối của năm học lớp 12, tình trạng bệnh tình về mắt của em bất ngờ có những chuyển biến nặng.

Những ngày cận kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 – 2019, trường hợp của em được Hội đồng thi tuyển báo cáo với Bộ GD-ĐT.

Nắm được thông tin đó, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị riêng cho Giang một bộ đề thi trên khổ giấy A3 để tạo điều kiện giúp em có thể đọc rõ đề thi. Có thể nói, trong kỳ thi lần đó, Giang là thí sinh “đặc biệt” nhất của cả nước.

Liên tiếp những điều bất ngờ sau đó xảy ra, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT em Giang đã đạt được 22,6 điểm khối D và trở thành người có điểm đầu vào cao nhất của ngành du lịch Điện tử khoa Quản lý sự kiện và Công nghệ truyền thông - Trường Du lịch (Đại học Huế).

Nghị lực phi thường

Nói về cơ duyên đến với ngành du lịch Điện tử, em Huỳnh Ngân Giang kể, với 22,6 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2019, em đậu nguyện vọng vào ngành hướng dẫn viên du lịch song dưới sự định hướng của nhà trường, gia đình và nhận thấy bản thân mình chưa phù hợp với ngành đó nên em quyết định chọn học ngành du lịch Điện tử. 

“Ngoài ra, qua tìm hiểu, em biết được ở ngành học này, phần lớn em sẽ được làm việc trên máy tính nên sẽ giúp ích cho em rất nhiều bởi lẽ, em có hạn chế về đọc chữ trên giấy, việc dùng máy tính có thể dễ dàng phóng to chữ lên”, Giang chia sẻ.

z5233658413885 f8a8f5e96083c0ac91a3b1d8f1da95e6.jpg
Bằng nghị lực phi thường và sự nỗ lực không ngừng, Giang xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của ngành

Được biết, trong 4 năm đại học, căn bệnh viêm màng bồ đào hiếm gặp đã khiến em nhiều lúc rơi vào tuyệt vọng do gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.

Tuy nhiên, với nghị lực phi thường và để đạt được ước mơ của mình, Giang được các bác sĩ, gia đình động viên để trải qua hai lần phẫu thuật và nhiều lần tiểu phẫu giúp duy trì thị lực.

Điều khiến nữ sinh tuổi đôi mươi lo lắng nhất là sợ sau mỗi lần phẫu thuật, đôi mắt vốn chỉ nhìn được mọi vật đầy hư ảo bỗng chốc tối sầm lại, ước mơ được đi du lịch mọi nơi của em sẽ không thể thực hiện được.

“Thế nhưng, em cảm thấy rất mừng là sau khi phẫu thuật mọi thứ đều ổn, mặc dù khi xuất viện tình trạng mắt của em vẫn khá yếu nhưng còn nhìn thấy ánh sáng, còn được nhìn thấy những người thân yêu bên mình, đối với em như vậy là quá đủ. 

Em nghĩ còn nhiều người thiếu may mắn hơn em ở ngoài kia, có người còn chẳng nhìn thấy được gì”, Giang tâm sự.

Điều đặc biệt, mặc dù mang trong mình bệnh tật khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng trong 4 năm học đại học, Giang luôn là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và nhận được nhiều giấy khen của Đại học Huế. Sau 4 năm học, em cũng đã xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của ngành với điểm tổng kết trung bình các môn học là 3.88/4.

“Để có thể học tập tốt và đạt được kết quả cao trong 4 năm đại học vừa qua, mục tiêu của em là đi học đầy đủ và không ngừng tự tìm tòi, học hỏi. Môi trường đại học khác với môi trường THPT, dù các môn đại cương hay đến môn chuyên ngành, em đều phải tập trung để đạt kết quả cao nhất”, Giang chia sẻ.

Thầy Lê Văn Hòa, Phụ trách khoa Quản lý sự kiện và Công nghệ truyền thông Trường Du lịch, cho biết, Ngân Giang là một trong số ít các em có học lực đều ở các học phần trong chương trình đào tạo. 

“Em Giang có khả năng tự học, tìm kiếm tài liệu và chủ động trong việc tìm hiểu các nội dung mới liên quan đến ngành nghề của mình.

Đồng thời, em cũng tham gia nhiệt tình các hoạt động phong trào của nhà trường và của khoa. Kết quả thủ khoa đầu ra của em là minh chứng cho sự nỗ lực, phấn đấu đáng khích lệ”, thầy Hoà cho biết.

Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 22/3, Bộ GD-ĐT công bố 15 đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024." alt="Thí sinh đặc biệt nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 hiện ra sao?" width="90" height="59"/>

Thí sinh đặc biệt nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 hiện ra sao?

a 0110 1.jpg

Đại diện CEO Việt Nam Global High School lý giải, “Thân kỷ luật” là học sinh có kỷ luật bản thân, sinh hoạt đúng giờ giấc; biết cách từ chối những việc làm vô nghĩa; hiểu khó khăn là điều tất yếu mà ai cũng phải đối mặt, từ đó kiên trì và nỗ lực trong mọi hoàn cảnh.

“Tâm yêu thương” là học sinh biết chung sống hạnh phúc với mọi người, biết giúp đỡ những người khó khăn, cộng sinh với người bằng mình và học hỏi những người hơn mình. Các em xác lập được ước mơ và có khát vọng cống hiến cho đất nước.

“Tuệ khai phóng” là học sinh hiểu mình - hiểu người - hiểu quy luật tài chính, quy luật kinh tế xã hội; xác định được công việc, môi trường mình mong muốn.

Với những giá trị khác biệt từ triết lý giáo dục mới “thân - tâm - tuệ”, Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam Global High School mong muốn góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục THPT Việt Nam nhằm khơi dậy khát vọng trở thành doanh nhân ngay từ tuổi 15, từ đó các em xây dựng được lộ trình phát triển sự nghiệp của bản thân.

Cơ hội học tập, phát triển bản thân ở CLB khởi nghiệp trí tuệ

Trường THPT Phạm Ngũ Lão với chương trình đào tạo được nghiên cứu và xây dựng khoa học, nhằm đảm bảo cân bằng việc rèn luyện tri thức, thể chất và tư chất, mục tiêu học sinh tốt nghiệp có khả năng thi các trường đại học kinh tế. Không chỉ vậy, những trải nghiệm thực tế sẽ giúp học sinh năng động và sáng tạo hơn.

Nổi bật ở đây là Câu lạc bộ (CLB) khởi nghiệp trí tuệ, được thiết kế bởi ông Ngô Minh Tuấn - chủ tịch “hệ sinh thái” CEO Việt Nam Global. Ông là người đã có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc, tư vấn cho các giám đốc, chủ tịch những thương hiệu lớn tại Việt Nam.

Người chia sẻ ở CLB là chủ doanh nghiệp, nhân sự cấp cao giữ vị trí từ tổng giám đốc trở lên. Những câu chuyện thực tế, kinh nghiệm trong kinh doanh mang đến cho học sinh những bài học sâu sắc. Bên cạnh đó, các buổi thực hành và cuộc thi định kỳ giúp học sinh củng cố kiến thức, tăng thêm sự hào hứng về ngành kinh doanh.

Tham gia CLB khởi nghiệp trí tuệ, học sinh được rèn luyện tư duy kinh doanh và những kỹ năng liên quan đến kinh doanh từ sớm. Các em có thể làm đề án khởi nghiệp hay nâng cao năng lực tự học… Từ đó, tư tưởng, tư duy được khai mở, vận dụng tri thức để có “thân khỏe mạnh - tâm yêu thương - tuệ khai phóng”.

a 1112.jpg
 Học sinh được khơi dậy khát vọng kinh doanh từ CLB khởi nghiệp trí tuệ

Ngoài ra, nhà trường luôn chú trọng xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang tính cộng đồng như: chương trình thiện nguyện “Niềm vui cho em” tại điểm trường mầm non xã Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; hành trình “Đi để trưởng thành” giúp các em vận dụng được kỹ năng cần thiết để sinh tồn trong tự nhiên…

“Việc phát triển các chương trình ngoại khóa trong hoạt động đào tạo của trường THPT Phạm Ngũ Lão sẽ là nền tảng quan trọng góp phần khơi dậy khát vọng thành công và hạnh phúc, hình thành một lớp trẻ hiểu biết, thấu cảm, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội”, đại diện Trường THPT Phạm Ngũ Lão bày tỏ.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về trường và chương trình học tại: https://ceohighschool.edu.vn/thong_tin_chi_tiet/

Thông tin liên hệ:

Trường THPT Phạm Ngũ Lão vận hành bởi Hệ thống giáo dục CEO Việt Nam High School

Địa chỉ: Số 2A, Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội.

Hotline tư vấn: 078 877 6622

Website: https://ceohighschool.edu.vn/

Youtube: https://bit.ly/ytb_cvhs

Bích Đào

" alt="Ngôi trường định hướng học sinh tư duy kinh doanh, khởi nghiệp từ tuổi 15" width="90" height="59"/>

Ngôi trường định hướng học sinh tư duy kinh doanh, khởi nghiệp từ tuổi 15