Bệnh viện quận Bình Tân, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Như đã thông tin, khoảng 15h ngày 15/10, người dân ở khu vực ấp 7, xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) nghe thấy tiếng nổ lớn. Vụ nổ xảy ra ở khu vực nồi hấp tinh dầu trong cơ sở sản xuất trầm hương ở khu vực, khiến người dân xung quanh hoảng loạn tháo chạy.
Tại hiện trường, phần tường phía trước và mái tôn của xưởng sản xuất bị sập, nhiều vật dụng, máy móc bên trong hư hỏng. Ảnh hưởng của vụ nổ làm 5 nhà dân xung quanh bị sập tường, vỡ cửa kính, trong khi một bé gái 10 tuổi bị xây xát, được người dân đưa đi cấp cứu.
Nhận tin báo, UBND xã Vĩnh Lộc A đã phân công các lực lượng liên quan đến hiện trường, khắc phục sự cố. Vụ việc đang được Công an huyện Bình Chánh điều tra, làm rõ nguyên nhân.
" alt=""/>Vụ nổ nồi hấp làm sập tường 5 nhà dân ở TPHCM: Bé gái bị thương thế nào?Rượu được xếp vào nhóm chất gây nên 7 bệnh ung thư (Ảnh minh họa: H.K).
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh chậm, mệt nhiều, thể trạng gầy, da sạm, củng mạc mắt vàng, run tay, đau họng nhiều, nuốt đau, ho từng tiếng, khạc đờm ít dây máu đỏ. Kết quả nội soi tai mũi họng cho kết quả u xoang lê phải, theo dõi carcinoma (ung thư biểu mô).
Bệnh nhân được chỉ định chuyển tuyến trên điều trị, nghi ngờ ung thư xoang lê. Xoang lê là một vị trí của vùng hạ họng.
Bác sĩ Mai Thị Hạnh, khoa Nội tổng hợp, cho biết, với bệnh nhân này, hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên khối u ở xoang lê nhưng rượu có thể là yếu tố liên quan.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu được xếp vào nhóm chất gây nên 7 bệnh ung thư như ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, gan, thực quản, đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ.
Theo WHO, nguyên nhân là do khi sử dụng rượu bia, 95% chất cồn được chuyển hóa qua gan trở thành các hợp chất mới, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde, chất này tấn công DNA làm sinh sôi các tế bào ung thư.
Thêm vào đó, nếu càng uống nhiều rượu, hàm lượng acetaldehyde trong nước bọt sẽ càng gia tăng, góp phần làm tổn thương DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, vòm họng, thực quản và đường hô hấp. Do đó, người lạm dụng rượu nhiều năm có nguy cơ ung thư cao hơn so với người bình thường.
Tại sao rượu có thể có hại?
Theo WebMD, rượu xâm nhập vào tế bào của bạn một cách dễ dàng. Nó có thể làm hỏng DNA và tạo ra những thay đổi khác nhau trong cơ thể.
- Hóa chất độc hại: Khi cơ thể phá vỡ ethanol trong rượu, nó sẽ tạo ra một hợp chất được cho là gây ung thư.
- Đột biến DNA: Rượu có thể gây kích ứng và làm viêm các cơ quan và mô của bạn. Khi cơ thể cố gắng tự sửa chữa, nó có thể tạo ra những sai lầm trong DNA của bạn khiến các tế bào ung thư phát triển.
- Nội tiết tố: Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ, có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư.
- Các chất dinh dưỡng: Rượu làm cho cơ thể kém khả năng hấp thụ các vitamin quan trọng và các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Chúng bao gồm folate, một loại vitamin B.
- Tăng cân: Rượu chứa rất nhiều calo. Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến nhiều loại ung thư.
Để bảo đảm sức khỏe, người dân nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy, 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (Ảnh: Medical News Today).
Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: U nhỏ dưới 5cm chỉ ở một bên phổi, chưa lan ra ngoài phổi và hạch bạch huyết (Hạch bạch huyết bao gồm các hạch hình bầu dục có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, kí sinh trùng).
- Giai đoạn 2: Ung thư đã lan ra hạch bạch huyết cùng bên với tổn thương hoặc u đã có kích thước từ 5 đến 7 cm.
- Giai đoạn 3: Ung thư đã lan ra hạch bạch huyết ở trung thất (giữa hai lá phổi) hoặc kích thước u trên 7 cm.
- Giai đoạn 4: Ung thư đã lan ra các cơ quan khác ngoài nhu mô phổi như não, xương, gan, màng phổi gây tích tụ dịch trong lồng ngực (tràn dịch màng phổi).
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, chỉ có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn bệnh khu trú: Khi u chỉ khu trú ở một bên phổi.
- Giai đoạn bệnh lan tràn: Khi ung thư đã lan sang phổi bên đối diện hoặc các cơ quan khác như não, gan, xương.
Điều trị ung thư phổi theo từng giai đoạn
Theo Bệnh viện Bãi Cháy, tùy từng giai đoạn của ung thư phổi các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, các phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư phổi bao gồm:
- Phẫu thuật cắt một phần hay một thùy phổi. Thậm chí có trường hợp cắt hai thùy hay cả phổi một bên. Thường áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn sớm, khối u còn khu trú.
- Xạ trị: Là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để điều trị.
- Hóa chất: Dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Đôi khi, bạn sẽ phải truyền hóa chất trước khi phẫu thuật.
- Điều trị đích: Chỉ tác động đến tế bào ung thư, không diệt các tế bào lành.
- Với ung thư phổi không tế bào nhỏ: Giai đoạn sớm thường sẽ được mổ trước, sau đó có thể điều trị hóa chất, xạ trị, hoặc ra viện theo dõi. Giai đoạn muộn hơn, bạn có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như hóa chất, xạ trị, đích, chăm sóc triệu chứng.
" alt=""/>Ung thư phổi tiến triển qua các giai đoạn như thế nào?