Nhận định, soi kèo Dinamo Tbilisi vs Gareji, 18h00 ngày 28/3: Khó tin cửa trên
本文地址:http://user.tour-time.com/news/24b693275.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Yokohama F. Marinos, 10h55 ngày 29/3: Bắt nạt tân binh
iPhone 14 series bán ra tại Việt Nam từ 0h ngày 14/10. Thời gian này trễ hơn gần một tháng so với các thị trường nhóm đầu, vốn phát hành từ 16/9. Tuy vậy, sức hút của sản phẩm chính hãng không hề giảm sút. Vẫn có những hàng dài người xếp hàng chờ được cầm trên tay chiếc điện thoại mới của Apple.
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi lưu giữ được văn hóa xếp hàng chờ mua sản phẩm Apple. Điều này thể hiện sự đam mê người dùng dành cho sản phẩm của Táo khuyết.
Đúng 0h, iPhone 14 mới chính thức được phát hành. Nhưng trước đó 4-5 giờ, nhiều khách hàng đã có mặt tại cửa hàng TopZone APR Khánh Hội để đợi nhận máy. Đây là một trong những địa điểm mở bán chiếc điện thoại mới của Apple sớm nhất Việt Nam.
Ông Quang Minh, cùng vợ di chuyển từ quận 12, TP.HCM đến cơ sở TopZone Khánh Hội từ sớm. “Là một iFan, tôi muốn thử một lần trải nghiệm cảm giác xếp hàng, đợi nhận iPhone mới”, nam khách hàng chia sẻ.
Thực tế, người dùng này đã mua một chiếc iPhone 14 Pro Max khi đi du lịch Thái Lan cuối tháng trước. Dẫu vậy, sự háo hức, chờ đợi được nhận chiếc điện thoại mới cho người thân vẫn không thay đổi.
![]() |
Trả lời Zing, nhiều khách đợi mua iPhone tại TopZone tối 13/10 đều cho biết họ cảm thấy rất chờ đợi việc được trên tay chiếc máy đã đặt. Do vậy, họ sẵn sàng di chuyển vài chục km từ tỉnh Bình Dương, TP Thủ Đức đến quận 4 để nhận máy vào giữa đêm.
“Năm nào tôi cũng lên đời iPhone mới. Tôi là iFan, nên muốn được nhận máy sớm nhất có thể”, ông Nguyễn Dũng, ngụ tại TP Thủ Đức chia sẻ.
Từ 2020, khi Apple tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam thông qua các hệ thống ủy quyền chính hãng (AAR- Apple Authorized Reseller). Qua đó, chênh lệch thời gian phát hành của dòng iPhone mới giữa thị trường trong nước và quốc tế được rút ngắn. Nhờ vậy, sức nóng của chiếc điện thoại vẫn được duy trì.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ lớn có giá bán tốt, chương trình hậu mãi thuận lợi hơn nhiều so với loại hàng xách tay. Nên đa phần khách hàng quyết định chờ đợi, để mua máy chính hãng. Con số đặt cọc đạt hơn 50.000 máy tại hệ thống lớn như Thế Giới Di Động thể hiện rõ điều này.
Thực tế, việc xếp hàng, chờ nhận máy vào giữa đêm không phải yêu cầu bắt buộc từ phía đại lý. Ví dụ, TopZone cung cấp gói cọc VIP, với cam kết giao máy sớm nhất từ 0h với số lượng giới hạn. Khách hàng có nhu cầu có thể đăng ký. Mặt khác, người dùng vẫn có thể đến cửa hàng vào giờ hành chính để lấy thiết bị đã đặt như bình thường.
Đồng thời, người dùng chọn xếp hàng bởi có nhiều ưu đãi từ phía hệ thống. Ví dụ, nhiều khách hàng may mắn tại TopZone Khánh Hội nhận được phiếu quà tặng, giảm giá 50% trực tiếp vào giá sản phẩm. Số khác trúng thưởng tai nghe AirPods 2, đồng hồ Apple Watch.
![]() ![]() |
Vị khách may mắn nhất tại sự kiện nhận về cho mình chiếc iPhone 14 Pro Max, trị giá 35 triệu đồng. Đây một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định có mặt tại sự kiện mở bán giữa đêm.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO của Thế Giới Di Động cảm thấy rất vui mừng khi nhìn thấy sự hào hứng của khách hàng khi được cầm trên tay chiếc điện thoại mới sau 0h.
Sự kiện phát hành dược phía đại lý xử lý tốt, có nhiều hoạt động để người dùng tham gia trong thời gian chờ đợi. Đồng thời, thủ tục thanh toán được hoàn thành từ sớm. Đến 0h, người dùng nhanh chóng được nhận máy và ra về.
Việc xếp hàng, đợi mua iPhone mới là một phần trong văn hóa của người dùng Apple trên khắp thế giới. Thói quen này đã được thiết lập từ thế hệ điện thoại đầu tiên của Táo khuyết.
![]() |
Năm 2007, David Barnard định đợi đến cuối tuần và đến một cửa hàng AT&T gần nhà để mua một chiếc iPhone. Nhưng Sam, anh trai của David thuyết phục rằng họ nên làm thứ gì đó đặc biệt. Sau cuộc gọi thoại, cả hai quyết định lái xe đến Apple Store tại San Antonio và xếp hàng chờ.
Họ thuộc nhóm những khách hàng đầu tiên trên thế giới được chạm tay vào chiếc iPhone. Đó là một kỷ niệm khó quên. Những hình ảnh của họ, cùng biểu cảm phấn khích khi được chạm tay vào chiếc máy đã xuất hiện trang bìa của nhiều tờ báo.
Năm 2017, chính Apple cũng khuyến khích người dùng đến sớm, xếp hàng để có thể được sở hữu chiếc iPhone X.
Tuy nhiên, văn hóa này đang dần biến mất trên khắp thế giới bởi ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và chuyển biến trong chính sách từ Táo khuyết. Trong đợt phát hành iPhone 14, đa phần Apple Store chỉ trả máy cho khách đặt trước, không bán cho khách vãng lai.
Do đó, hành vi mua hàng của người dùng dần thay đổi. Khách chỉ cần đặt trước, kiểm tra thời gian giao và đến nhận chiếc máy của mình. Việc xếp hàng chờ đợi không còn ý nghĩa. CNET cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử cùng sự phổ biến của smartphone khiến cho những hàng người chờ trước Apple Store dần ngắn lại.
Tuy nhiên tại Việt Nam, một thị trường mới nổi, chưa có Apple Store, niềm yêu thích của người dùng với điện thoại Apple vẫn còn rất lớn. Cùng sự hỗ trợ từ các nhà bán lẻ, văn hóa xếp hàng đến nửa đêm, nhận chiếc iPhone đang dần trở nên phổ biến.
Trước đây, Samsung Việt Nam cũng từng xây dựng được truyền thống xếp hàng đợi mua Galaxy S và Note với mức giảm giá 30%. Tuy nhiên, chính sách này hiện không còn được áp dụng.
">Vẫn có hàng dài người chờ mua iPhone chính hãng
"Khu vực bãi rác gần bờ sông có cháy nhé bà con ơi!"
Dòng tin nhắn kèm bức ảnh trên Zalo khiến cả tổ 32 (quận 12, TP.HCM), đứng ngồi không yên. Vài người dân sống ở khu vực ven bờ sông sau khi nhận được tin nhắn cùng tiếng hô hoán của anh Tuấn đã lập tức mang xô, thùng, vại… ra ứng cứu.
Đoạn đường ven sông Vàm Thuật mờ trong khói lẫn tiếng hối hả của người dân bởi đám cháy có nguy cơ lan nhanh hơn, không xa là khu dân cư đông đúc.
“Chỉ sau vài giây gửi tin vụ cháy qua Zalo, tôi đã nhận được cuộc gọi xác minh hiện trường từ đồng chí Công an phường An Phú Đông phụ trách khu phố 2”, anh Tuấn nhớ lại.
Rất nhanh, xe chuyên dụng cùng cảnh sát chữa cháy, Công an quận 12 có mặt kịp thời. Đám cháy cuối cùng được kiểm soát sau hơn 10 phút trong sự nỗ lực của lực lượng công an và người dân tổ 32.
Trong vòng chưa đến một năm, hàng trăm nghìn dòng tin nhắn tố giác tội phạm, tìm hiểu thủ tục hành chính, cảnh báo cháy nổ, hỏi về CCCD gắn chip… như thế đã liên tục được gửi qua lại, cầu nối giữa người dân và công an ngày càng chặt chẽ qua Zalo.
Anh Lê Trần Thanh Tuấn (tổ 32, khu phố 2, phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) không khỏi rùng mình khi nhớ lại thời điểm đám cháy bất ngờ bùng phát dữ dội ở dải đất ven bờ sông, sát khu dân cư.
Anh ngay lập tức chụp ảnh đám cháy và gửi thông báo vào nhóm Zalo khu phố và Zalo Công an phường, sau đó hô hoán người dân xung quanh cùng chữa cháy.
![]() ![]() |
Nhờ sự nhanh nhạy của anh Tuấn và tinh thần trách nhiệm của cảnh sát khu vực, bờ sông Vàm Thuật trở lại yên bình sau nỗ lực ứng cứu của các anh cảnh sát chữa cháy. Cả tổ 32 buổi trưa hôm ấy cũng một phen thót tim.
"Cảnh báo thông tin cháy nổ chỉ là một trong nhiều sự phối hợp chặt chẽ của chúng tôi trong việc bảo vệ bình yên cho khu phố", anh Tuấn nói và mỉm cười nhớ đến cái bắt tay tình nghĩa của các đồng chí công an phường An Phú Đông khi kịp thời phát giác đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn.
Do tính chất công việc, anh Thanh Tuấn thường xuyên về nhà để nghỉ ngơi và ăn uống vào giờ trưa. Nhờ vậy, liên tiếp nhiều ngày, anh luôn thấy nam thanh niên lạ mặt, dáng người luộm thuộm, đen nhẻm, gầy gò… hay đi lại khu vực bờ sông.
“Tôi chắc chắn thanh niên này không phải người dân sinh sống tại địa bàn. Mỗi buổi trưa lại thường đi xe máy lảng vảng khu vực nhà dân. Tôi không yên tâm nên liên hệ Zalo của Công an phường An Phú Đông để thông báo tình hình”, anh Tuấn chia sẻ.
Sau khi tiếp nhận tin báo từ người dân qua Zalo, công an phường nhanh chóng xác minh, mời đối tượng về trụ sở làm việc, kiểm tra ma túy và lập hồ sơ đưa nam thanh niên vào cơ sở cai nghiện.
![]() ![]() |
“Trong khi khu phố lại rất đông trẻ nhỏ và người già, nếu không nhờ sự giúp sức kịp thời của cán bộ công an phường, không biết đối tượng này sẽ có hành động nguy hiểm gì”, anh Tuấn nói thêm.
Những câu chuyện trên cho thấy rõ nhờ tinh thần trách nhiệm của người dân và nhạy bén kịp thời của công an khu vực cũng như thông tin cảnh báo nhanh trên Zalo đã góp phần mang lại sự bình yên, ổn định.
![]() ![]() |
Năm 2021, Cao Thị Hồng Tiên (sinh viên, phường An Phú Đông, quận 12) lần đầu được giới thiệu trang OA của Công an phường và Công an quận 12.
Trong trí tưởng tượng của nữ sinh 20 tuổi, việc tiếp cận và tương tác với lực lượng công an địa phương trên nền tảng số là điều thật sự mới mẻ.
![]() ![]() |
“Thời đại công nghệ 4.0, việc tương tác trên các nền tảng Internet là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, điều tôi ngạc nhiên là giao diện trang Zalo của Công an quận và phường rất hữu ích, thông tin về tình hình an ninh trật tự, các cảnh báo về tội phạm, thủ tục hành chính cũng được công khai rất kịp thời”, Hồng Tiên chia sẻ.
Nữ sinh cũng không giấu được niềm tự hào khi góp sức trong giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn khu phố.
Buổi sáng đầu tháng 11, vừa dắt xe ra khỏi nhà, Hồng Tiên nghe thấy tiếng xôn xao của hàng xóm. Vài người tò mò bước ra khu vực bờ sông, nơi đoạn lan can vừa lắp bất ngờ “không cánh mà bay”.
“Thưa các đồng chí, lan can đoạn bờ kè bị trộm mất rồi ạ”, Tiên nhanh chóng gửi dòng tin nhắn đến trang OA của Công an quận 12. Ngay lập tức, tin nhắn phản hồi khiến nữ sinh bất ngờ.
“Tôi bất ngờ vì sự phản hồi chỉ trong ‘một nốt nhạc’ từ công an. Các anh hỏi thăm địa điểm, vào cuộc điều tra và cảm ơn tôi đã thông tin”, Hồng Tiên kể, sau đó mỉm cười, nụ cười rạng rỡ khi trở thành một cộng tác viên của lực lượng công an, góp phần ổn định an ninh khu phố.
Nữ sinh cho biết điều khiến cô vui mừng hơn hết là sự an tâm khi sống trong khu vực an ninh trật tự tốt, lực lượng công an luôn sâu sát và có mặt kịp thời để bảo vệ cuộc sống của người dân.
![]() ![]() |
Bên cạnh liên tục cập nhật thông tin trên trang OA, mỗi tổ dân phố thành lập nhóm chat trên Zalo để tuyên truyền các thông tin quan trọng về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như giả danh công an, chuyển tiền…
Từ đó, trên địa bàn An Phú Đông kiềm chế kéo giảm đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản cho người dân.
![]() ![]() |
Đại diện Công an quận 12, cho biết trên cơ sở phát triển hoạt động của nhóm Zalo An ninh trật tự và kể từ khi các trang Zalo Công an Quận 12 đi vào hoạt động đến nay, người dân nhanh chóng tiếp cận thông tin, nắm bắt những kiến thức cơ bản về pháp luật, chủ động cảnh giác, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.
“Đặc biệt, người dân cung cấp nhiều tin có giá trị giúp công an truy xét, bắt, xử lý tội phạm kịp thời, nghiêm minh từ đó tình hình an ninh trật tự quận 12 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lượng Công an được người dân tin yêu, giúp đỡ nhiều hơn”, thượng tá Dương Đình Lập thông tin.
Những năm gần đây, quy trình số hóa thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước, đặc biệt tại trong ngành công an đã có chuyển biến rõ rệt. Nhờ sự quyết liệt của lực lượng công an để thúc đẩy “công nghệ hóa” mà câu chuyện đi làm thủ tục hành chính của người dân trở nên đơn giản hơn.
Sau khi quan tâm đến trang Zalo chính thức của Công an quận 12, Hồng Tiên cho biết cô dường như được "khai sáng" bởi tất cả thủ tục đều có thể liên hệ và kiểm tra. Đặc biệt, thủ tục hành chính được thực hiện rất đơn giản, không rườm rà.
Nữ sinh hào hứng cầm trên tay giấy đăng ký tạm trú mà cô được cấp chỉ một lúc sau khi đến phòng tiếp dân và làm việc với cán bộ công an.
“Nhờ thông tin trên Zalo, tôi chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết và đăng ký online, sau đó lên nộp hồ sơ và hoàn tất thủ tục. Mọi việc rất nhanh gọn”, Hồng Tiên nói.
Tương tự trường hợp của Hồng Tiên, hàng trăm nghìn người dùng Zalo đã quen với trang OA của lực lượng Công an địa phương, từ đó cập nhật nhanh chóng thông tin về thủ tục hành chính, căn cước công dân, báo tin qua điện thoại mà không mất thời gian ra cơ quan hành chính.
Công an Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương là một điển hình trong ứng dụng thành công Zalo OA để hỗ trợ cấp căn cước công dân cho người dân trên địa bàn.
![]() |
Thượng tá Huỳnh Văn Thành, Trưởng công an thị xã Bến Cát, phấn khởi khi kể lại những thay đổi tích cực trong cải cách thủ tục hành chính công tại địa bàn này.
“Sau vài tháng đi vào hoạt động, trang Zalo Công an thị xã Bến Cát đã nhận được đánh giá tích cực của người dân”, thượng tá Thành thông tin.
Trang Zalo có thiết lập đơn giản, dễ sử dụng với nhiều tính năng, cung cấp thông tin đa dạng, cập nhật liên tục. Mục "Căn cước công dân" trong thanh menu nhanh giúp người dân dễ dàng tìm hiểu hồ sơ, thủ tục, thời gian, địa điểm cấp căn cước công dân. Sau khi thực hiện thủ tục cấp thẻ, người dân còn có thể theo dõi tiến độ thực hiện và ngày nhận.
![]() ![]() |
Người dân không cần đợi tại trụ sở công an khi làm thủ tục hành chính, CCCD. |
Đặc biệt, trang cũng tích hợp chatbot trả lời tự động. Chỉ cần nhập thông tin muốn tìm hiểu về các thủ tục liên quan, trang Zalo sẽ tự động trả về kết quả tương ứng, đồng thời hướng dẫn người dân đăng ký, thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu và tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Đại diện công an thị xã Bến Cát nhận định, sử dụng Zalo là cách thức đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Qua hơn 8 tháng đi vào hoạt động, trang Zalo OA của Công an thị xã hiện có hơn 14.500 lượt người quan tâm, đăng tải 119 bài viết, đạt trên 323.000 lượt xem và chia sẻ từ người dùng.
Mặt khác, qua tin nhắn truy vấn, trả lời tự động, trang Zalo OA đã giải đáp gần 165.000 lượt tin nhắn với hơn 85% tin nhắn gửi về Zalo OA là nội dung liên quan đến thủ tục hành chính đặc biệt là làm căn cước công dân.
Thượng tá Huỳnh Văn Thành đánh giá đây là con số triển vọng và bày tỏ sự vui mừng trước bước chuyển đổi số đầy lạc quan trong công tác truyền thông của lực lượng công an.
Hiện nay, 63 tỉnh, thành trên cả nước cùng nhiều bộ ngành ứng dụng Zalo vào công tác chuyển đổi số với hơn 10.000 OA Zalo đã được thiết lập. Sự chuyển đổi này đã tạo bước tiến mới trong cải cách thủ tục hành chính cũng như góp phần tạo lòng tin của người dân đối với lực lượng công an, mang lại sự bình yên và phát triển xã hội.
">Chiếc cầu nối người dân và lực lượng công an
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện nhấn mạnh, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới về dữ liệu mở nhằm công khai và minh bạch thông tin, thúc đẩy đổi mới kinh tế, chuyển đổi xã hội và chính phủ. Dữ liệu mở đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là khi Internet đang ngày càng phát triển.
Tháng 4 vừa qua, Bộ TT&TT đã ban hành kế hoạch triển khai “Năm dữ liệu số quốc gia 2023”, với nhiều hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy quản trị dữ liệu trên môi trường số, khai thác dữ liệu số để tạo ra các giá trị mới.
Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao nhận thức, định hướng cho giới trẻ nói chung và sinh viên của trường nói riêng về dữ liệu mở, Học viện đã xây dựng Cổng dữ liệu mở dành cho sinh viên và xã hội. Mục tiêu là góp phần lan tỏa quảng bá những kết quả nghiên cứu - đào tạo và tri thức mới, đồng thời triển khai các hoạt động thúc đẩy các sáng kiến về dữ liệu mở tại trường.
“Thời gian tới, Cổng dữ liệu mở của Học viện tại địa chỉ opendata.ptit.edu.vn sẽ tiếp tục cập nhật thêm các bộ dữ liệu, hướng tới phát triển thành kho tri thức dùng chung của xã hội”,ông Trần Quang Anh chia sẻ.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Hữu Hạnh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế của PTIT, với việc ra mắt Cổng dữ liệu mở, Học viện bước đầu công bố các bộ dữ liệu công khai theo 4 nhóm chính gồm: Tuyển sinh, đào tạo, dự án sinh viên và hỗ trợ học tập.
Hiện tại, trên cổng dữ liệu mở mới có 11 bộ dữ liệu nhưng ngay trong năm nay sẽ có thêm nhiều bộ dữ liệu về yêu cầu 3 công khai, các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, các dịch vụ và dự án hợp tác được tiếp tục cập nhật, công bố. Cổng cũng là kênh cung cấp các thông tin, dữ liệu có thể hiện trách nhiệm giải trình của Học viện cho không chỉ người học, mà cả những cá nhân, tổ chức quan tâm, muốn sử dụng nguồn dữ liệu chính thống do Học viện công bố.
Trao đổi với VietNamNet, ông Hoàng Hữu Hạnh cho biết, trong định hướng phát triển Cổng dữ liệu mở, ngoài việc công bố các dữ liệu 3 công khai, Học viện cũng sẽ cung cấp các dịch vụ khai thác dữ liệu mở của Học viện, cung cấp API để kết nối các bộ dữ liệu mở của Cổng, giúp các bên liên quan như các startup, cơ sở đào tạo khác có thể tương tác trực tiếp với dữ liệu mở của trường. “Việc này dự kiến sẽ được chúng tôi triển khai chậm nhất vào cuối năm nay”, ông Hoàng Hữu Hạnh chia sẻ thêm.
Ngay sau sự kiện khai trương Cổng dữ liệu mở PTIT, bài giảng “Dữ liệu mở - Giá trị, vai trò trong nghiên cứu khoa học và các đặc tính kỹ thuật” của Giáo sư Min Tjoa, Đại học Công nghệ Vienna (Áo), giảng viên thỉnh giảng của Học viện, đã là bài giảng trực tuyến đầu tiên được chia sẻ trên hệ thống cổng.
Liên quan đến việc nâng cao nhận thức cho sinh viên về dữ liệu mở, sắp tới, Học viện sẽ triển khai khóa học mở về “Dữ liệu mở”. Dự kiến được cung cấp trước cho các sinh viên theo học các chương trình chất lượng cao, khóa học “Dữ liệu mở” sẽ tập trung giới thiệu khái niệm, lợi ích và vai trò của dữ liệu mở.
Theo Bộ TT&TT, kết quả đánh giá của Liên hợp quốc cho thấy, xếp hạng dữ liệu mở của Việt Nam năm 2022 đứng thứ 87/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2020, nhưng vẫn ở vị trí rất khiêm tốn. Mục tiêu của chúng ta là tối thiểu phải lọt vào nhóm 70 nước dẫn đầu vào năm 2024, tức là năm 2023 phải tiếp tục nỗ lực vượt bậc gấp mấy lần nữa.
Năm 2023 đã được xác định là năm dữ liệu số quốc gia. Theo kế hoạch của Bộ TT&TT, phát triển dữ liệu mở là 1 trong 4 nhóm nội dung sẽ được tập trung trong năm nay, bên cạnh phát triển cơ sở dữ liệu; phát triển, thúc đẩy sử dụng các nền tảng số sử dụng thống nhất trên toàn quốc hoặc trong phạm vi mỗi địa phương; và nâng cao năng lực quản trị dữ liệu, an toàn, bảo mật dữ liệu.
Nhiều nhiệm vụ về phát triển dữ liệu mở sẽ được Bộ TT&TT triển khai trong năm nay như: Công bố phiên bản mới cổng dữ liệu quốc gia data.gov.vn, công bố “Sổ tay hướng dẫn phát triển dữ liệu mở”, tổ chức khóa học trực tuyến miễn phí về dữ liệu mở, ra mắt Liên minh dữ liệu mở Việt Nam, công bố bộ sách chuyên ngành chọn lọc về dữ liệu mở…
Thế Vinh và nhóm PV, BTV">Phát triển cổng dữ liệu mở PTIT thành kho tri thức dùng chung cho xã hội
Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Yokohama F. Marinos, 10h55 ngày 29/3: Bắt nạt tân binh
Những cuộc chiến tranh đi qua, để lại quá nhiều mất mát cho cả người ra đi và người ở lại. Bóng tối chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của nó vẫn còn hiện hữu như để nhắc nhở mỗi con người Việt Nam biết trân trọng hơn giá trị của hoà bình hôm nay. Và chủ đề chính của chương trình “Giữ trọn lời thề” là để khẳng định một lần nữa: thế hệ trẻ không bao giờ quên những công lao to lớn ấy. Ngọn lửa của lòng yêu nước từ thế hệ cha ông đi trước sẽ được tiếp nối, truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay.
Nhiều câu chuyện ấn tượng sẽ được kể trong chương trình “Giữ trọn lời thề”. Đó là câu chuyện người con gái của liệt sĩ- anh hùng Lực lượng vũ trang Phan Văn Viêm, khi biết tin cha hy sinh, đã giả nét chữ của cha viết thư về cho mẹ, giúp mẹ giữ vững niềm tin. Là hồi ức của Thiếu tướng Rah Lan Lâm - Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về một ngày đầu năm 1976, khi ông là một cậu bé 11 tuổi đang cùng với hàng trăm người dân tập trung tại ủy ban xã để mừng cách mạng toàn thắng, đất nước hoàn toàn được giải phóng thì hàng chục đối tượng Fulro kéo quân vào buôn làng.
Đó còn là chuyến đi của Đại tá Nguyễn Cộng Hòa - người đã nhiều từng lập những chiến công trong chống Fullro - viếng hương Anh hùng Y Thuyên Ksơr ở Yang mao, nhắc nhớ những ngày chống Fulro để có một Tây Nguyên giàu đẹp, thanh bình, phát triển. Và cuối cùng, câu chuyện Cư Kuin mới đây, như một vết thương nhức nhối.
Trong chương trình, những ca khúc đi cùng năm tháng: Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời, Ngọn lửa cao nguyên, Giữ trọn lời thề, Linh thiêng Việt Nam, Bài ca người chiến sĩ công an, Dưới lá cờ vinh quang… được xử lý hiện đại, thể hiện mới mẻ qua giọng ca của các nghệ sĩ Tây Nguyên. Các hoạt cảnh được nhà hát Đam San và vũ đoàn HT biên đạo và trình diễn tinh tế sẽ mang tới cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc về chiến công của lực lượng công an.
PT.
">‘Giữ trọn lời thề’
Thí sinh kể cảm nhận với đề toán thi THPT quốc gia kiểu trắc nghiệm
Lời giải tham khảo đề thi môn Vật lý mã đề 207 tốt nghiệp THPT quốc gia 2017
Sáng 23/6, các thí sinh làm bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm 3 môn: Vật lý, Hóa học và Sinh học. Năm nay là năm đầu tiên các môn được chia thành 2 nhóm Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Cụ thể, thí sinh làm bài các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo lịch thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN).
Hết thời gian làm bài của môn thi thành phần cuối cùng của bài thi tổ hợp, cán bộ coi thi (CBCT) mới thu phiếu TLTN.
Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề thi, thí sinh ghi mã đề thi này trên phiếu TLTN để theo dõi.
Thời gian làm bài thi mỗi môn thành phần là 50 phút.
Các thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, các đơn vị hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 07/7/2017.
Công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7/2017.
• BAN GIÁO DỤC
">Đáp án môn Vật lý mã đề 207 THPT quốc gia năm 2017
Đồng Nai tập huấn khai thác dữ liệu, ứng dụng AI cho công chức, viên chức
Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân
友情链接