Trong xu hướng thời trang xuân-hè 2016, Denim vẫn được coi là mốt nổi bật năm nay. Đặc biệt với những nét phá cách mới, Denim không còn chỉ đơn thuần là áo khoác, quần jeans... denim nay đã được biến tấu thành hiệu ứng vải, đầm váy, quần ống rộng, áo khoác oversize, jumpsuit… với sự kết hợp riêng cùng cá tính của mỗi người.
Quần jeans skinny
Là kiểu quần bó sát, tất cả các đường cong cơ thể được lộ ra, phù hợp với thời trang dạo phố và được các sao vô cùng yêu thích
![]() |
Người mẫu Hoàng Thùy với quần jeans xuống phố |
![]() |
Tuy đã 2 con nhưng Elly Trần vẫn diện quần jean ôm sát tự tin với vóc dáng đáng mơ ước của mình |
![]() |
ca sĩ Minh Hằng không kém phần thanh lịch với quần jeans kết hợp với sơ mi trắng kèm phụ kiện |
Mặc dù đã qua cái thời quần ống loe làm mưa làm gió trên thị trường nhưng đây vẫn luôn là lựa chọn tuyệt vời cho các sao muốn khoe đôi chân dài miên man và tăng sự năng động một cách nhẹ nhàng.
![]() |
Hồ Ngọc Hà khoe chân dài miên man với quần ống loe. |
![]() |
Với phong cách này Thiều Bảo Trang làm chiều cao của mình trở nên lý tưởng hơn. |
![]() |
Cựu người mẫu Bùi Thúy Hạnh năng động tự tin trong bộ denim nổi bật với quần ống loe. |
![]() |
Luôn là tín đồ của Denim, Minh Hằng phá cách quần loe với đường rách gối và tua rua ống |
Quần Baggy Jeans
Hàng loạt sao cùng diện quần “rách rưới” thể hiện cá tính của mình. Năm nay những chiếc quần rác một cách táo bạo hơn, đặc biệt là khoét hai bên đầu gối.
![]() |
Quần ống thẳng thoải mái, với những mảng rách lớn phá cách đã trở lại và được các sao vô cùng ưa thích, ca sĩ Minh hằng cũng không ngoại lệ |
![]() |
Cho dù đã là bà mẹ một con, nhưng Trương Quỳnh Anh vẫn rất trẻ trung với kiểu thời trang này |
![]() |
Á hậu Tú Anh chọn cho mình chiếc quần jeans rách đầu gối vừa đủ để thể hiện cá tính |
![]() |
Năm nay, vết cắt lớn ở đầu gối đã trở thành mốt được ưa thích với kiểu quần Baggy Jeans. Thiều Bảo Trang lựa chọn chiếc quần này kết hợp với áo phông đơn giản nhưng không hề đơn điệu |
Danh hiệu “Chìa khóa vàng” được coi là chứng chỉ chuyên ngành tin cậy, khẳng định và tôn vinh chất lượng, tính ưu việt, tính hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ ATTT; doanh nghiệp ATTT Việt Nam xuất sắc.
Chương trình bình chọn năm 2022 của VNISA đã lựa chọn và trao danh hiệu Chìa khóa vàng cho 26 sản phẩm, dịch vụ ATTT tiêu biểu và 12 lượt doanh nghiệp ATTT xuất sắc của 13 doanh nghiệp ATTT trong nước.
Ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch VNISA cho biết: Danh hiệu “Chìa khóa vàng” để vinh danh các doanh nghiệp ATTT Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, từng bước khẳng định những ưu thế về chất lượng và khả năng đáp ứng thị trường của sản phẩm, dịch vụ ATTT Việt Nam.
Quy trình thẩm định, đánh giá của các Tiểu ban thuộc Hội đồng bình chọn thực hiện qua các bước: thẩm định hồ sơ, nghe báo cáo, giải trình của doanh nghiệp và tới khảo sát, thẩm định trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp ATTT tại thực địa triển khai.
“Giải thưởng này là sự ghi nhận cho sự nỗ lực và cố gắng của CMC Cyber Security. Điểm nổi bật của các sản phẩm dịch vụ CMC tại Chìa khóa vàng 2022 đang tạo được chỗ đứng trên thị trường và nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, năm nay, công tác đánh giá cũng được tổ chức khắt khe hơn khắt khe hơn, gần với các tiêu chuẩn quốc tế hơn sẽ giúp các công ty làm ra các sản phẩm phải chú ý hơn về chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ của chính mình, thu hẹp khoảng cách về chất lượng của sản phẩm Việt Nam so với quốc tế”, ông Hà Thế Phương, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty CMC Cyber Security chia sẻ.
Nối tiếp thành công của những năm trước, Chương trình bình chọn năm 2022 đã được triển khai trên toàn quốc từ tháng 6/2022. “Chìa khóa vàng” 2022 sẽ được trao cho 04 nhóm hạng mục sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ATTT, bao gồm: Sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao xuất sắc, Sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc, Giải pháp CNTT An toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số và Dịch vụ ATTT tiêu biểu.
Bên cạnh đó, năm nay chương trình cũng trao danh hiệu cho 4 nhóm hạng mục bình chọn dành cho các doanh nghiệp ATTT Việt Nam, bao gồm: Top doanh nghiệp Việt Nam về kiểm tra và đánh giá ATTT mạng, Top doanh nghiệp Việt Nam về giám sát và ứng cứu sự cố ATTT mạng, Top doanh nghiệp Việt Nam về mật mã, xác thực và chữ ký số và Top doanh nghiệp chống mã độc và chống tấn công mạng.
Năm 2022 là lần thứ 7 chương trình bình chọn được triển khai và là năm thứ 3 chính thức mang tên "Chìa khóa vàng". Những năm vừa qua, chương trình luôn thu hút được sự hợp tác, hưởng ứng và tham gia tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp ATTT Việt Nam và sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về ATTT. Đặc biệt là sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thng, sự phối hợp của Cục ATTT.
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC Cyber Security nhận danh hiệu ‘Chìa khóa vàng 2022’Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, hai giải pháp căn bản của ngành nông nghiệp chính là tái cơ cấu nông nghiệp và khoa học- công nghệ. Từ nhu cầu bức thiết đó, cùng với Thế giới vạn vật Internet of Things, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng phát triển lan rộng. "Nông nghiệp thông minh" được Chính phủ, các tập đoàn công nghệ hàng đầu tập trung nghiên cứu, đầu tư với sứ mệnh tháo gỡ và thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo VNPT, khái niệm nông nghiệp thông minh không còn giới hạn ở một mô hình cụ thể, mà đã mở rộng ra tới tất cả những trang trại nuôi trồng, hướng tới việc xây dựng nên một hệ sinh thái số hóa nông nghiệp, lấy dữ liệu làm cốt lõi, từ đó tạo ra những giá trị mới, tăng năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi.
Có thể thấy rõ điều đó tại các công ty công nghệ nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây trong cuộc chạy đua để thu thập dữ liệu. Mọi yếu tố như thời tiết, chất đất, tốc độ tăng trưởng từng vùng theo mùa vụ, hoặc sức khỏe của đàn gia súc theo thời gian thực đều được số hóa. Chuyển đổi số sẽ giúp chủ trang trại nắm được chính xác cá thể nào có nguy cơ hoặc đang có mang mầm bệnh và có biện pháp chữa trị và cách ly hiệu quả. Số hóa nông nghiệp cũng giúp cơ quan nhà nước kiểm soát sản xuất, xuất khẩu, cân đối cung cầu, truy xuất nguồn gốc minh bạch, hỗ trợ tốt hơn cho quản lý vĩ mô. Đáng chú ý, để nâng cao hiệu quả sản xuất và cho ra những sản phẩm chất lượng tốt, hàng loạt công nghệ được vận hành. Điển hình như công nghệ IoT với các cảm biến thu thập dữ liệu chính xác về khí hậu, điều kiện sinh trưởng, sức khỏe của cây trồng/vật nuôi. Tự động hóa thông minh với các loại robot, máy bay không người lái dần thay thế con người trong các hoạt động canh tác. Và mới nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain bước đầu được ứng dụng toàn chuỗi cung ứng. Tất cả nhằm giúp tăng sản lượng và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lãng phí và đảm bảo truy xuất nguồn gốc và chất lượng thực phẩm.
Chia sẻ lý do VNPT nhắm đến hệ sinh thái nông nghiệp thông minh từ khá sớm, đại diện VNPT cho hay, Việt Nam vốn dĩ là một đất nước về nông nghiệp. Thế nhưng, tỷ trọng nông nghiệp đóng góp vào GDP không cao, dù số người dân làm nông nghiệp rất lớn, và ngành nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến đại bộ phận người dân Việt Nam. VNPT luôn trăn trở làm sao có thể nghiên cứu và triển khai những giải pháp, ứng dụng giúp bảo đảm được thu nhập cho người nông dân, làm sao nông nghiệp Việt Nam có năng suất cao, sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt và có thương hiệu lan tỏa. Đại diện VNPT lấy ví dụ, ở các quốc gia phát triển, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp đã tăng năng suất, hiệu quả lên rất cao. Xà lách trồng theo cách truyền thống ở Việt Nam chỉ có mấy chục nghìn đồng/kg, nhưng nếu xà lách trồng ở Sơn La theo chuẩn xuất khẩu của Hàn Quốc thì có giá đến cả triệu đồng/kg. Chính yếu tố công nghệ đã thúc đẩy năng suất và hiệu quả của các sản phẩm nông nghiệp.
Đại diện VNPT cũng nhấn mạnh, mục tiêu của VNPT là làm sao thay đổi ngành nông nghiệp Việt Nam và hỗ trợ cho người nông dân có được cuộc sống tốt hơn, làm sao người dân Việt Nam được dùng các sản phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe và giống nòi. Theo ông Trần Hữu Quyền, Tổng Giám đốc VNPT Technology, nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong quá trình số hóa nông nghiệp, đón đầu làn sóng IoT và Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, VNPT Technology đã tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ IoT trong nông nghiệp từ năm 2016. Cụ thể, VNPT Technology đã xây dựng một giải pháp hoàn chỉnh, với đầy đủ các tính năng phục vụ được cho cả lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi. Hệ thống giải pháp VNPT có khả năng đo đạc tất cả các thông số của đất, môi trường, đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn cho các trang trại trồng trọt. Giải pháp cũng phát huy tiện ích ở các trang trại chăn nuôi trong quản lý tất cả các khâu như cho ăn, chiếu sáng, thu hoạch trứng, thu gom phân, sưởi ấm...
Nhờ được tích hợp công nghệ phân tích dữ liệu lớn, giải pháp nông nghiệp thông minh của VNPT Technology còn cho phép các chủ trang trại thực hiện phân tích, dự báo, chủ động trong việc hoạch định, sản xuất, vận chuyển, lưu kho…, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất có thể. Người sử dụng có thể điều khiển hệ thống dễ dàng thông qua ứng dụng thông minh cũng do VNPT Technology phát triển. Tổng Giám đốc VNPT Technology phấn khởi chia sẻ, để tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện như vậy, VNPT Technology đã khởi động đồng thời các dự án nghiên cứu phát triển bao gồm: nền tảng ONE IoT Platform, ứng dụng ONE Farm. Đây là công cụ kiểm soát toàn bộ quá trình từ sản xuất đến thu hoạch, chế biến và vận chuyển theo chuẩn thiết kế, đáp ứng các mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao và nghiên cứu thiết kế, sản xuất các thiết bị IoT cho nông nghiệp. Hiện, công ty đã đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nông nghiệp tại tổ hợp Công nghệ cao, Khu công nghệ cao Hòa Lạc phục vụ công tác nghiên cứu phát triển, cải tiến các công nghệ vào nuôi trồng thực tế trên nhiều loại cây trồng cũng như phương thức canh tác khác nhau. Mục đích, giải pháp liên tục được cải tiến và cập nhật phù hợp hơn với thực tiễn.
" alt=""/>VNPT muốn cùng nhà nông xây dựng nông nghiệp thông minh