Một cửa hàng cần sa ở Thái Lan (Ảnh: Reuters).
Thái Lan sẽ cấm sử dụng cần sa để giải trí vào cuối năm 2024, nhưng vẫn tiếp tục cho phép sử dụng chất này cho mục đích y tế, Bộ trưởng Y tế Cholnan Srikaew nói với Reuters.
Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á hợp pháp hóa cần sa, vốn ban đầu được sử dụng làm thuốc vào năm 2018, sau đó được sử dụng để giải trí vào năm 2022.
Động thái trên đã mở đường cho Thái Lan tạo ra một ngành công nghiệp cần sa trị giá lên tới 1,2 tỷ USD vào năm 2025, khi hàng chục nghìn cửa hàng cần sa mọc lên cùng với các spa, nhà hàng và sự kiện lễ hội theo chủ đề cần sa.
Tuy nhiên, việc sử dụng cần sa tràn lan cũng kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực.
Bộ trưởng Cholnan Srikaew thừa nhận: "Nếu không có luật quản lý cần sa, nó sẽ bị lạm dụng. Việc lạm dụng cần sa có tác động tiêu cực đến trẻ em Thái Lan. Về lâu dài, chúng có nguy cơ kéo theo các loại ma túy khác".
Chính phủ tiền nhiệm ở Thái Lan đã không thành công trong việc đưa ra được một đạo luật về quản lý cần sa trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm ngoái. Kết quả là, việc sử dụng cần sa ở Thái Lan đã thiếu luật quản lý một cách đầy đủ trong thời gian qua.
Dự thảo luật về quản lý cần sa sẽ được trình lên nội các đương nhiệm để phê duyệt vào tháng tới trước khi trình quốc hội thông qua trước cuối năm nay.
Ông Cholnan cho biết, khi luật mới được thông qua vào cuối năm nay, các cửa hàng cần sa hoạt động bất hợp pháp sẽ không được phép tiếp tục vận hành, trong khi cần sa trồng tại nhà cũng sẽ không được khuyến khích.
Ông ước tính, Thái Lan có khoảng 20.000 cửa hàng cần sa được đăng ký hợp pháp.
Ông nói: "Trong luật mới, cần sa sẽ là một loại cây được kiểm soát, vì vậy việc trồng nó sẽ cần phải có sự cho phép. Chúng tôi sẽ hỗ trợ (việc trồng cần sa) cho ngành y tế và sức khỏe".
Dự thảo luật quy định mức phạt lên tới 60.000 baht (1.700 USD) nếu sử dụng cần sa để giải trí, trong khi những người bán cần sa cho mục đích giải trí và quảng cáo hoặc tiếp thị nụ, nhựa, chiết xuất hoặc thiết bị hút thuốc phải đối mặt với án tù lên tới 1 năm, hoặc phạt tiền lên tới 100.000 baht (2.800 USD) hoặc cả 2 hình phạt.
Dự thảo luật cũng tăng cường hình phạt đối với việc trồng cần sa mà không có giấy phép, với thời hạn tù từ 1 đến 3 năm và phạt tiền từ 20.000 baht ($560) đến 300.000 baht ($8.000).
Bộ trưởng Cholnan cho biết thêm, hiện nay, việc nhập khẩu, xuất khẩu, trồng trọt và sử dụng cần sa vì mục đích thương mại cũng sẽ phải có giấy phép.
Theo Reuters" alt=""/>Thái Lan công bố thời điểm cấm sử dụng cần sa để giải tríCông ty Đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam vừa có thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các thửa đất tại thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, TP Hà Nội (đợt 6).
Theo thông báo, thời gian tổ chức đấu giá là 14h ngày 18/9, địa điểm dự kiến tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Mê Linh. Trước đó, phiên đấu giá được thông báo tổ chức vào ngày 12/9.
Phiên đấu giá này có tổng cộng 32 thửa đất được mang ra đấu giá, diện tích khoảng 73,5-187,5 m2/thửa, giá khởi điểm dao động 21,7-32,8 triệu đồng/m2. Mức tiền đặt trước thấp nhất của một thửa đất là hơn 405 triệu đồng, cao nhất là hơn 1,2 tỷ đồng.
Với các khách hàng đã nộp khoản tiền đặt trước tham gia đấu giá, hồ sơ sẽ được bảo lưu đến ngày xét duyệt điều kiện. Với các khách hàng chưa nộp khoản tiền đặt trước tham gia đấu giá, thời gian nộp được tính đến chiều ngày 16/9.
Một phiên đấu giá đất tại Mê Linh được tổ chức trước đó (Ảnh: Dương Tâm).
Mới đây, Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội (đợt 1). Nguyên nhân là UBND huyện Thanh Oai có Công văn số 2421 về việc tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương.
Cụ thể, các thửa đất có diện tích dao động từ 74,63m2 đến 134,69m2, giá khởi điểm là 8,8 triệu đồng/m2, tương đương từ 660 triệu đồng đến gần 1,2 tỷ đồng/thửa. Do đó, khách hàng tham gia đấu giá đất phải nộp tiền cọc 20%, tương ứng 131,3 đến 237 triệu đồng.
Trước đó, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia thông báo tạm dừng đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất tại các khu: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đồng Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men; khu Chùa Sau và khu Dược thuộc ba phường, gồm: Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) vào ngày 7/9.
Đơn vị cho biết, việc tạm dừng đấu giá được thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Việc tổ chức cuộc đấu giá sẽ thực hiện theo quy định ngay sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Các lô đất đấu giá có diện tích 48-72 m2, giá khởi điểm 22,7-32,2 triệu đồng/m2. Tiền đặt cọc mỗi lô dao động từ hơn 200 đến 400 triệu đồng.
Cuối tháng 8 vừa qua, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt cũng ra thông báo tạm dừng cuộc đấu giá ngày 26/8 gồm 20 thửa đất LK01, LK02 và cuộc đấu giá ngày 9/9 đối với 32 thửa đất LK05, LK06 thuộc Dự án Hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tiền Yên - Xứ đồng Lòng Khúc, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội. Giá khởi điểm của 52 lô đất là 7,3 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Huyện Mê Linh lùi thời gian đấu giá 32 thửa đấtCó bắt buộc ghi tên cả 2 vợ chồng vào sổ đỏ?
Sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8, các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được rất nhiều người quan tâm. Một trong những vấn đề đó là việc ghi tên cả 2 vợ chồng vào sổ đỏ. Nhiều người thắc mắc theo quy định của luật được ban hành thì có phải ghi tên của cả 2 vợ chồng vào sổ đỏ hay không.
Tại khoản 4, điều 135 Luật Đất đai 2024 nêu rõ:
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người để đứng tên làm đại diện cho vợ và chồng.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Tuy nhiên, quy định này không mới. Cụ thể, Khoản 4, Điều 98, Luật Đất đai 2013 và Điều 34, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đều quy định: Nếu đất, nhà ở là tài sản chung của 2 vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào sổ đỏ trừ trường hợp có thỏa thuận của 2 người về việc ghi tên một người. Nếu trước đó sổ đỏ là tài sản chung mà chỉ ghi tên một người thì được cấp đổi sổ đỏ ghi tên cả 2 người nếu có yêu cầu.
Phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào sổ đỏ trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Ảnh: IT).
Thêm tên vợ, chồng vào sổ đỏ thế nào?
Để thêm tên vợ, chồng vào sổ đỏ thì cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 98, Luật Đất đai 2013 và Điều 135 Luật Đất đai 2024 sắp có hiệu lực.
Những điều kiện gồm:
- Sổ đỏ chỉ có tên một người vợ hoặc chồng.
- Quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản là tài sản chung của vợ chồng được xác định theo Điều 133 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 gồm: Do vợ chồng tạo ra, mua được từ thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh; Từ hoa lợi, lợi tức; Thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân; Vợ chồng cùng được thừa kế hoặc tặng cho chung; Quyền sử dụng đất, nhà ở thỏa thuận là tài sản chung; Quyền sử dụng đất vợ chồng có được sau khi kết hôn.
- Vợ chồng có nhu cầu bổ sung tên vào sổ đỏ.
- Thực hiện đúng trình tự thủ tục cấp đổi sổ đỏ, có đầy đủ tên của 2 vợ chồng. Hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp đổi sổ đỏ, sổ đỏ bản gốc, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất nếu đất trong ngân hàng.
Nơi nhận hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương đã thành lập cơ quan này hoặc UBND cấp huyện nếu chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và hợp lệ thì sẽ trao sổ đỏ không quá 3 ngày kể từ ngày có kết quả, không quá 7 ngày nhận hồ sơ hoặc không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
" alt=""/>Có phải ghi tên cả vợ và chồng vào sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực?