Là huyện miền núi nên lúc đầu việc triển khai sử dụng thẻ CCCD gắn chíp trong KCB gặp một số khó khăn. Thẻ CCCD chưa đồng bộ với hệ thống dẫn đến một số lỗi nhất định. Nhiều người dân chưa hiểu được tiện ích, chưa quen sử dụng thẻ CCCD.
Trước thực trạng đó, Trung tâm Y tế huyện Minh Long đã tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng CCCD. Đến nay, người dân đã quen với việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp khi làm thủ tục KCB.
Tính đến quý III/2024, số lượng người dân sử dụng CCCD trong KCB ở huyện Minh Long đạt 99,79%, dẫn đầu 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
"Hiện còn một số người dân chưa có thẻ CCCD gắn chíp hoặc có thẻ CCCD nhưng chưa được tích hợp thông tin BHYT, hoặc thẻ CCCD bị hết hạn chờ làm lại. Một số ít trường hợp nhà ở xa nhưng quên mang theo CCCD khi KCB”,anh Vương thông tin.
Đến KCB tại Trung tâm Y tế huyện, anh Đinh Gô (49 tuổi), ở thôn Đông Cần, xã Thanh An cho biết, tôi đến Trung tâm Y tế huyện để KCB.
Trước đây, tôi phải mang theo nhiều giấy tờ như thẻ BHYT, chứng minh nhân dân để làm thủ tục. Giờ đây, thẻ CCCD được tích hợp các giấy tờ, thông tin cá nhân nên rất tiện lợi, nhanh chóng.
Theo chị Nguyễn Thị Diễm Trang - phụ trách bộ phận hướng dẫn, tiếp đón bệnh nhân tại Trung tâm Y tế huyện Minh Long, trước đây, khi vào KCB phải xuất trình nhiều giấy tờ, chờ đợi khá lâu để nhân viên y tế xác minh và nhập thông tin.
Một số trường hợp thông tin không khớp giữa bảo hiểm và giấy tờ tùy thân. Có nhiều trường hợp thẻ BHYT bị hỏng hoặc mất thẻ khiến việc đăng ký KCB gặp khó khăn.
Giờ đây, thẻ CCCD gắn chíp tích hợp các thông tin của người dân. Vì vậy, bệnh nhân không phải chờ đợi lâu trong quá trình làm thủ tục KCB.
Sử dụng thẻ CCCD trong KCB đem đến nhiều lợi ích đối với cả cơ quan quản lý, các cơ sở y tế và người dân.
Đồng thời, tránh tình trạng sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám bệnh; cơ quan quản lý tiết kiệm được chi phí cấp phát thẻ, quản lý thẻ BHYT, chống lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT...
Theo NHÃ UYÊN(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Tiện ích khi khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân“Có một ngày tiệm mì của tôi rất đông nhưng tôi chợt phát hiện thấy một vị khách đã để bát mì nguội ngắt trước mặt trong bốn phút vì mải mê xem điện thoại", anh Kota chia sẻ.
Ở một số cửa hàng, thời gian ăn của khách không phải chuyện đáng để tâm. Nhưng Debu-chan là nơi bán Hakata ramen, một loại ramen của vùng Hakata ở miền tây Nhật Bản, vốn được biết tới là "món ăn sinh ra cho những người thiếu kiên nhẫn”.
Chủ tiệm cho biết sợi mì Hakata ramen rất mảnh, chỉ khoảng 1mm nên chúng bắt đầu giãn nở và kém ngon rất nhanh. Chính vì vậy, việc để bát mì trong suốt bốn phút không ăn thực sự sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng.
Debu-chan có diện tích tương đố lớn so với những tiệm mì ramen khác ở Tokyo, với 33 chỗ ngồi. Tuy nhiên, anh Kota cho biết hàng ngày vẫn có khoảng 10 người xếp hàng chờ một chỗ ngồi ăn vào giờ cao điểm.
“Khi tiệm đã kín chỗ nhưng vẫn có những vị khách không ăn mà chỉ nhìn chăm chăm vào điện thoại, tôi buộc phải nhắc nhở họ”, chủ tiệm Debu-chan cho biết.
Anh ấy nói thêm rằng cửa tiệm không có bất kỳ biển báo nào yêu cầu mọi người cất điện thoại đi mà thay vào đó, anh sẽ trực tiếp nói chuyện riêng với khách hàng.
Đối với Kota, ramen không chỉ đơn thuần là một món ăn.
“Tôi nghĩ ăn ramen cũng giống như chơi một trò chơi mà đã là trò chơi thì phải có quy tắc”, anh Kota chia sẻ.
Debu-chan không phải là nơi đầu tiên trên thế giới có những quy định vê việc sử dụng điện thoại trong khi ăn.
Một cửa hàng McDonald's ở Singapore đã từng phát động một chiến dịch mang tên “Tắt điện thoại. Vui vẻ hơn” vào năm 2017. Theo đó, cửa hàng này đã lắp đặt những tủ khóa để khách hàng có thể cất các thiết bị thông minh của họ vào đó trong khi ăn, với mục tiêu là để những người lớn dành nhiều thời gian hơn cho con cái của họ.
Việc hạn chế sử dụng điện thoại thông minh không chỉ giới hạn trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng.
Vào năm 2021, phường Adachi của Tokyo đã ban hành quy định cấm sử dụng điện thoại khi đi bộ hoặc đi xe đạp để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Đỗ An(Tổng hợp)
" alt=""/>Tiệm mì Nhật 'cấm' khách dùng điện thoại khi ănTrong thời đại bùng nổ của công nghệ số, mã QR hiện đang có mặt ở hầu khắp mọi nơi. Người dân chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét vào mã QR là có nhiều tệp thông tin, hình ảnh và nhiều hơn thế nữa được hiển thị, tạo ra một cách tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả.
Mã QR được hiển thị dưới dạng ô vuông, chứa một ma trận các ô vuông nhỏ, có tác dụng mã hóa chuỗi ký tự. Khi quét mã bằng điện thoại thông minh, ipad, hệ thống sẽ nhanh chóng giải mã và thực hiện lệnh được thiết lập sẵn. Nhờ đặc tính này, mã QR đã và đang trở thành xu hướng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại khi mở ra cánh cửa dẫn đến kho tàng thông tin khổng lồ, mang đến những tiện ích thiết thực cho người dùng.
Yên Bái mặc dù là một tỉnh miền núi nhưng nhờ những nỗ lực không ngừng trong công cuộc chuyển đổi số đã không ở ngoài xu hướng này. Từ các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cho đến cửa hàng kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, chợ truyền thống, bệnh viện, đơn vị hành chính công… mã QR trở thành một cách thức thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng.
Nhiều hệ thống ngân hàng đóng trên địa bàn đã đến từng hộ kinh doanh để tuyên truyền, tặng bộ ấn phẩm QR để bàn hoặc nhãn dán có thiết kế độc đáo, phù hợp với không gian và nhu cầu của cửa hàng. Các mô hình chợ 4.0 cũng được nhân rộng tới nhiều địa phương trên toàn tỉnh. Tham gia mô hình này, các chợ sẽ được trang bị các thiết bị nâng cấp đường truyền, cấp wifi miễn phí. Tiểu thương cũng được tạo mã thanh toán QR miễn phí.
Chị Lê Huyền Nhung - người dân phường Minh Tân, thành phố Yên Bái tâm sự: "Chúng tôi bây giờ đi chợ hay mua sắm bất cứ thứ gì chỉ cần mang theo chiếc điện thoại để thanh toán mà chẳng cần tiền mặt nữa rồi. Trước đây, dù thường xuyên sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt nhưng tôi vẫn phải nhập số tài khoản, tên ngân hàng. Nhưng từ khi mã QR trở nên phổ biến, chỉ cần quét mã là đã hiện ra đúng số tài khoản, tên ngân hàng không sợ nhầm lẫn và rất nhanh chóng”.
Trong truy xuất nguồn gốc, mã QR được cấp miễn phí cho các chủ thể sản xuất thông qua nhiều chương trình hỗ trợ như: các dự án khoa học về xác lập quyền sở hữu trí tuệ, tham gia cổng thông tin truy xuất nguồn gốc… Đặc biệt, trong năm 2023, các ngành, đơn vị đã phối hợp triển khai giải pháp truy xuất nguồn gốc thông minh cho 2 sản phẩm chè Shan tuyết (xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn) và bưởi Đại Minh (huyện Yên Bình). Theo đó, đã tiến hành gắn mã QR truy xuất nguồn gốc cho 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng, gần 200 cây bưởi Đại Minh; cấp bộ tem dán mã QR trên sản phẩm chè khô đóng gói, bưởi Đại Minh, chia theo các nhóm tuổi.
Ông Nguyễn Kiều Hưng - Chủ tịch UBND xã Đại Minh, huyện Yên Bình cho biết: "Nhờ việc gắn mã truy xuất, giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh quét mã truy xuất QR là có thể dễ dàng tra cứu được thông tin về cả cây bưởi và quả bưởi. Thông tin trên mã QR bao gồm: chứng nhận chỉ dẫn địa lý vùng trồng bưởi Đại Minh, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao; nguồn gốc quả bưởi từ vườn bưởi, cây bưởi nào hay độ tuổi của cây… Điều này không những góp phần bảo vệ vùng bưởi quý, nâng cao giá trị của đặc sản bưởi Đại Minh mà còn tạo ra điểm nhấn thú vị, thu hút du khách đến với những vườn bưởi tại xã Đại Minh thông qua việc trực tiếp truy xuất thông tin, ghi hình, tìm những sản phẩm quả bưởi theo từng độ tuổi của cây”.
Bên cạnh đó, mã QR còn được ứng dụng trong các buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn để thay thế các tài liệu bằng giấy, giúp tiết kiệm giấy, mực, công in ấn, người dùng dễ dàng tra cứu tài liệu mọi lúc, mọi nơi, dữ liệu được lưu trữ không giới hạn về dung lượng và thời gian. Hay trong công tác tuyên truyền, một số tài liệu, ấn phẩm báo, tạp chí trên địa bàn tỉnh cũng đã ứng dụng mã QR để mở rộng phạm vi tiếp cận, nâng số lượng bạn đọc ấn phẩm thay cho việc truyền tay nhau đọc như cách truyền thống…
Những tiện ích khi ứng dụng mã QR đã rất rõ ràng, được người dân tham gia hưởng ứng, sử dụng một cách sâu, rộng. Đây chính là một minh chứng rõ nét cho thành quả chuyển đổi số của Yên Bái theo hướng bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, tạo nên giá trị cho người dân.
Theo Hoài Anh (Báo Yên Bái)
" alt=""/>Mã QR đã hiện diện mọi nơi ở Yên Bái từ tiệm tạp hóa nhỏ đến cửa hàng kinh doanh