Soi kèo phạt góc Hàn Quốc vs Colombia, 18h ngày 24/3
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
Bphone trên kệ một nhà bán lẻ năm 2017. (Ảnh: Hải Đăng) Phía Bkav cho biết sẽ thông tin chương trình “đặt móng” cụ thể cho hai mẫu tai nghe vào ngày mai 28/10. Đây là một hình thức đặt hàng, đặt cọc cho một sản phẩm công nghệ trước khi ra mắt.
Phía công ty chưa tiết lộ thêm thông tin khác về những sản phẩm sẽ ra mắt. Sự kiện giới thiệu tai nghe và điện thoại có thể được tổ chức trực tuyến.
Trước đó, vào ngày 19/1/2021, ông Nguyễn Tử Quảng cho hay công ty đã nghiên cứu thành công công nghệ chống ồn chủ động (Hybrid ANC) cho tai nghe không dây, sử dụng chipset của Qualcomm. Công nghệ này sẽ được trang bị cho tai nghe không dây AirB phiên bản cao cấp.
Mẫu tai nghe có tên AirB do ông Quảng đăng tải. Trong hình ảnh ông Quảng chia sẻ, tai nghe AirB có hình dáng tương đồng với tai nghe Airpods của Apple.
Hải Đăng
Vsmart dừng chân, Bkav muốn đứng số 2 thị trường smartphone Việt
Ông Nguyễn Tử Quảng muốn Bphone đứng thứ hai thị phần smartphone Việt Nam năm 2023.
" alt="Bkav chuẩn bị ra 4 điện thoại, sắp cho đặt hàng tai nghe không dây" />Văn phòng chống độc quyền liên bang Đức sẽ xem xét, liệu Amazon có lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường thương mại trực tuyến để chi phối giá bán của các nhà bán lẻ trên nền tảng. Về phần mình, trong thông cáo mới nhất, Amazon khẳng định họ có chính sách để đảm bảo các đối tác bán hàng định giá sản phẩm một cách cạnh tranh. "Hệ thống của chúng tôi được thiết kế để chống lại hành vi đội giá", Amazon tuyên bố.
Hiện nay Amazon phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra chống độc quyền, không chỉ ở Mỹ. Mới đây, cơ quan chức năng Canada cũng tiến hành xem xét cáo buộc Amazon gây ảnh hưởng đến thói quen mua sắm của người tiêu dùng, hoặc chèn ép người bán bên thứ ba để quảng cáo sản phẩm của chính họ.
Từ tháng 7 năm ngoái, Ủy ban Châu Âu chính thức thông báo sẽ điều tra Amazon, đánh giá xem liệu công ty này có lạm dụng dữ liệu đối tác bán hàng, qua đó vi phạm luật chống độc quyền của EU hay không.
Anh Hào (Theo Bloomberg)
Nghị viện châu Âu yêu cầu điều trần với các CEO của ‘bộ tứ’ công nghệ Mỹ
Hai nhà lập pháp châu Âu cho biết, theo sau Hạ viện Hoa Kỳ, Nghị viện châu Âu sẽ tổ chức phiên điều trần tương tự với Amazon, Facebook, Apple và Google.
" alt="Thêm Đức điều tra chống độc quyền với Amazon" />Trái với chính sách mới của Apple, một số nhà bán lẻ tiếp nhận bảo hành iPhone không cần hóa đơn.
Trao đổi với Zing, đại diện nhà bán lẻ FPT Shop cho biết quy trình tiếp nhận bảo hành đối với khách mua tại hệ thống không thay đổi. Người dùng có thể đến các chi nhánh của FPT Shop trên toàn quốc để được hỗ trợ, không cần hóa đơn.
“Nếu khách hàng tự đem ra trung tâm bảo hành của hãng, cần cung cấp thông tin, giấy tờ gì, chúng tôi sẽ hỗ trợ ngay”, đại diện FPT Shop trả lời Zing.
Tương tự FPT Shop, khách mua iPhone tại CellphoneS, Minh Tuấn Mobile sẽ được tiếp nhận bảo hành tại hệ thống mà không cần xuất trình hóa đơn mua hàng hay giấy tờ khác. Tuy nhiên, nếu tự mang máy đến các trung tâm bảo hành, người dùng phải làm đúng theo quy định của Apple.
Theo ông Đào Hải, đại diện nhà bán lẻ Minh Tuấn Mobile, cửa hàng sẽ tiếp nhận sản phẩm bị lỗi từ người dùng và chuyển cho bộ phận bảo hành của Apple tại Việt Nam.
“Khách mua hàng tại đại lý đều được cung cấp hóa đơn điện tử, có thể dễ dàng tải về và lưu trữ để sử dụng trong các trường hợp cần thiết”, ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện CellphoneS chia sẻ.
Trong khi đó, đại diện hệ thống bán lẻ Thế Giới Di Động cho biết khách mua iPhone 13 chỉ cần đọc số điện thoại để được bảo hành, không cần hóa đơn.
“Khách có thể đem máy đến siêu thị Thế Giới Di Động hoặc trung tâm bảo hành của Apple để được hỗ trợ. Phía đối tác sẽ kiểm tra số điện thoại, nếu thiết bị được mua tại Thế Giới Di Động, họ tiếp nhận bảo hành mà không cần hóa đơn”, đại diện Thế Giới Di Động cho biết.
Người dùng hoang mang trước chính sách mới
Sau khi chính sách mới của Apple được áp dụng tại Việt Nam, người dùng iPhone 13 lo lắng vì không biết thiết bị của mình sẽ được bảo hành ra sao.
“Tôi mua iPhone 13 Pro Max tại một đại lý chính hãng. Tuy nhiên, tôi không nhận được hóa đơn giá trị gia tăng. Sau khi nghe tin phải có hóa đơn mới được bảo hành, tôi rất lo lắng”, ông Phan Tân, nhân viên văn phòng tại TP.HCM chia sẻ.
Người dùng lo lắng thiết bị không được bảo hành.
Theo ông Tân, cửa hàng cho biết vẫn tiếp nhận bảo hành nếu khách đem sản phẩm ra đúng đại lý. Tuy nhiên, nếu tự đưa sản phẩm đến trung tâm bảo hành Apple, chiếc iPhone 13 Pro Max của vị khách hàng này vẫn có khả năng không được hỗ trợ.
Ngoài ra, việc hãng áp dụng quy định bảo hành mới sau khi sản phẩm được bán ra mà không có thông báo chính thức cũng khiến nhiều khách hàng bất ngờ.
Theo đại diện một đại lý chính hãng lớn, Apple thường thay đổi quy định bảo hành mà không đưa ra thông báo rộng rãi. "Đây không phải thay đổi chính sách toàn cầu mà chỉ là một giai đoạn tại thị trường Việt Nam. Các yêu cầu này dựa trên chính sách chung của hãng. Đồng thời, Apple cũng không hay có những phát ngôn hay thông báo cụ thể về vấn đề này", người này cho biết.
Ngoài ra, trong quy định bảo hành toàn cầu của Apple có điều khoản người dùng cần cung cấp thông tin và bằng chứng mua hàng.
Apple muốn hạn chế việc bán lại iPhone chính hãng
Theo chia sẻ của một nhà bán lẻ trong nước, chính sách mới nhằm hạn chế việc đầu cơ, bán lại iPhone chính hãng. “Khách hàng cần mang hóa đơn đến trung tâm bảo hành để đối chiếu thông tin mua hàng. Chính sách này nhằm hạn chế việc mua đi bán lại trên thị trường mà Apple không cho phép”, nhân viên hỗ trợ của Apple trả lời thắc mắc của khách hàng qua điện thoại.
Chính sách mới nhằm hạn chế việc đầu cơ, bán lại iPhone chính hãng.
“Điều này gây ảnh hưởng đến thị trường máy mua bán lại máy Apple chính hãng. Trước mắt có thể tác động đến quyền lợi của khách không mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý chính hãng hoặc không giữ hóa đơn giá trị gia tăng”, ông Nguyễn Lạc Huy cho biết.
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh iPhone, chính sách này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thị trường bán lại thiết bị Apple. “Trước iPhone, Apple đã yêu cầu hóa đơn để bảo hành iPad, AirPods chính hãng. Chúng tôi cam kết bảo hành với người dùng. Khi sản phẩm gặp vấn đề, tôi sẽ báo nguồn hàng lấy hóa đơn để đem đi bảo hành chính hãng”, T.H, một người kinh doanh iPhone lâu năm tại Hà Nội chia sẻ.
Ngoài ra, một số người kinh doanh cá nhân, cửa hàng nhỏ thêm tùy chọn có hóa đơn giá trị gia tăng khi bán iPhone 13 chính hãng. Khách hàng cần trả thêm khoảng 300.000 đồng để được cung cấp loại giấy tờ này.
(Theo Zing)
Người mua iPhone 13 chính hãng cần hóa đơn để được bảo hành ở Việt Nam
Người dùng các dòng sản phẩm mới của Apple phải cung cấp hóa đơn giá trị gia tăng để được tiếp nhận bảo hành. Chính sách này nhằm hạn chế việc mua đi bán lại.
" alt="Loạn chính sách bảo hành iPhone 13 tại Việt Nam" />Đột phá trong tư duy để Việt Nam bứt phá Vậy ngành TT&TT và các lĩnh vực đang trực tiếp được Bộ TT&TT quản lý sẽ cần thay đổi tư duy và chính sách như thế nào để có thể phát triển đột phá nhờ CMCN 4.0, góp phần vào sự phát triển của đất nước?
Nền tảng của thương mại điện tử
Từ một thị trường chuyển phát đã bão hòa, bị thua lỗ, trở thành gánh nặng, các doanh nghiệp bưu chính đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành nền tảng phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT giúp thị trường phát triển mạnh mẽ các kết nối cung cầu trong thế giới ảo. Nhưng cần có một dòng chảy vật lý tương tự thế giới thực, một kết nối vật lý trong thế giới thực. Đó chính là mạng lưới bưu chính. Bưu chính phải đảm bảo dòng chảy hàng hoá trong thế giới thực, đó chính là tương lai, là không gian vô hạn của bưu chính.
Nhưng để trở thành nền tảng phát triển TMĐT, bản thân các doanh nghiệp bưu chính cũng cần thay đổi tư duy. Thay vì chỉ làm dịch vụ chuyển phát hàng hóa, bưu chính phải đặt mục tiêu xa hơn, sở hữu và khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng hiệu quả hơn để từ một dịch vụ cơ bản, doanh nghiệp có thể tiếp cận để cung cấp thêm các dịch vụ khác tới khách hàng. Nếu doanh nghiệp bưu chính cung cấp được nhiều dịch vụ khác nữa trên tập khách hàng của mình thì doanh thu sẽ tăng lên nhiều lần. Lĩnh vực bưu chính lúc đó không chỉ là doanh nghiệp tỷ USD, mà sẽ là doanh nghiệp hàng chục tỷ USD.
Muốn làm được điều đó, doanh nghiệp bưu chính phải thành lập một bộ phận chuyên biệt để đẩy mạnh ứng dụng ICT vào mọi hoạt động của mình. ICT không chỉ giúp đổi mới các hoạt động truyền thống, mà còn có thể tạo ra các lĩnh vực mới. Bưu chính phải thực hiện chuyển đổi số triệt để thì mới có thể sáng tạo, phát triển nhiều dịch vụ mới.
Một số doanh nghiệp bưu chính lớn đã chuyển hướng sang doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ. Bộ TT&TT cũng đang phối hợp với Bộ Công Thương tập trung phát triển TMĐT, chú trọng xây dựng các platform (nền tảng) công nghệ cho hoạt động bưu chính.
Vì một Việt Nam số
Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World). Với nhận thức và xu hướng tiến tới chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã chính thức đề nghị đổi tên hội nghị thành Digital World và được Liên minh Viễn thông thế giới ITU chấp thuận.
Trong quá trình chuyển đổi số, quan trọng nhất là chuyển đổi từ hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số như IoT, Big Data, AI... Để chuyển đổi như vậy, các doanh nghiệp viễn thông cần nhận thức được sứ mệnh của mình với quốc gia, đó là xây dựng hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cho chuyển đổi số, cho một Việt Nam số, (Digital Vietnam). Không chỉ là hạ tầng viễn thông theo khái niệm truyền thống, mà còn là hạ tầng dữ liệu, lưu trữ và xử lý dữ liệu, hạ tầng IoT, hạ tầng về cung cấp ứng dụng như dịch vụ.
Tại Hội thảo Đổi mới Sáng tạo Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội sáng 14/11, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã khẳng định: “5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội để thay đổi thứ hạng viễn thông Việt Nam, mà còn là cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà”; “Kết nối vạn vật sẽ yêu cầu một cách đầu tư hoàn toàn khác so với mạng điện thoại di động dành cho kết nối chỉ con người với nhau. Các nhà mạng di động phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước, đối với dân tộc. Mạng 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật - hạ tầng quan trọng nhất của CMCN 4.0. Việt Nam muốn đi đầu trong CMCN 4.0 thì mạng 5G phải đi trước và cả đi đầu. Mạng lưới, hạ tầng kết nối phải có trước. Đầu tư trước kinh doanh sau, đây phải là triết lý kinh doanh của tất cả các nhà mạng. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất trên thế giới. Số lượng trạm BTS cho 5G sẽ phải lớn hơn rất nhiều so với các công nghệ trước đó. Do vậy, dùng chung hạ tầng, chia sẻ hạ tầng viễn thông với các hạ tầng điện, nước, giao thông là rất quan trọng để giảm chi phí xã hội.”
Hiện tại, chất lượng di động băng rộng của Việt Nam vẫn chưa tốt. Với sự kết hợp công nghệ 4G/5G, các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ cần phải nâng cao chất lượng di động băng rộng để Việt Nam lọt vào Top 30-50 trên thế giới. Tỉ lệ phổ cập smartphone đến 100% người dân Việt Nam cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Viễn thông thế giới (Telecom World) Để ngành viễn thông chuyển đổi sang hạ tầng ICT nhanh hơn, Bộ TT&TT đang đẩy mạnh quá trình đấu thầu và quy hoạch lại tần số để sẵn sàng cho việc triển khai 5G, chuẩn bị thương mại hóa trong năm 2020, đồng thời kiến nghị Chính phủ cho phép thử nghiệm Mobile money.
“Chúng ta đã nói nhiều tới TMĐT, đến khởi nghiệp, đến đổi mới sáng tạo, nhưng lại quên nói đến một trong những nền tảng quan trọng nhất để thúc đẩy chúng là nền tảng thanh toán. Muốn một dịch vụ nào đó phổ biến đến 100% người dân thì đầu tiên là nền tảng thanh toán phải đến được 100% người dân. Không có phương tiện nào có thể thực hiện việc này tốt hơn là di động, là Mobile Money. Ở Việt Nam, tỷ lệ người dùng thẻ tín dụng còn thấp, nhưng mật độ thuê bao di động thì đã trên 100% từ nhiều năm nay”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận.
Tại Việt Nam, 99% các giao dịch dưới 100.000 đồng là bằng tiền mặt. Mobile Money sẽ là giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Câu chuyện ở đây là công nghệ có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề của đất nước, nhưng phải dám thay đổi, dám chấp nhận các mô hình mới.
Mobile Money là một ví dụ thuyết phục về việc nhà mạng viễn thông có thể trở thành nền tảng của nhiều thứ, chứ không chỉ là hạ tầng viễn thông như hàng trăm năm nay. Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp viễn thông sẽ được kỳ vọng rất nhiều trong việc tự chuyển mình để trở thành nền tảng của dữ liệu, của điện máy đám mây, của nội dung số, của xác thực của IoT...
Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng
Nếu coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng. Muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người.
Tại Hội thảo Ngày An toàn thông tin (ATTT) Việt Nam 2019, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận xét: “Nếu thực hiện đảm bảo ATTT chưa tốt, có nghĩa là nhận thức của chúng ta đang có vấn đề. Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới thường đầu tư trung bình 15-20% giá trị dự án CNTT cho việc đảm bảo công tác ATTT. Tại Việt Nam, tỷ lệ này thường xuyên ở mức dưới 5%. Với thực tế này, chưa thể nói Việt Nam đã có nhận thức đầy đủ về ATTT được.”
Để giải quyết thực trạng trên, trước tiên, cần phải thay đổi cách nghĩ về ATTT. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp, tổ chức đẩy mạnh triển khai ứng dụng và phát triển CNTT trước, thì giờ đây, ứng dụng và phát triển CNTT phải song hành cùng an toàn, an ninh mạng.
Nếu như trước đây khi xảy ra sự cố ATTT, các cơ quan, doanh nghiệp cố gắng giữ kín, càng ít người biết càng tốt, thì giờ đây, họ phải hiểu rằng không ai an toàn một mình trong không gian mạng. Càng chia sẻ, chúng ta càng an toàn hơn. Không chia sẻ thì sau chúng ta lại sẽ là một doanh nghiệp nào đó nữa bị tấn công tương tự. Mức độ bảo đảm an toàn, an ninh mạng của một cơ quan, tổ chức không phải nằm ở việc cơ quan, tổ chức đó có bị tấn công hay không, mà nằm ở cách thức cơ quan, tổ chức đó phản ứng như thế nào sau khi bị tấn công. Nếu họ rút ra được những kinh nghiệm, bài học để khắc phục sự cố của hệ thống và chia sẻ thì sẽ giúp cả cộng đồng cùng nâng cao độ an toàn trước các sự cố ATTT.
Cũng đã đến lúc cần phải thay đổi cách làm. Nếu trước đây, khi đầu tư, các cơ quan, đơn vị thường chú trọng đầu tư cho giải pháp, thiết bị mà ít chú trọng đến con người, quy trình. Giờ đây, con người là quan trọng nhất, sau đó đến quy trình, rồi mới đến giải pháp, thiết bị. Mỗi cơ quan, tổ chức cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý, cân đối cả ba yếu tố này.
Nếu như trước đây, chúng ta thường tự đầu tư, tự bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho cơ quan, tổ chức của mình, thì giờ đây, chúng ta phải hiểu rằng, những dịch vụ tốt nhất được cung cấp bởi những doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất.
Việt Nam rất cần nâng cao tiềm lực an toàn, an ninh mạng quốc gia, làm chủ công nghệ để bảo đảm an toàn. Cơ quan, tổ chức nhà nước phòng, chống tấn công mạng cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm “Make in Vietnam”. Các doanh nghiệp tiên phong về ATTT cần phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
Việt Nam có lợi thế lớn khi có khoảng 1 triệu nhân lực trong lĩnh vực ICT. Nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng vào loại tốt trên thế giới, với những chuyên gia đạt đẳng cấp quốc tế. Việt Nam hoàn toàn có thể sinh ra những doanh nghiệp lớn mạnh để trở thành cường quốc an toàn, an ninh mạng, nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.
Năm 2019 cũng đánh dấu chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực ATTT với việc Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Luật An ninh mạng cùng với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các quyết định, chỉ thị, nghị định được Thủ tướng ký ban hành trong năm 2018 như Nghị định số 130/2018/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số), Nghị định số 53/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự), Chỉ thị số 14/CT-TTg (về việc nâng cao năng lực phòng chống phần mềm độc hại), Quyết định 28/2018/QĐ-TTg (về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước), Quyết định số 1017/QĐ-TTg (về việc Phê duyệt Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ CNTT phục vụ chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025) đã hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới thể chế từ cấp Trung ương tới các bộ, ngành và địa phương về đảm bảo an toàn an ninh mạng.
Luật An ninh mạng tập trung quy định về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, trọng tâm là các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, quy định rõ các nội dung triển khai, hoạt động kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức này. Cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế cũng là một trong những đối tượng được bảo vệ trọng điểm.
Nền tảng của Chính phủ điện tử là ứng dụng CNTT
Tháng 9/2019 đánh dấu một chuyển biến mới về Chính phủ điện tử (CPĐT) tại Việt Nam, khi Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử. Hiện từng tỉnh, từng bộ của Việt Nam đều đã có cách làm riêng về xây dựng CPĐT. Tuy vậy, hệ thống của các bộ ngành, địa phương vẫn chưa kết nối, chia sẻ được với nhau. Để làm được điều đó, cần đẩy nhanh sự ra đời của một nền tảng dùng chung. Đây sẽ là trọng trách của Bộ TT&TT trong thời gian tới.
Để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT trong Chính phủ, từ Trung ương tới các địa phương, các tỉnh thành và các bộ cũng cần thay đổi tư duy, trong phân bổ ngân sách, hàng năm phải có hạng mục chi cho CNTT. Hạt nhân triển khai CNTT tại các địa phương phải là Sở TT&TT. Các quy định về dự án CNTT, thuê dịch vụ CNTT theo hướng đặc thù cũng cần sửa đổi. Các đơn vị CNTT của các bộ, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng kế hoạch xây dựng CPĐT và đô thị thông minh theo Khung kiến trúc CPĐT Việt Nam 2.0 đang được Bộ TT&TT trình Chính phủ duyệt.
Để triển khai CPĐT hiệu quả, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Các địa phương cần triển khai nền tảng trước, triển khai ứng dụng sau, bởi nếu không sẽ chồng chéo dẫn đến đầu tư không hiệu quả. Dữ liệu phải được dùng chung và điều hành tập trung, có như vậy việc chỉ đạo điều hành mới đem lại hiệu quả.”
Đồng thời, Bộ TT&TT sẽ làm việc với từng bộ, từng tỉnh/thành phố để đẩy nhanh xây dựng CPĐT, tháo gỡ khó khăn cho các bộ và tỉnh, tập trung chỉ đạo một số bộ, địa phương làm mẫu, nhất là về đô thị thông minh để đánh giá, hướng dẫn triển khai rộng rãi.
Chuyển đổi số với "Make in Vietnam"
CMCM 4.0 và chuyển đổi số đang mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó chính là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Cần phải phát triển thêm 50.000 doanh nghiệp ICT để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số Việt Nam.
Việt Nam cần tập trung phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số. Một là, các doanh nghiệp công nghệ lớn, làm chủ quá trình nghiên cứu phát triển các công nghệ cốt lõi và đầu tư hạ tầng ICT. Cần khoảng 10-20 doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, thị trường và nhân lực. Hai là, các doanh nghiệp công nghệ đã có 10-20 năm kinh nghiệm. Hiện Việt Nam đang có hàng ngàn doanh nghiệp dạng này, nhưng đang chủ yếu làm gia công thì nay cần chuyển sang làm sản phẩm, tập trung làm các platforms chuyển đổi số. Ba là, các doanh nghiệp công nghệ mới khởi nghiệp, làm tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ, mang công nghệ số áp dụng vào mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Sẽ cần hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn doanh nghiệp loại này. Cuối cùng là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới đột phá. Việt Nam có được hàng trăm doanh nghiệp loại này cũng đã rất thành công.
Để đẩy mạnh công nghiệp CNTT trong thời đại CMCN 4.0, cần 5 yếu tố nền tảng quan trọng. Thứ nhất, chính sách của Chính phủ cần thay đổi để chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh tế mới. Thứ hai, phải tự sản xuất được các thiết bị IoT, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để xử lý hàng tỷ thiết bị, hàng nghìn tỷ kết nối với lượng dữ liệu khổng lồ. Thứ ba, phải có cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến với mạng băng rộng tốc độ cao 5G, cùng tỷ lệ sử dụng smartphone đạt 100% dân số. Thứ tư, Chính phủ ban đầu sẽ hỗ trợ ngành công nghiệp bằng cách phân bổ nhiều hơn chi tiêu cho các sản phẩm 4.0. Cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo lại kỹ năng và đào tạo kỹ năng nâng cao.
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành quy định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ.
Chiến lược CMCN 4.0 của Việt Nam dự kiến sẽ gồm ba giai đoạn. Giai đoạn một, đẩy nhanh việc áp dụng CMCN 4.0 trong tất cả các ngành nhằm tăng hiệu quả hoạt động và năng suất lao động và tạo cơ hội mới cho tăng trưởng. Giai đoạn hai, tập trung vào nghiên cứu và làm chủ công nghệ để phát triển các sản phẩm 4.0, thông qua chương trình "Make in Vietnam". Giai đoạn ba, sử dụng CMCN 4.0 như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu để hiện thực hóa các mục tiêu của Việt Nam cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia.
Tạo đồng thuận, niềm tin và khát vọng Việt Nam hùng cường
Sứ mạng của báo chí là phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường. Một đất nước muốn vươn lên thì sức mạnh chính phải là sức mạnh tinh thần. Báo chí phải tạo ra sức mạnh tinh thần đó, tạo ra năng lượng tích cực cho xã hội, cho người dân. Dù là đưa tin tiêu cực hay tích cực thì vẫn phải với mục tiêu khích lệ sự phát triển đi lên, làm cho Việt Nam mạnh lên, ổn định, chứ không phải làm xói mòn lòng tin và sức mạnh của đất nước.
Muốn quản lý được báo chí thì đầu tiên phải nhìn thấy toàn bộ bức tranh hàng trăm triệu thông tin mỗi ngày trên không gian mạng, phải giám sát được, đo lường được, phân tích và dự báo được các xu thế, phát hiện sai phạm để nhắc nhở. Các đơn vị, cá nhân sai phạm có hệ thống cần phải xử lý rất nghiêm minh.
Năm 2019, Bộ TT&TT đã triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến 2025, giúp giải quyết một số vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực báo chí hiện nay như tình trạng báo hoá tạp chí, báo hoá trang tin điện tử tổng hợp, giải quyết nạn phóng viên làm tiền doanh nghiệp.
Nhiều báo hiện nay không nhận được hỗ trợ tài chính của Nhà nước, tự tìm nguồn thu trên thị trường. Trong khi đó, thị trường quảng cáo bị chia sẻ gần 40% với mạng xã hội, và con số này có xu thế ngày càng tăng lên. Bộ TT&TT sẽ sớm hoàn thiện cơ chế đặt hàng báo chí, đề xuất cơ chế thuế, cơ chế tự chủ tài chính thuận lợi cho báo chí phát triển.
Công nghệ số đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới lĩnh vực báo chí truyền thông, làm thay đổi các hình thức truyền tải tin tức truyền thống. Nhưng các cơ quan báo chí lại đang là người đi sau về công nghệ nhất. Đứng trước những thách thức khác nhau của nhu cầu đổi mới công nghệ, nhiều cơ quan báo chí đã lỗi hẹn, đã bỏ cuộc hoặc thậm chí chưa từng bắt đầu.
Công nghệ sẽ tạo cuộc chơi mới, tạo mô hình kinh doanh mới. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí, trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có những biến động mạnh, đặt tất cả các cơ quan báo chí trước bài toán khốc liệt để tồn tại và phát triển.
Người làm báo có thể cho rằng công nghệ mới sẽ phức tạp, nhưng sự phức tạp đó lại giúp cho việc làm báo đơn giản hơn. Sự phức tạp của công nghệ không liên quan đến người làm báo, hãy đẩy sự phức tạp của công nghệ cho công ty công nghệ. Chuyển đổi số báo chí cần có những công ty công nghệ đi bên cạnh hỗ trợ. Rất may là Việt Nam có những công ty công nghệ số rất mạnh, không chỉ cung cấp hạ tầng viễn thông, hạ tầng CNTT, hạ tầng Cloud, họ còn có thể phát triển các Platforms, các ứng dụng cho báo chí, nhất là các Platforms dùng chung cho báo chí.
Một mô hình kinh doanh mới, một hệ sinh thái mới cần được phát triển để báo chí có thể làm tốt hơn sứ mạng của mình. Các doanh nghiệp VT-CNTT nói riêng và các doanh nghiệp công nghệ số nói chung cần chung tay vì sự phát triển của báo chí nước nhà, cũng là vì sự phát triển của chính mình.
Huy Phong (ghi)
" alt="Đột phá trong tư duy để Việt Nam bứt phá" />Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ 5G cho 3 doanh nghiệp Viettel, VNPT và MobiFone trên địa bàn một số tỉnh, thành phố.
Ngày 20/3, Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT đã có văn bản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bảo đảm chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ trực tuyến.
Công văn nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ ngày 11/3/2020 đã có Chỉ thị 13 yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành, học tập, khai báo điện tử, kiểm soát dịch bệnh; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Thực hiện Chỉ thị này, các cấp, ngành đang tăng cường, đẩy mạnh sử dụng các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến như dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử, dạy và học trực tuyến, y tế từ xa, hội nghị, làm việc trực tuyến...
Do vậy, lưu lượng dữ liệu phát sinh từ các dịch vụ trực tuyến, nhu cầu lắp đặt thuê bao mới dự báo tăng trưởng đột biến; đồng thời dự báo sẽ có sự dịch chuyển nguồn lưu lượng về phía kết cuối thuê bao tại các hộ gia đình cũng như thay đổi về chu kỳ giờ bận, lưu lượng “đỉnh” trong ngày...
Số liệu thống kê trong nước cho thấy lưu lượng lưu chuyển qua trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) tăng đến 40% trong thời gian vừa qua.
Số liệu tham khảo từ các nước, khu vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho thấy tăng trưởng đến 50% về lưu lượng truy cập các website, cá biệt tại các khu vực chịu cách ly, phong tỏa lưu lượng tháng 3/2020 tăng đột biến tới 90% so với tháng 2/2020, tập trung chủ yếu vào lưu lượng từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến...
Để đảm bảo chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông trong tình hình mới, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu từ các dịch vụ trực tuyến của các cấp, ngành và người dân, Cục Viễn thông vừa đề nghị các nhà mạng thực hiện một số yêu cầu.
Trong đó, có các nội dung đáng chú ý như nhà mạng cần tăng cường đầu tư, nâng cấp hạ tầng băng rộng, mở rộng dung lượng băng thông kết nối Internet trong nước thông qua các kết nối trực tiếp ngang hàng, kết nối tới trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX; mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế; tăng vùng phủ băng rộng tới cấp huyện, xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Bên cạnh đó, cần khẩn trương nâng cấp, bảo đảm kết nối Internet băng rộng tại các khu vực cách ly tập trung, các cơ sở y tế đang thực hiện cách ly, điều trị để phòng, chống dịch Covid-19. Có phương án dự phòng cơ động để nhanh chóng bổ sung dung lượng, điểm kết nối Internet cho các khu vực dân cư cách ly, phong tỏa.
Nghiên cứu phương án nâng băng thông, đường truyền với mức giá cước không đổi cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ. Đối với trường hợp khách hàng tại các khu vực cách ly tập trung, các cơ sở y tế đang thực hiện cách ly, điều trị để phòng, chống dịch bệnh chưa kịp thanh toán cước, nhà mạng có phương án tạm thời không ngắt kết nối trong 30 ngày.
Các doanh nghiệp viễn thông di động được yêu cầu cần sớm hoàn thiện các thủ tục, cơ sở hạ tầng để triển khai dịch vụ Mobile Money nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt. Nghiên cứu, có phương án đẩy nhanh việc thương mại hóa 5G tạo điều kiện phát triển các ứng dụng y tế từ xa, đào tạo trực tuyến, sản xuất thông minh...
Đồng thời, khẩn trương công bố vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số kèm theo các giá trị tốc độ truy nhập Internet và tiếp tục duy, đảm bảo chất lượng dịch vụ nhắn tin ngắn theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
M.T.
" alt="Thúc đẩy dịch vụ trực tuyến, Bộ TT&TT đề nghị nhà mạng đẩy nhanh thương mại hóa 5G" />- Cố tình đi ngược chiều, tài xế container gặp ngay cái kết đắngCố tình chạy ngược chiều gây cản trở xe giao thông, tài xế xe container gặp ngay tổ CSGT đi tuần và yêu cầu dừng xe." alt="Đi vào đường một chiều, xe ô tô bỗng nhiên lật ngửa giữa đường" />
- ·Nhận định, soi kèo Farense vs Rio Ave, 22h30 ngày 25/1: Áp sát đối thủ
- ·Facebook cấp tick xanh cho tài khoản giả mạo Elon Musk
- ·Tập đoàn Ngân Tín khảo sát dự án tại huyện Bình Đại, Bến Tre
- ·Giật mình dàn xe taxi 'rác' vứt la liệt chật vỉa hè ở Hải Phòng
- ·Soi kèo góc Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1
- ·Con người đã có thể điều khiển máy tính bằng sóng não?
- ·Đi vào đường một chiều, xe ô tô bỗng nhiên lật ngửa giữa đường
- ·Liên tiếp có trẻ tổn thương gan, rối loạn đông máu vì sốt xuất huyết
- ·Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
- ·Xác định và bài trí góc tài vị để nhà quanh năm đón lộc
- 'Drift lỗi', Hyundai Verna rụng bánh sau khi mất lái tông vào dải phân cáchCố tình thực hiện pha drift ngắn bằng chiếc Hyundai Verna nhưng không đúng kỹ thuật, tài xế ở Ấn Độ mất kiểm soát lái xe lao vào giải phân cách khiến xe "rụng bánh"." alt="Xe taxi chuyển làn ẩu, thản nhiên tạt đầu xe đầu kéo chở gạch" />
Những doanh nghiệp bất động sản, bảo hiểm, giáo dục… sẽ chịu tác động lớn nhất từ nghị định chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Nghị định 91 sẽ giúp người dân thoát khỏi vấn nạn "cuộc gọi rác"
Vấn nạn tin nhắn rác được Bộ TT&TT và các nhà mạng ra tay chặn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện, làm giảm đáng kể số lượng tin gửi đến cho khách hàng. Nếu như trước đây mỗi ngày có thuê bao nhận được hàng chục tin rác thì giờ đây mỗi tuần chỉ nhận một vài tin nhắn mời chào sử dụng các loại dịch vụ. Thế nhưng, sau tin nhắn rác là vấn nạn cuộc gọi rác "telesale" tấn công khách hàng của các công ty bảo hiểm nhân thọ, cho vay tiền, bất động sản, học tiếng Anh… Nhiều thuê bao di động cho biết, cứ tầm 9 - 10h sáng và 2h chiều trong những ngày làm việc họ bị đội quân "telesale" mời mọc mua dịch vụ gây ức chế tâm lí. Vì vậy, Nghị định 91 được người dùng di động ví như một giải pháp quan trọng cho sự an bình của người dân.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho hay, nhiều khách hàng phản ánh cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi rác xuất hiện ngày càng nhiều gây bức xúc cho người dùng, trong đó có cả những cuộc gọi lừa đảo, trừ cước. Nhưng trước đây chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định với đối tượng này. Vì vậy, trong Nghị định mới, Bộ TT&TT đã tham mưu cho Chính phủ lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về cuộc gọi rác. Nghị định đã quy định khái niệm cuộc gọi quảng cáo, cuộc gọi rác và biện pháp quản lý với đối tượng mới này, qua đó lấp được lỗ hổng thiếu quy định về ngăn chặn cuộc gọi rác.
“Nghị định 91 định nghĩa rõ cuộc gọi rác là cuộc gọi quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm quy định về gọi điện thoại quảng cáo với các nội dung bị cấm. Mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi (gồm tên, địa chỉ) và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Trong trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước. Trường hợp người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo, người quảng cáo phải chấm dứt ngay. Quy định này không chỉ bảo vệ người dùng trước cuộc gọi rác mà còn tạo cơ sở cho doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các cuộc gọi quảng cáo đúng pháp luật và thúc đẩy kinh tế, giúp cho người quảng cáo gặp được đúng nhu cầu cần tiếp nhận quảng cáo của khách hàng. Nghị định sẽ được áp dụng từ ngày 1/10/2020”.
Nhà quảng cáo, bất động sản, nội dung số nói gì?
Bình luận về Nghị định 91, ông Duy Tuấn - Chủ tịch Câu lạc bộ Nội dung số viễn thông cho biết, trước đây các doanh nghiệp nội dung số tự nhắn tin mời khách hàng sử dụng dịch vụ. Thế nhưng, 2-3 năm nay đa phần các doanh nghiệp nội dung số sử dụng kênh truyền thông phải qua SMS của nhà mạng. Nhà mạng chỉ nhắn tin đến những khách hàng đồng ý cho gửi tin nhắn quảng cáo. Vì vậy, những doanh nghiệp này ít bị tác động sau khi nghị định chặn tin nhắn rác và cuộc gọi rác có hiệu lực.
Ông Duy Tuấn cho rằng nếu Nghị định 91 được thực thi nghiêm túc thì những doanh nghiệp làm ở lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, fintech… sẽ chịu tác động lớn nhất. Nhưng nếu siết chặt biện pháp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm có thể phát sinh ra một mô hình kinh doanh mới, đó là tổ chức những hình thức như chương trình khuyến mãi, ưu đãi... để thu gom khách hàng chịu đăng ký nhận tin ưu đãi của các nhóm ngành hàng. Tuy nhiên, việc này không đơn giản bởi trước đó các nhà mạng cũng tung ra chương trình tặng data, tặng tiền, tặng cước... cho thuê bao nhận tin nhắn quảng cáo song chỉ có khoảng 30% khách hàng chịu đồng ý nhận tin nhắn quảng cáo.
Bình luận về nghị định chống tin nhắn rác và cuộc gọi rác, đại diện một công ty telesale chuyên cung cấp nền tảng bán hàng qua điện thoại cho rằng cũng bị tác động bởi chính sách trên. Song trước đó công ty đã tiên lượng được tình huống này bởi một số nước như Mỹ đã đưa ra chính sách như vậy. Lãnh đạo công ty thừa nhận tình trạng SIM rác tràn lan đã bị lợi dụng để các cuộc gọi rác và tin nhắn rác dội bom khách hàng.
Đại diện truyền thông một chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh chia sẻ với ICTnews rằng họ có thể bị tác động bởi chính sách chặn tin nhắn rác và cuộc gọi rác mà Chính phủ mới ban hành. "Chúng tôi cũng mua và sắp xếp dữ liệu khách hàng để tránh trường hợp khách hàng bị gọi quá nhiều, trùng lặp. Thế nhưng, vì áp lực thu hút khách hàng mới nên có nhân viên kinh doanh tự ý mua dữ liệu ở ngoài và thực hiện cuộc gọi đến khách hàng, thậm chí cả những khách hàng có con đang học ở trung tâm", vị đại diện nói.
Được cho là lĩnh vực bị tác động lớn nhất sau khi Nghị định 91 có hiệu lực, đại diện một công ty bất động sản ở Vân Đồn, Quảng Ninh cho hay, họ vẫn chưa tính toán hết đến yếu tố tác động từ nghị định này. Hiện kênh nhắn tin không còn hiệu quả vì khách hàng không quan tâm đến tin nhắn quảng cáo nữa. Tuy nhiên, công ty vẫn bán bất động sản qua các sàn giao dịch chứ không bán trực tiếp. Các sàn giao dịch sẽ liên hệ với khách hàng qua điện thoại, vì vậy Nghị định 91 sẽ tác động đến bộ phận này, buộc công ty phải tìm phương thức bán hàng khác.
Tương tự như ý kiến trên, đại diện doanh nghiệp bất động sản đang triển khai dự án lớn ở Hạ Long thừa nhận Nghị định 91 sẽ tác động đến các sàn giao dịch hơn là chủ đầu tư bởi sàn giao dịch là người chào bán qua điện thoại. Nhưng doanh nghiệp này phỏng đoán việc ảnh hưởng không nhiều vì khách hàng hiện nay của họ chủ yếu là khách hàng cũ đã có mối quan hệ với công ty.
Những doanh nghiệp kể trên đang quan sát xem việc thực thi nghị định mới của Chính phủ về chống thư rác, tin nhắn rác và cuộc gọi rác có nghiêm túc hay không. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn nạn tin nhắn rác và cuộc gọi rác đang gây bức xúc cho người dùng di động.
Thái Khang
Chính phủ ra nghị định chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91 thay thế Nghị định số 90/2008/NĐ-CP và Nghị định số 77/2012/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đang gây bức xúc cho người dân hiện nay.
" alt="Doanh nghiệp bất động sản, bảo hiểm… 'đứng tim' trước nghị định chặn cuộc gọi rác" />Phát tán tin giả
Bà Haugen tố cáo “Facebook đánh lừa các nhà đầu tư và công chúng về vai trò của nó trong gây ra thông tin sai lệch và chủ nghĩa cực đoan bạo lực liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ 2020 và cuộc bạo loạn ngày 6/1”.
Một trong những tài liệu nêu chi tiết nghiên cứu tháng 6/2019 có tên “Hành trình của Carol đến Qanon”. Trong đó, Facebook mở tài khoản cho Carol Smith - một bà mẹ 41 tuổi theo Đảng bảo thủ không có thật – để xem xét tác động của các thuật toán trang (page) và nhóm (group). Sau khi “Carol” theo dõi một số trang tick xanh của những nhân vật Đảng bảo thủ như Fox News, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, chỉ mất hai ngày, thuật toán đã gợi ý bà theo dõi trang QAnon, một tổ chức thuyết âm mưu khét tiếng.
Một tài liệu khác trình bày nghiên cứu thực hiện sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol 6/1, cho rằng Facebook đáng ra có thể làm nhiều điều hơn để ngăn chặn vụ việc.
Đáp lại, người phát ngôn Facebook khẳng định trách nhiệm của vụ bạo loạn thuộc về những người tấn công Đồi Capitol và những ai kích động họ.
Thiếu hỗ trợ trên toàn cầu
Theo tài liệu mà bà Haugen cung cấp, có sự chênh lệch về năng lực ngăn chặn phát ngôn thù hận và tin giả tại các nước như Myanmar, Afghanistan, Ấn Độ, Ethiopia và phần lớn khu vực Trung Đông so với phần còn lại của thế giới. Đây là nơi nhiều ngôn ngữ địa phương không được cập nhật.
Dù nền tảng của Facebook hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ, nhóm quản trị nội dung toàn cầu chỉ bao gồm 15.000 người đánh giá nội dung bằng 70 thứ tiếng tại hơn 20 địa điểm khắp thế giới.
Chẳng hạn, tại Ấn Độ - thị trường đông người dùng Facebook nhất, Facebook không có bộ lọc phát ngôn thù hận cho tiếng Hindi hay Bengali dù có hơn 600 triệu người nói tiếng này. Các nhà nghiên cứu Facebook thừa nhận điều đó đồng nghĩa nhiều nội dung không bao giờ bị đánh dấu hay có hành động phù hợp.
Tuy nhiên, người phát ngôn Facebook cho biết, công ty đã bổ sung bộ lọc phát ngôn thù hận cho tiếng Hindi vào năm 2018, Bengali năm 2020, Tamil và Urdu thời gian gần đây.
Ngoài ra, Giám đốc Chính sách Nhân quyền Facebook, Miranda Sissons, chia sẻ công ty có quy trình đánh giá và ưu tiên những nước có nguy cơ bạo lực và ảnh hưởng cao nhất ngoài đời. Họ sẽ triển khai hỗ trợ theo từng nước khi cần thiết.
Buôn người
Facebook nhận thức được những kẻ buôn người lợi dụng nền tảng ít nhất từ năm 2018, nhưng lại gặp khó khăn trong quản lý nội dung liên quan, theo tài liệu mà CNN có được.
Tài liệu nội bộ tháng 9/2019 nhắc đến cuộc điều tra của Facebook, trong đó có đoạn các đối tượng trong đường dây buôn người sử dụng Facebook, Instagram, Page, Messenger và WhatsApp.
Các tài liệu khác mô tả lại quá trình các nhà nghiên cứu Facebook đánh dấu và xóa bỏ các tài khoản Instagram dùng để buôn người, vạch ra các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề, bao gồm gỡ một số hashtag. Dù vậy, CNN phát hiện một số tài khoản Instagram tương tự vẫn hoạt động tuần trước và quảng cáo buôn người. Sau khi CNN liên hệ, Facebook xác nhận các tài khoản vi phạm chính sách và đã xóa tài khoản lẫn bài viết.
Phát ngôn viên Facebook khẳng định công ty đã chống lại nạn buôn người trong nhiều năm và mục tiêu của họ là ngăn chặn bất kỳ kẻ nào muốn khai thác người khác hoạt động trên nền tảng.
Kích động bạo lực
Tài liệu nội bộ chỉ ra Facebook biết rằng, các chiến lược hiện tại không hiệu quả trong việc ngăn chặn phát tán bài viết kích động bạo lực, tại những nước có nguy cơ xung đột, chẳng hạn Ethiopia.
Facebook dựa vào các tổ chức xác minh bên thứ ba để xác định, đánh giá và xếp hạng thông tin sai sự thật trên nền tảng bằng công cụ nội bộ. Theo đó, Ethiopia, quốc gia xảy ra nội chiến năm ngoái, nằm trong số các nước có nguy cơ cao nhất. Báo cáo của Facebook cho biết, các tổ chức vũ trang ở đây đã dùng Facebook để kích động bạo lực, chống lại người thiểu số.
Đây không phải lần đầu Facebook bị chỉ trích vì vai trò trong cổ động phát ngôn thù địch, bạo lực. Sau khi Liên Hợp Quốc phê phán Facebook trong cuộc khủng hoảng Myanmar năm 2018, công ty đã thừa nhận chưa làm hết sức để ngăn chặn và ông Zuckerberg cũng hứa hẹn sẽ tăng cường nỗ lực quản trị của Facebook.
Dù vậy, bà Haugen nói rằng “Myanmar và Ethiopia chỉ là chương mở đầu”.
Người phát ngôn Facebook cho biết, công ty đã đầu tư 13 tỷ USD và 40.000 người cho an toàn và bảo mật trên nền tảng, cũng như có hơn 80 đối tác trong chương trình xác thực thông tin.
Tác động lên trẻ vị thành niên
Theo các tài liệu, Facebook chủ động gia tăng nền tảng người dùng trẻ tuổi, ngay cả khi nghiên cứu nội bộ gợi ý các nền tảng của nó, đặc biệt là Instagram, gây hiệu ứng tiêu cực lên sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của người dùng.
Facebook vận dụng nhiều chiến lược để người trẻ lựa chọn Facebook làm nền tảng ưu tiên khi kết nối mọi người và sở thích. Chúng bao gồm thay đổi thiết kế và điều hướng căn bản để cho người dùng cảm thấy gần gũi, giải trí hơn.
Tuy nhiên, theo Thời báo Phố Wall, các nền tảng của Facebook “khiến vấn đề hình ảnh cơ thể trở nên xấu hơn với 1 trong 3 bé gái. Nghiên cứu nội bộ cũng phát hiện Instagram khiến các bé gái nghĩ nhiều hơn về tự sát, làm đau bản thân hay nhịn ăn.
Đáp lại, Giám đốc Chính sách công Instagram, Karina Newton, thừa nhận một số điểm, song khẳng định Thời báo Phố Wall chỉ tập trung vào vài phần của báo cáo và đưa tin tiêu cực.
Thuật toán thổi bùng chia rẽ
Năm 2018, Facebook điều chỉnh thuật toán Bảng tin để tập trung vào các “tương tác xã hội có ý nghĩa”. Dù vậy, theo tài liệu nội bộ mà CNN có được, không lâu sau thay đổi này, sự giận dữ và chia rẽ trên mạng lại được thổi bùng.
Phân tích 14 nhà xuất bản trên Facebook vào cuối năm 2018 cho thấy, càng nhiều bình luận tiêu cực, bài viết càng được bấm chuột nhiều hơn. Một nhân viên Facebook viết: “Cơ chế nền tảng của chúng ta không trung lập”.
Du Lam (Theo CNN)
Mạng xã hội tại Australia có thể phải xin phép phụ huynh của người dùng vị thành niên
Australia vừa công bố kế hoạch buộc các mạng xã hội phải xin phép phụ huynh của người dùng dưới 16 tuổi và sẽ phạt hàng triệu USD nếu vi phạm.
" alt="‘Hồ sơ Facebook’ vạch trần mảng tối xấu xí của mạng xã hội lớn nhất hành tinh" />Ở quý đầu tiên của năm nay, thị trường siêu xe Việt được "mở hàng" bởi loạt siêu phẩm như Ferrari SF90 Stradale, McLaren 765LT hay Porsche 918 Spyder. Chưa dừng lại ở đó, các đại gia Việt hứa hẹn mang về những siêu xe đời mới nhất, siêu xe hàng đầu thế giới. Ảnh: Phan Công Khanh.
Audi R8 V10sie Spyder Performance: Cách đây khoảng 2 tuần, chiếc Audi R8 V10 Performance đời 2021 đầu tiên được mang về Việt Nam. Mới đây, một doanh nghiệp nhập khẩu tư nhân tại TP.HCM vừa đăng tải hình ảnh đặt hàng thành công cho phiên bản mui trần của R8 V10 Performance. Ảnh: NetCarShow.
Chiếc Audi R8 V10 Spyder Performance đầu tiên Việt Nam thuộc đời 2021 và mang màu khá nổi bật. Nội thất của xe mang tone đen đỏ. Ước tính, siêu xe này có giá khoảng 20 tỷ đồng sau khi về Việt Nam. Ảnh: NetCarShow.
Audi R8 sắp về Việt Nam thuộc phiên bản facelift của thế hệ thứ 2, ra mắt vào năm 2018. Xe được thay đổi đôi chút ở thiết kế, theo ngôn ngữ mới của Audi. Tất cả phiên bản của R8 facelift đều sử dụng động cơ hút khí tự nhiên V10 5.2L. Trong đó, bản Performance mạnh nhất cho ra công suất 611 mã lực, khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 3,2 giây. Ảnh: NetCarShow.
Lamborghini Huracan STO: Sau Huracan Evo, phiên bản hiệu năng cao của siêu xe này là Huracan STO cũng sắp cập bến Việt Nam. Đây là bước đi khá nhanh của đại gia Việt khi siêu xe này chỉ mới ra mắt cuối năm 2020. Ảnh: NetCarShow.
Mang cảm hứng từ các mẫu xe đua và siêu xe đình đám như Sesto Elemento hay Huracan Super Trofeo, Lamborghini Huracan STO có kiểu dáng đậm chất khí động học. Một số chi tiết trên xe cho thấy sự ảnh hưởng từ xe đua như cản trước, nắp capo, cánh gió sau, hốc gió khoang động cơ... Ảnh: NetCarShow.
Siêu xe dành cho đường đua có hiệu suất tốt nhất thế giới vẫn sử dụng động cơ V10 5.2L, sản sinh công suất 631 mã lực và mô-men xoắn 565 Nm. Huracan STO có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 3 giây, 0-200 km/h trong 9 giây và vận tốc tối đa 310 km/h. Ảnh: NetCarShow.
Tại Mỹ, Huracan STO có giá khởi điểm hơn 320.000 USD. Sau khi về Việt Nam, mức giá của siêu xe này chắc chắn sẽ cao hơn con số 20 tỷ đồng của Huracan tiêu chuẩn. Ảnh: NetCarShow.
Ferrari LaFerrari: Ngày 1/4, một người chuyên kinh doanh xe nhập khẩu tại TP.HCM đã đăng tải hình ảnh úp mở về việc đưa Ferrari LaFerrari về Việt Nam. LaFerrari là siêu phẩm được trông chờ nhất tại Việt Nam trong thời gian qua. Năm 2019, một doanh nghiệp tại Hà Nội thông báo sắp mang chiếc LaFerrari màu trắng về Việt Nam. Có lẽ vì trục trặc nên đến nay, chưa có chiếc LaFerrari nào lăn bánh tại Việt Nam. Ảnh: Phan Công Khanh.
Ferrari chỉ sản xuất 500 chiếc LaFerrari (coupe) và 210 chiếc LaFerrari Aperta (mui trần). Mức giá khởi điểm của siêu xe này là 1,2 triệu USD. Hiện nay, một chiếc LaFerrari đã qua sử dụng có giá không dưới 3 triệu USD. Ảnh: Al Ain Class Motors.
LaFerrari là chiếc Ferrari đầu tiên sử dụng động cơ hybrid. Cung cấp sức mạnh cho xe là động cơ V12 6.3L và mô-tơ điện, sản sinh tổng công suất 950 mã lực và mô-men xoắn 899 Nm. Việc thông tin về mẫu xe này được đăng tải vào ngày Cá tháng Tư nên nhiều người nghi ngờ tính xác thực. Ảnh: Al Ain Class Motors.
Theo Zing
Tin bài cộng tác xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Siêu xe Audi R8 hơn 10 năm tuổi giá ngang Toyota Fortuner gây sốc
Chiếc siêu xe thể thao Audi R8 đời 2009 dù hơn 10 năm tuổi nhưng số km mới xấp xỉ 15.000 km được chủ xe rao bán chỉ tương đương chiếc SUV bình dân Toyota Fortuner phiên bản cao cấp.
" alt="3 siêu xe đình đám sắp được mang về Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Al Duhail, 22h45 ngày 23/1: Chắn đứng mạch toàn thắng
- ·Top 5 mẫu mô tô phù hợp cho người chơi mới nhập môn
- ·Em bé được cứu sống nhờ một chiếc túi nylon
- ·5G chiếm 21% lưu lượng truy cập di động tại Hàn Quốc
- ·Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- ·5 thói quen có hại cho gan có thể bạn chưa biết
- ·Lấn chiếm 11.000m2 đất vàng sau gần 17 năm thuê đất kinh doanh
- ·Khám phá siêu xe từng chỉ dành cho những ‘Rich Kid’ thập niên năm 80
- ·Nhận định, soi kèo PAOK vs Slavia Praha, 3h00 ngày 24/1: Vé sớm cho chủ nhà
- ·Hà Nội quét mã QR kiểm soát người vào sân Mỹ Đình cổ vũ đội tuyển Việt Nam