Vùng cổ họng bệnh nhân biến dạng vì khối u (Ảnh: BV).
Bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt trọn hầu - thực quản cổ - thanh quản, sụn giáp, cơ trước giáp thành một khối và nạo hạch cổ hai bên. Sau đó, ekip khoa Ngoại Ngực - Bụng, Ngoại Đầu cổ - Hàm mặt đã phối hợp lấy đoạn hỗng tràng (ruột non) cuống mạch máu đôi, theo kỹ thuật đã được cập nhật từ Viện Ung thư Quốc tế Osaka (Nhật Bản).
Nhằm đạt tỷ lệ thành công 100%, ekip tạo hình - vi phẫu thực hiện khâu nối hai cuống mạch máu, sau đó tiến hành tái tạo hầu - thực quản cổ bằng vạt hỗng tràng tự do.
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát mỗi 2-3 giờ trong vòng 72 giờ đầu tiên, và mỗi 6 giờ trong 5 ngày sau đó. Trong quá trình hồi phục, người đàn ông được tiến hành tập vật lý trị liệu và thăm khám dinh dưỡng liên tục. Sau 18 ngày điều trị, vết mổ lành tốt, bệnh nhân đã có thể uống nước.
Kết quả chụp CT kiểm tra sau đó cho thấy, ống tiêu hóa của bệnh nhân sau tái tạo hoạt động tốt, không có dấu hiệu xì rò đoạn hầu - thực quản đã được tái tạo. Dự kiến, người đàn ông sẽ tiếp tục được xạ - hóa trị, nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.
Phó giáo sư Nguyễn Anh Khôi, Trưởng khoa Ngoại - Đầu cổ - Hàm mặt cho biết, ung thư hạ hầu chiếm 3-4% ung thư vùng đầu và cổ. Đáng chú ý, khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn 4. Bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ khoảng 35%.
Bệnh có đặc điểm là bướu đa ổ, di căn hạch cổ sớm. Để điều trị ung thư hạ hầu cần có sự kết hợp của nhiều chuyên khoa, gồm phẫu thuật ung thư - tạo hình, xạ trị, nội khoa ung thư, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và dinh dưỡng.
Phẫu thuật trong ung thư hạ hầu được khuyến cáo với diện cắt rộng 2-3 cm, do đó sẽ tạo ra khuyết hổng rất lớn, chiếm trọn chu vi hầu - thực quản.
Sau phẫu thuật điều trị, phẫu thuật tái tạo là bắt buộc để phục hồi lại chức năng sống cơ bản của người bệnh. Nhưng đây là phẫu thuật rất phức tạp, chỉ có thể được thực hiện tại những trung tâm ung bướu có đầy đủ các chuyên khoa và được trang bị hiện đại.
Theo Phó giáo sư Khôi, trước đây để điều trị ung thư hạ hầu, bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt rộng hạn chế và xạ trị, nhưng hiệu quả thường rất kém. Phương pháp tái tạo hầu - thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi giúp bác sĩ có thể cắt rộng tối đa và tái tạo lại ống tiêu hóa sinh lý nhất cho bệnh nhân.
" alt=""/>Loại ung thư 77% ca vào viện đã ở giai đoạn 4: Lâm nguy sau cơn nuốt nghẹnĂn thịt cóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gây ngộ độc (Ảnh: SKĐS).
Sau ăn, cả 2 anh em có biểu hiện khó thở, tím tái và được người thân phát hiện, đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, người anh đã tử vong vào tối cùng ngày, còn người em gái đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
"Bình thường người dân trong vùng chúng tôi vẫn ăn thịt cóc, có thể do các cháu nhỏ đã nấu nhưng không sơ chế kỹ. Ăn trúng nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc đều có thể bị ngộ độc", vị lãnh đạo xã Ea Knuếc chia sẻ.
Được biết, gia đình của các nạn nhân đều rất khó khăn nên đã được một đơn vị hỗ trợ hòm 0 đồng và phía chính quyền địa phương cũng đến thăm hỏi, hỗ trợ công tác mai táng.
" alt=""/>Anh tử vong, em gái 5 tuổi nguy kịch sau khi ăn thịt cócCác bác sĩ tiến hành phẫu thuật ruột cho em bé vừa chào đời (Ảnh: BV).
Đoạn ruột còn lại của bé thoát phân su và nước ối vào ổ bụng, tạo thành một nang lớn chiếm gần hết nửa bụng phải. Các bác sĩ nhận định, dù là ca khó nhưng bé sơ sinh nặng 2kg, ổ bụng dơ, ruột dính nhiều, cần phải phẫu thuật nhanh chóng để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng, hạ thân nhiệt trẻ.
5 ngày sau khi ca mổ diễn ra thuận lợi, em bé dần hồi phục, bú sữa được, tình trạng nhiễm trùng ổn định.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ, viêm phúc mạc bào thai có nguyên nhân chủ yếu là do tắc ruột, hoặc do tổn thương mạch máu tới ruột non.
Bên cạnh đó, xoắn ruột, thoát vị nội ruột, dây chằng ruột bẩm sinh, túi thừa Meckel đường tiêu hóa, bệnh Hirschsprung, bệnh xơ nang... cũng là các tình trạng có thể gây viêm phúc mạc bào thai.
Theo bác sĩ Thạch, điều trị viêm phúc mạc bào thai nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa và nhi khoa để mang lại kết quả tốt nhất. Việc chẩn đoán sớm tình hình sẽ giúp các bác sĩ chủ động, có kế hoạch điều trị đúng, kịp thời cho trẻ, nhằm tránh các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.
" alt=""/>Trong đêm, bác sĩ 2 bệnh viện ở TPHCM cấp cứu em bé vừa sinh ra đã vỡ ruột