您的当前位置:首页 > Công nghệ > Bà mẹ Nhật ở làng Hy Vọng 正文

Bà mẹ Nhật ở làng Hy Vọng

时间:2025-01-22 12:11:53 来源:网络整理 编辑:Công nghệ

核心提示

Nụ cười của những đứa trẻ ở làng Hy Vọng – mái ấm nuôi dưỡng trẻ em nghèo,àmẹNhậtởlàngHyVọbóng đá wobóng đá world cupbóng đá world cup、、

Nụ cười của những đứa trẻ ở làng Hy Vọng – mái ấm nuôi dưỡng trẻ em nghèo,àmẹNhậtởlàngHyVọbóng đá world cup mồ côi, khuyết tật trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam trở nên rạng rỡ khi thấy bóng dáng mảnh khảnh của người phụ nữ Nhật xuất hiện. Gần 15 năm nay, bà sống chung với các “con” như một đại gia đình hạnh phúc.

Bà là Wantanabe Misato, 61 tuổi, người Nhật thuộc tổ chức Hội Phụ nữ Dân chủ Nhật Bản (gọi tắt là Femin) đang làm việc tại Đà Nẵng với vai trò là người đại diện đỡ đầu cho Làng trẻ em Hy Vọng.

{ keywords}

Bà Wantanabe Misato (bìa trái) cùng bạn bè trong một buổi giao lưu với các con lại làng Hy Vọng

Hết lòng vì các con

Vốn là một cô giáo của xứ sở Hoa anh đào, năm 2000 bà Misato theo một tour du lịch cùng hội Femin đến làng Hy Vọng. Những hoàn cảnh đáng thương, những ánh mắt khát khao tình thương của các bé đã níu chân bà ở lại với Đà Nẵng, làm mẹ của nhiều đứa trẻ thiệt thòi suốt 15 năm qua. “Đó là những đứa trẻ có đôi mắt rất đẹp. Lúc chúng nhìn tôi, tôi cảm nhận được sự khao khát mãnh liệt trong các đôi mắt ấy. Vì thế, sau khi về nước, tôi quyết định xin nghỉ dạy và xin quay trở lại giúp các em”. – bà Wantanabe Misato nhớ lại.

Từ năm 2005 đến nay, cứ đều đặn mỗi tháng một lần, bà lại đến với những đứa trẻ ở làng Hy Vọng. Có những đứa trẻ tàn tật chỉ có thể nói bằng ngôn ngữ bàn tay, chúng gọi bà bằng “mẹ” và sà vào lòng bà làm nũng mỗi khi bà chơi cùng. Công việc hằng ngày của bà tại làng Hy Vọng là giúp những đứa trẻ được học hành; dạy kỹ năng mềm; hướng dẫn làm thiệp, mộc, may vá,… với mong muốn sau khi rời làng, các con có cái nghề để có thể tự nuôi sống bản thân.

Chắp cánh

{ keywords}

Bà Wantanabe Misato bên các con tại xưởng may ART Sakura

15 năm làm việc ở làng Hy Vọng, bà và hội Femin đã giúp đỡ, cưu mang cho hơn 120 trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật. Trong số đó, có 80 em đã tốt nghiệp CĐ, ĐH, 2 em được nhận học bổng sang Nhật du học.

Trong quãng thời gian gắn bó với các con, bà Misato luôn canh cánh nỗi băn khoăn, đó là các con của bà sẽ về đâu sau khi đến tuổi rời làng. Thế rồi, quán cà phê mang tên Sakura Friends Café (số 125, đường Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng) ra đời không chỉ là nơi gặp gỡ giao lưu văn hóa Việt – Nhật mà còn là nơi tạo công ăn việc làm cho 10 đứa trẻ lớn lên từ làng Hy Vọng.

Đến quán Sakura Friends Café, khó ai có thể hình dung Nguyễn Thị Bích Phượng (21 tuổi, hiện đang là sinh viên năm 3 ĐH Kinh tế Đà Nẵng đã từng gắn bó với mái ấm Hy Vọng suốt 13 năm. Quê ở huyện Quế Sơn, Quảng Nam, nhà có 5 anh em nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2006, bố Phượng bị tai nạn qua đời, một mình mẹ không thể nuôi một lúc 5 người con nên đã gửi em vào làng Hy Vọng.

Ngoài việc mở quán cà phê, bà Wantanabe Misato còn chủ trương mở xưởng may ART Sakura để tạo điều kiện cho các con có nơi làm việc. Xưởng may do bà Wantanabe quản lý hiện đang tạo việc làm cho 7 bạn trẻ chủ yếu mồ côi, khiếm thính sau khi rời làng Hy Vọng. Trong xưởng may ART Sakura, cô gái nhỏ nhắn Hồ Thị Hiền đang thoăn thoắt với các đường chỉ khéo léo. Khó ai hình dung Hiền năm nay đã 33 tuổi. Hiền cũng có tuổi thơ không mấy tròn trịa như bao đứa trẻ khác ở làng. Mồ côi cha mẹ khi còn nhỏ, năm 13 tuổi, Hiền được giới thiệu vào làng Hy Vọng. Tại đây, Hiền học hết THPT và được tạo điều kiện học nghề may. Năm 2013, sau 10 năm sinh sống trong mái nhà tình thương, Hiền được bà Wantanabe Misato để ý và đem về xưởng may ART Sakura làm việc với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Hiện tại, Hiền đang có cuộc sống hạnh phúc bên chồng và hai cô con gái xinh xắn. Nói về bà Wantanabe Misato, Hiền không giấu nổi xúc động: “Chẳng bao giờ mình dám mơ có một cuộc sống đủ đầy như bây giờ. Cuộc sống không khá giả nhưng mình luôn có chồng, con bên cạnh. Tất cả những điều đó đều nhờ mẹ Misato”.

Đối với các con có cơ hội đi du học, bà Misato bày tỏ mong muốn sau khi học xong, các con quay lại Việt Nam để phục vụ cho quê hương, đất nước. “Các con có đôi cánh dài nên các con có thể tự do lựa chọn những vùng trời mới. Nhưng ở quê hương, ở làng Hy Vọng còn rất nhiều hoàn cảnh cần được giúp đỡ. Vì thế nếu các con quay trở lại giúp các em thế hệ sau thì đó là điều tuyệt vời” – bà Misato nói.

Hiện tại, bà Misato đang sống chung dưới một mái nhà với gần 20 người con lớn lên từ làng Hy Vọng. Trong bữa cơm tối thân mật quây quần bên các con, bà Misato vui vẻ: “Đấy, đại gia đình của tôi đấy. Chúng đáng yêu như vậy, ai nỡ nào mà rời xa”.

Làng Hy Vọng thuộc Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo, bất hạnh TP Đà Nẵng, được thành lập năm 1993. Năm 1996 làng bắt đầu nhận sự tài trợ của Hội phụ nữ Dân chủ Nhật Bản (Femin) dưới hình thức đỡ đầu cho các trẻ em ở đây.

(Theo Đào Phan/Tiền Phong)