Tối 14/11,ẻbíquyếtđánhbạgiá vàng hôm nay vàng 9999 Sinner đánh bại Djokovic 7-5, 6-7, 7-6 để dẫn đầu bảng Xanh ATP Finals 2023. Tay vợt Italy sẽ gặp Holger Rune ở lượt trận cuối lúc 03h00 ngày 17/11.
Nếu Sinner thắng Rune hoặc Djokovic không thể hạ Hubert Hurkacz 2-0 ở trận đấu sớm lúc 20h30 ngày 16/11, Sinner sẽ vào bán kết.
Sinner đang đạt phong độ cao mùa giải năm nay (Ảnh: AP).
Jannik Sinner không giấu được sự phấn khích khi đánh bại Djokovic: "Việc đánh bại người sở hữu 24 Grand Slam rõ ràng là kết quả tốt nhất tôi từng có. Tôi đã thích nghi nhanh với trận đấu và có chiến thuật hợp lý trong hơn 3 tiếng thi đấu.
Tôi cảm thấy tự tin ở trận đấu này. Tôi dũng cảm đưa ra quyết định ở thời điểm quan trọng, đặc biệt trong set ba. Hai chúng tôi đều giao bóng tốt, đánh bóng bền nhiều và cơ hội vượt lên không nhiều, nhưng tôi đã giành chiến thắng".
Sau 4 trận toàn thua trước đó, Sinner đã có lần đầu tiên thắng khi đối đầu Djokovic. Tay vợt 22 tuổi người Italy đã thắng 59 trận ở mùa giải năm nay và anh từng hạ Alcaraz ở bán kết Miami Open hồi tháng 3.
Djokovic cũng đánh giá cao đẳng cấp của Sinner: "Sinner xứng đáng thắng vì cậu ấy đã chơi tuyệt vời. Jannik quả cảm, tràn đầy năng lượng và sự quyết tâm.
Tôi không quyết đoán bằng cậu ấy khi đứng trước cơ hội tạo nên khác biệt. Dù sao chúng tôi đã cống hiến trận đấu hấp dẫn tại ATP Finals".
Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An muốn chuyển đổi công năng sử dụng khu nhà ở nhân viên thành khu khách sạn lưu trú, du lịch
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó nhu cầu lưu trú của nhân viên tại dự án ở mức rất thấp, dẫn đến công suất hoạt động của khu nhà ở nhân viên bị lãng phí, kém hiệu quả, trong khi đó chi phí duy trì hoạt động, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng công trình rất tốn kém. Đồng thời chất lượng công trình, trang thiết bị không được sử dụng thường xuyên sẽ nhanh chóng bị xuống cấp theo thời gian.
Vì vậy, Công ty Nam Hội An mong muốn chuyển đổi công năng sử dụng khu nhà ở nhân viên thành khu khách sạn lưu trú, du lịch.
Được biết, khu nhà ở nhân viên (gói 7) có diện tích khoảng 32.988 m2. Cơ cấu sử dụng đất gồm mật độ xây dựng 40%, diện tích sàn 52.737 m2, tầng cao tối đa 13 tầng, hệ số sử dụng đất là 1,6.
Công ty Nam Hội An đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét, cho phép điều chỉnh tên và chức năng khu nhà ở nhân viên tại đồ án quy hoạch 1/500 đã được UBND tỉnh phê duyệt thành khu khách sạn lưu trú, du lịch để công ty có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
Liên quan đến đề xuất trên, văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan kiểm tra, tham mưu UBND tỉnh xem xét giải quyết.
Đề xuất tăng công trình nhà ở chiếm 61,7% nhà ở thương mại toàn tỉnh
Tại dự án này, trước đó, chủ đầu tư từng đề xuất điều chỉnh tăng số công trình nhà ở để bán và cho thuê từ dưới 2.500 căn nhà ở thành khoảng 22.000 căn nhà ở. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, theo đề nghị của nhà đầu tư, diện tích sàn nhà ở của dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An chiếm đến 61,7% diện tích nhà ở thương mại của toàn tỉnh giai đoạn 2021-2030 (hơn 7,6 triệu/12,4 triệu m2 sàn).
Trong khi đó, theo quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phát triển khoảng hơn 42.800 căn nhà ở thương mại, chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại ở huyện Duy Xuyên là 71,4ha và ở huyện Thăng Bình là 95ha. Dự án Nam Hội An đề xuất được triển khai nội dung nhà ở với diện tích 325,5ha, tổng số nhà ở là 22.000 căn là lớn hơn nhiều so với nhu cầu phát triển nhà ở của địa phương.
Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án chưa làm rõ sự phù hợp của dự án với kế hoạch, chỉ tiêu, số lượng, tổng diện tích phát triển nhà ở của tỉnh. Đặc biệt đối với huyện Duy Xuyên, huyện Thăng Bình và các địa bàn lân cận trong giai đoạn từ nay đến năm 2029.
Cùng với đó, hồ sơ dự án cũng chưa thể hiện rõ giải pháp đảm bảo khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án.
Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Dự án) được UBND tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 10/12/2010, chứng nhận thay đổi lần 1 vào ngày 23/3/2015, Ban kinh tế mở Chu Lai cấp Giấy chứng nhận thay đổi lần 2 vào ngày 02/8/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam chứng nhận thay đổi lần 3 vào ngày 28/9/2020.
Dự án có diện tích 985,6ha, thuộc địa phận xã Duy Hải, Duy Nghĩa (huyện Duy Xuyên) và Bình Dương (huyện Thăng Bình). Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An, thuộc Tập đoàn VinaCapital. Dự án được chia thành 7 giai đoạn với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD. Giai đoạn 1 được phát triển trên diện tích 163ha với mức đầu tư 500 triệu USD gồm các hạng mục: sân golf 18 lỗ có tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, khu nghỉ dưỡng 1.000 phòng, đã đi vào hoạt động.
Thuận Phong
Bộ Công an phản đối chuyển đổi hợp thức condotel thành nhà ở
Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các địa phương tăng cường quản lý việc quy hoạch, cấp phép sử dụng đất, cấp phép xây dựng… không phát triển thêm dự án condotel, không hợp thức các loại hình này thành nhà ở.
" alt="Dự án Nam Hội An muốn chuyển khu nhà nhân viên làm khách sạn"/>
Dự án Đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (quận Hoàng Mai) được triển khai theo hình thức BT, trong đó vốn đối ứng là khu đô thị The Manor Central Park (Ảnh Reatimes).
Tổ công tác có trách nhiệm tham mưu UBND TP. Hà Nội chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu UBND TP báo cáo Thủ tướng và Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, TTCP đã có kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trên địa bàn Hà Nội. Trong đó tập trung kiểm tra 7 dự án về giao thông, môi trường thực hiện theo hình thức hợp đồng BT.
7 dự án TTCP “điểm danh” gồm: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; Dự án Đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài; Dự án Đầu tư xây dựng đường trục Nam tỉnh Hà Tây; Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương; Dự án Đầu tư xây dựng đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đoạn qua địa phận Hà Nội.
Theo kết luận TTCP, trong giai đoạn 2008-2012, UBND TP Hà Nội chưa thực hiện đúng việc lập, phê duyệt, công bố danh mục các dự án theo quy định gây ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà đầu tư. Việc không tuân thủ quy định dẫn đến các thông tin cần thiết về chủ trương đầu tư, các lĩnh vực, dự án kêu gọi đầu tư không được công bố rộng rãi, dẫn đến hạn chế số lượng nhà đầu tư, giảm tính minh bạch và cạnh tranh công bằng.
Tại thời điểm thanh tra có 15 dự án theo hình thức BT nhưng chỉ một dự án thực hiện đấu thầu, còn lại đều là chỉ định thầu.
Kết luận thanh tra nêu nhiều nhà đầu tư được lựa chọn “có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo như Công ty CP Tasco đối với dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương; Công ty Bitexco với dự án đường bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An”.
Hầu hết dự án bị chậm tiến độ và nguyên nhân được xác định do chủ đầu tư không đủ năng lực huy động vốn, vốn chủ sở hữu không đảm bảo giải ngân theo tiến độ cam kết như Dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ…
Kết luận cũng nêu, “một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án BT đã được UBND TP Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt, chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất”.
Theo TTCP, việc giám sát thực hiện hợp đồng của UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện phải gia hạn hợp đồng làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách kịp thời như mục tiêu đề ra.
TTCP “điểm danh” nhiều dự án bao gồm Dự án Nhà máy nước Yên Sở (kéo dài thêm 18 tháng, chi phí phát sinh thêm 11,5 triệu USD); dự án đường Lê Văn Lương kéo dài; dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương; dự án bao quanh khu tưởng niệm Chu Văn An; Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên; dự án nút giao thông Long Biên.
Dự án đường Lê Đức Thọ-Xuân Phương: Công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chĩnh ác do áp dụng định mức, đơn giá và tính toán khối lượng không đúng làm tăng giá trị hợp đồng BT là 19,5 tỷ đồng.
Dự án bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An cũng mắc sai phạm khi công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán thiết kế thi công, tổng vốn đầu tư không chính xác khiến số tiền tăng lên tới hơn 28 tỷ đồng.
Tương tự là dự án nút giao thông Long Biên, tổng mức tăng giá trị lên tới hơn 70 tỷ đồng do tính toán sai công tác thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, áp dụng đơn giá...
Dự án liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên bị tăng giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh là 14,4 tỷ đồng.
Đối với dự án đường trục phí Nam tỉnh Hà Tây cũ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 920 tỷ trong tổng vốn đầu tư dự án BT là chưa có cơ sở. Điều này dẫn đến việc xác định giá trị tổng vốn đầu tư để ký hợp đồng sai tăng 920 tỷ, gây ảnh hưởng lớn đến việc xác định giá trị để giao đất của các dự án khác đối ứng dự án BT.
Tương tự, đường Lê Văn Lương kéo dài thi công một số hạng mục cầu vượt Sông Nhuệ, phát sinh gần 8 tỷ đồng do tăng mật độ cọc.
Hồng Khanh
Nhiều dự án BT, BOT nghìn tỷ ở Hà Nội ‘dính’ sai phạm
Hàng loạt dự án BT, BOT nghìn tỷ được “điểm danh” với những sai phạm nghiêm trọng.
" alt="Hà Nội lập tổ kiểm tra thực hiện thanh tra các dự án BT, BOT"/>
Tại khu Đông Sài Gòn, từ đầu năm đến nay, nguồn cung căn hộ mới từ các dự án như Saigon Gateway, Him Lam Phú An, Jamila… đều có mức giá phổ biến trên dưới 1,5 tỷ/căn. Dự án mới Lavita Charm, có mức giá chỉ khoảng 1,3 tỷ/căn hộ 2 phòng ngủ, ghi nhận số lượng khách hàng đặt mua hơn 700 chỉ sau chưa đầy 1 tháng công bố.
Dự kiến, trong quý 3/2017, khu Bắc Sài Gòn sẽ đón nhận nguồn cung mới từ dự án Roxana Plaza, số lượng 1.174 căn hộ, giá khoảng 1 tỷ/căn. Đây là dự án có quy mô khá lớn, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ trong tầm giá đang khan hiếm.
Cũng trong phân khúc này, hồi cuối năm 2016, Vingroup đã công bố sẽ phát triển dự án mang thương hiệu VinCity tại quận 9 quy mô gần 300ha. Với mức giá chỉ từ 700 triệu/căn, đây là những dự án khủng, có thể thay đổi tương quan cung cầu. Tuy nhiên, ngoài việc các đơn vị môi giới thi nhau tuyển quân, mở sàn bất động sản đón đầu, thì chủ đầu tư vẫn chưa có thông tin chính thức về thời điểm ra hàng.
Căn hộ xác lập mặt bằng giá mới
Khoảng 2 năm trước đây, căn hộ giá rẻ được ngầm hiểu là mức giá dưới 1 tỷ/căn, thì nay đã thay bằng mức giá tầm trên dưới 1,5 tỷ. Lý giải về điều này, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty Địa ốc Trường Phát, cho rằng, có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhấtlà yếu tố lạm phát cộng dồn qua các năm. Thứ 2là nhiều doanh nghiệp tranh thủ lúc thị trường tốt để bung hàng giá cao, tối ưu lợi nhuận, nên hàng giá rẻ sẽ ít. Thứ 3là kỳ vọng về lợi nhuận của doanh nghiệp khi thị trường tốt cũng cao hơn, nên mức giá bán ra sẽ cao hơn thời điểm thị trường trầm lắng.
Ông Lê Sỹ Nam, Tổng Giám đốc Công ty Nhà Thời Đại, cho biết, ngay như quận 8, nơi được xem là có mặt bằng giá khá rẻ, nhưng khảo sát khoảng 10 dự án trong khu vực, thì mức giá phổ biến là trên 20 triệu/m2, thậm chí có dự án giá lên đến 30 triệu/m2. Mức giá từ 15 triệu đồng/m2 như Heaven Riverview chỉ là cá biệt, do quỹ đất rẻ được chủ đầu tư gom từ 10 năm trước và dự án không vay ngân hàng.
“Nhà giá rẻ hiện nay đã không còn rẻ. Nhu cầu thực về nhà ở của người dân còn rất lớn. Tuy nhiên, mức giá bán căn hộ đang vượt tầm khả năng thanh toán của nhiều khách hàng. Đối với doanh nghiệp, khi mọi chi phí không thể cắt giảm, cách duy nhất để hạ giá bán là giảm diện tích căn hộ. Hiện tại, vấn đề này vẫn chỉ dừng ở mức thí điểm, chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh. Do vậy, để giải quyết bài toán này phải bắt đầu từ cơ chế, chính sách và hàng lang pháp lý” - ông Nam chia sẻ.
Được biết, cuối tháng 7/2017, UBND TP.HCM cũng đã ban hành kế hoạch phát triển và quản lý nhà ở dành cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, sẽ phấn đấu xây dựng khoảng 20.000 căn nhà ở xã hội, có giá từ 300 triệu đồng đến khoảng 1 tỷ đồng, để phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng. Đây được xem là nỗ lực mới của chính quyền TP.HCM để đưa giá bán căn hộ về sát khả năng chi trả của người thu nhập thấp.
Quốc Tuấn
Nghịch lý thị trường căn hộ giá rẻ
Sự “thất thế”của nhà giá rẻ thể hiện qua việc nhiều khách hàng đã không còn hào hứng căn hộ kiểu này.
" alt="Căn hộ trên dưới 1 tỷ ngày càng khan hiếm"/>