![](<p class=)
- Đại diện Trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) xác nhận tiếp nhận phản ánh cô giáo của trường xử phạt học sinh bằng cách cho bạn cùng lớp tát 50 cái.Trong khi dư luận chưa hết bức xúc vì sự việc một học sinh ở Quảng Bình bị các bạn trong lớp tát theo yêu cầu của cô giáo thì mới đây thêm thông tin giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tại Trường Tiểu học Quang Trung (TP Hà Nội) cũng đã có hành vi tương tự khi yêu cầu học sinh tát bạn.
Sự việc được xác định xảy ra ở lớp 2A5. Sự việc bắt nguồn từ việc em P. mắc lỗi “nói bậy” và cô chủ nhiệm lớp đã yêu cầu một học sinh tát vào mặt P. 50 cái.
Tuy nhiên, sau khi bạn tát đến cái thứ 20 thì P. khóc lớn và đau đớn nên cô giáo này mới yêu cầu dừng lại.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/12/05/13/xac-minh-viec-hoc-sinh-lop-2-bi-ban-tat-20-cai-theo-yeu-cau-co-giao.jpg) |
Trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) nơi được phản ánh về vụ việc. |
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thu Hà, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết nhà trường đã nắm bắt được thông tin phán ánh. Hiện nhà trường đang xác minh thông tin vụ việc và sẽ có trả lời sớm nhất về vụ việc tới các cơ quan, ban ngành liên quan.
Bà Lê Anh Vân, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, nhà trường nhận được thông tin phản ánh về vụ việc vào chiều hôm qua 4/12.
Sau khi tiếp nhận phản ánh, nhà trường đã làm đúng theo quy định. Hiện, trường đang yêu cầu cô giáo chủ nhiệm lớp 2A5 làm bản tường trình. “Ban đầu khi tiếp nhận thông tin như vậy, cô giáo cũng tỏ ra rất hoảng hốt”, bà Vân nói.
Theo bà Vân, nếu có sai phạm, quan điểm của nhà trường sẽ xử lý nghiêm.
Trao đổi với VietNamNet chiều tối 5/12, ông Tạ Ngọc Thắng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa cho hay theo như tường trình thì cô không chủ đích yêu cầu học sinh tát bạn mà xuất phát từ câu nói bâng quơ bỗ bã.
“Trong giờ hướng dẫn học sinh tự học, hai học sinh mất trật tự, lộn xộn trong lúc tất cả các bạn đang tự học, trao đổi với nhau.
Lúc học sinh đang mất trật tự, cô giáo bỗ bã nói bâng quơ “mất trật tự thì tát cho nó một cái” và thế là em học sinh kia đã tát cháu P. Nhưng dù gì thì cũng phải có cơ sở thì học sinh mới dám tát bạn và chúng tôi vẫn đang xác minh việc đó. Đó là theo lời cô tường trình còn việc xác minh thì cần thêm thời gian”, ông Thắng nói.
Trước câu hỏi điều này có vẻ trái ngược với hình phạt 50 cái tát như phản ánh, ông Thắng cho hay việc đó chưa xác minh được.
Trên cơ sở tường trình của cô giáo chủ nhiệm lớp 2A5, phòng GD-ĐT đã báo cáo quận Đống Đa để xin ý kiến.
Hiện, cô giáo đã bị tạm đình chỉ và phòng đã yêu cầu nhà trường điều động giáo viên thay thế phụ trách chủ nhiệm lớp trong thời gian xử lý vụ việc, ổn định lớp học.
Cháu P hiện vẫn đi học bình thường và không gặp bất cứ vấn đề gì về mặt tâm lý.
Nhà trường cũng đã đến xin lỗi, hỏi thăm và động viên gia đình.
Thanh Hùng
![Kiểm điểm nhà trường, thu hồi toàn bộ "lời khai" của học sinh về vụ 231 cái tát](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/12/03/10/truong-cho-hoc-sinh-viet-phieu-dieu-tra-vu-231-cai-tat.jpg?w=145&h=101)
Kiểm điểm nhà trường, thu hồi toàn bộ "lời khai" của học sinh về vụ 231 cái tát
Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh đã yêu cầu thu hồi và xử lý toàn bộ những bản khai của học sinh đã viết, kiểm điểm nghiêm túc về việc làm sai trái, không đúng thẩm quyền của nhà trường.
" alt=""/>Xác minh việc học sinh lớp 2 bị bạn tát 20 cái theo yêu cầu cô giáo
![](<p><strong>)
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/12/03/16/20151203162446-olympia1.jpg)
|
Nguyễn Thành Vinh trong phim Phía trước là bầu trời |
Nguyễn Thành Vinh là Á quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên (Ngọc Minh là quán quân). Lúc đó, Vinh là học sinh chuyên Hóa trường chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa.
Sau đó, Vinh giành được học bổng của chính phủ Úc và tiếp tục con đường du học, trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ tuổi nhất của Việt Nam ở nước ngoài.
Vinh khá quen thuộc khi đã vào vai chàng sinh viên tên Nam trong phim truyền hình “Phía trước là bầu trời”. Hiện anh có một công việc tốt ở Úc và có một cuộc sống rất hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình ở xứ sở này.
Người làm chuyên môn cần môi trường để làm việc
Là dân Olympia mùa đầu tiên cùng với Doãn Minh Đăng. Hẳn anh có theo dõi vụ lùm xùm liên quan đến thầy Đăng với nhà trường ở Cần Thơ vừa qua chứ?
Tôi có biết vụ này từ trước và cũng có dẫn vụ việc lên facebook của mình. Nhắc đến anh Đăng hầu hết dân Olympia mùa đầu ai cũng biết và ai cũng quý anh ấy.
Anh Đăng hơn tôi một tuổi. Anh ấy trẻ trung nhiệt huyết và đã gây được một ấn tượng đặc biệt về kiến thức, tư duy. Và trên hết, anh Đăng như một người anh cả bởi sự già dặn chín chắn, với lối hành xử rất người lớn, rất đàng hoàng.
Có thể trong thành tích của cuộc thi mà chúng tôi được vinh danh, anh Đăng không có nhiều điều đáng nói nhưng những kiến thức chuyên môn sau này của anh Đăng, quả thật rất đáng nể.
Anh ấy đi học ở Hà Lan, học Tiến sĩ rồi về nước làm việc. Chúng tôi cũng hơi bất ngờ.
Sự bất ngờ phải chăng là vì Đăng là một trong số hiếm hoi dân Olympia đi du học mà trở về còn đa số là tìm cơ hội làm việc ở nước ngoài?
Cái này tôi phải nói rõ, thực ra dân Olympia có cơ hội du học bằng chương trình ấy thì chỉ có quán quân thôi. Á quân đa số phải tự xin học bổng, hoặc theo một chương trình nào đó của địa phương.
Hồi xưa tôi đi du học, tôi xin học bổng của chính phủ Úc.
Cho đến năm nay, quán quân có 15 người, không biết 2 bạn mới đã đi chưa. Nhưng Á quân, có người xin được học bổng, có người không như đa số mọi người đều nỗ lực xin học bổng đã đi du học cả và cũng không nhiều người trở về nước làm việc.
Khi chúng tôi đã đi du học, nhất là những người chọn con đường làm chuyên môn nghiên cứu thì ít ai quay về. Đó là điều tôi bất ngờ ở trường hợp của anh Đăng. Dĩ nhiên, mỗi người có một lý do để về, điều này tôi không ý kiến.
Anh có thể cho biết lý do tại sao anh không quay về?
Tôi cũng định quay về sau khi học xong đại học. Nhưng khi đó tôi nhận thấy tôi không có một cơ hội công việc nào rõ ràng cả.
Tôi vốn thích làm nghiên cứu nên tôi tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ở lại học tiếp. Rồi tôi chuyên tâm với con đường nghiên cứu giảng dạy, nên về Việt Nam khó cho tôi làm được trọn vẹn con đường tôi chọn nên tôi quyết định ở lại nước ngoài.
Có cực đoan quá không vì cũng rất nhiều người trở về và thành đạt đấy chứ, thưa anh?
Tôi vẫn nhắc lại mọi người có một lựa chọn nhưng như tôi hay anh Đăng đều chọn làm chuyên môn. Dân chuyên môn thì cần môi trường chuyên môn đúng nghĩa chứ không phải thành ông này bà nọ.
Tôi thấy suy nghĩ của tôi và cơ chế giáo dục của nước nhà không thực sự gặp nhau. Đó là lý do lớn nhất mà mỗi lần nghĩ đến chuyện quay về tôi đều cảm thấy khó có thể ổn.
Những cái tôi muốn thực hiện chắc chắn sẽ khó thực hiện, khó phù hợp. Mà khó phù hợp thì rất dễ làm mất thời gian của cả đôi bên.
Tôi đã từng tự hỏi mình rồi tự trả lời rằng nếu học xong đại học mà về ngay thì chắc chắn tôi không làm nghiên cứu nhưng nếu tốt nghiệp tiến sĩ mà về thì chắc chắn tôi sẽ theo đuổi con đường nghiên cứu.
Khi làm tiến sĩ xong, nếu tôi về chắc là dạy học ở một trường đại học nào đó. Con đường nghiên cứu chắc sẽ khó rộng mở với tôi.
Lương thì như anh cũng biết, mấy triệu một tháng. Muốn sống khỏe, muốn lo được cho gia đình thì chắc phải dạy thêm, làm thêm một số thứ như các giảng viên khác vẫn làm để kiếm thêm thu nhập thôi.
Tức là anh sợ mình bị lãng phí nếu quay về?
Lãng phí thì rõ ràng rồi. Vì chúng tôi đã bỏ hết tuổi trẻ ra để học, để đeo đuổi một con đường và muốn làm những thứ chuyên môn đúng nghĩa nhưng ở Việt Nam thì chắc chắn là khó làm được.
Nhưng còn những lý do khác. Thứ nhất, cuộc sống bên này sẽ tốt hơn cho những ai đã học xong. Gia đình tôi sẽ sống thoải mái hơn và các con tôi sẽ được hưởng một nền giáo dục tốt hơn.
Và, điều kiện, môi trường làm việc chắc chắn tốt hơn.
Bên này, tôi không phải lo lắng đến việc phải làm thêm một cái gì đó để sống cả. Làm đúng công việc của mình có thể sống khỏe, sống yên. Những người có chuyên môn chỉ cần sống với chuyên môn, không cần phải chạy đua chức tước hay gì cả.
Nên, tôi hoàn toàn hiểu lựa chọn của anh Đăng khi mà từ chối những thứ tưởng như là rất tốt đẹp mà nhà trường nơi anh ấy giảng dạy, muốn dành cho anh ấy.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2015/12/03/16/20151203162752-olympia2.jpg)
|
Gia đình hạnh phúc của Nguyễn Thành Vinh |
Nên nghĩ rộng hơn khái niệm quê hương và cống hiến
Anh có nhắc đến vợ con trong lựa chọn của anh. Phải chăng, lý do ở lại của anh còn là cả vấn đề an sinh xã hội?
Tôi phải nghĩ đến con tôi. Về mặt giáo dục, y tế và về mặt tương lai của các con nữa.
Khi người ta đưa ra khái niệm cống hiến cho đất nước, anh thấy thế nào?
Nói chung nơi nào tốt hơn thì cứ thế làm việc thôi vì trong lĩnh vực mà tôi làm việc thì làm ở đâu cũng là cống hiến. Tôi ở Mỹ hay Úc hay bất cứ nước nào thì cũng đóng góp cho nhân loại.
Đừng tự bó hẹp không gian sống của mình khi thế giới là của chung và chúng ta có những người Việt đáng tự hào khi họ thành công ở nước ngoài
Còn ủng hộ cho Việt Nam thì tôi có nhiều cách, không nhất thiết là phải về. Nếu tôi có học bổng làm Tiến sĩ thì có thể mời sinh viên Việt Nam sang. Nhóm tôi bây giờ cũng có một sinh viên Việt Nam sang làm Tiến sĩ.
Hay có những dự án liên kết với Việt Nam như dự án với viện khoa học vật liệu chẳng hạn, chúng tôi vẫn hợp tác tốt.
Còn nếu trở về để làm một người bình thường như bao nhiêu người khác và sự đóng góp của mình bị giảm thiểu đến mức thấp nhất thì tại sao phải chọn con đường trở về?
Còn nếu ai đó hỏi tôi khái niệm tình yêu quê hương trong sự trở về đó, tôi nói ngắn gọn thế này: quê hương- yêu thì vẫn yêu nhưng mà công việc và tình yêu quê hương là hai việc hoàn toàn khác nhau.
Đem vào bàn cân đó còn nhiều thứ để đo đếm.
Bi kịch nhất của những người giỏi chuyên môn là không được làm chuyên môn của mình. Nhưng ai cũng nghĩ vì chưa được làm nên chưa về thì có cực đoan lắm không anh?
Tôi bắt đầu đi du học 12 năm trước và đi làm ở Đức, rồi về Úc.
Tôi cảm thấy rất thú vị với những nơi tôi đã đi qua, đã từng làm mà cái thú vị đó không phải ở vị thế của một người tự ti dân tộc mà chiêm ngưỡng cái cao sang nào đó như người ta hình dung.
Môi trường làm việc, đời sống an sinh, kiến thức xã hội… đều là những cái mới mà tôi khám phá hàng ngày và nhất là công việc mỗi ngày. Tôi được đam mê, được sáng tạo, được tuyển lựa những thế hệ sinh viên tiên tiến để truyền thụ.
Những điều này về Việt Nam chắc là khó.
Dĩ nhiên, tôi nhắc lại, mỗi người có một lựa chọn và ai cũng phải sống với lựa chọn đó. Một khi họ đã lựa chọn thì chẳng thể phán xét đó là sai hay đúng, đáng tiếc hay là không. Ai ở trong hoàn cảnh của chính họ thì mới có thể hiểu.
Đừng cướp đi nhiệt huyết của những người như anh Đăng
Vậy, nếu anh là Doãn Minh Đăng, anh sẽ làm gì, lúc này?
Tôi muốn nhấn mạnh ý này, cái đáng tiếc nhất của anh Đăng không phải là trở về hay ở lại nước ngoài, mà chính là anh đã lựa chọn như thế mà những tác động từ môi trường làm việc khiến nhiệt huyết biến mất.
Đau hơn, môi trường khiến những người như anh Đăng phải nghi ngờ chính lựa chọn của họ. Nó chẳng khác gì sự hủy hoại.
Những người đã từ bỏ cơ hội ở nước ngoài quay về nước làm việc, theo tôi, họ rất dũng cảm. Như anh Đăng, đã không được làm điều mình muốn làm mà dinh vào ba chuyện linh tinh vớ vẩn, thì mới thực sự lãng phí một con người, một con đường.
Anh có nhận xét gì về chuyện xảy ra với Doãn Minh Đăng không?
Tôi cảm thấy hơi nực cười và vô duyên, vô lý. Từ chuyện nhỏ, như đi một cuộc hội thảo vài ngày, thì từ một phó khoa bị thôi việc không cho giảng dạy nữa, chuyển qua một phòng không liên quan đến chuyên môn.
Tôi không tin nổi. Và không hiểu sao trong môi trường đại học thời nay rồi mà còn những điều như thế.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện
(Theo Hoàng Nguyên Vũ/Tri Thức Trẻ)
Xem thêm:
Cựu thí sinh Olympia:"Tôi từ bỏ mọi cơ hội chỉ để làm khoa học"" alt=""/>Á quân Olympia nêu lý do không trở về nước làm việc